Trang chủKinh tếNông nghiệpChuyển đổi số, giải pháp quan trọng trong bảo vệ, phát triển...

Chuyển đổi số, giải pháp quan trọng trong bảo vệ, phát triển rừng bền vững

Theo ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), việc ứng dụng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao là đòi hỏi tất yếu để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Ngày 15/11, tại Trường Đại học Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT), Cục Lâm nghiệp phối hợp với Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức Hội nghị Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý, sản xuất lâm nghiệp bền vững.

Phát biểu định hướng hội thảo, ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp nhấn mạnh, hiện nay, dư địa diện tích đất để phát triển rừng trồng mới không còn nhiều, do vậy, để nâng cao năng suất, chất lượng gỗ rừng trồng thì việc ứng dụng công nghệ sinh học trong cải thiện chất lượng giống là giải pháp rất quan trọng.

“Hiện nay, năng suất rừng trồng bình quân cả nước mới đạt 15 – 18m3/ha/năm, con số này còn thấp, do vậy, cần chọn tạo các loài cây lập địa, ứng dụng công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng”, ông Bảo nói.

Trong khi đó, ứng dụng chuyển đổi số, các phần mềm trong đo đạc, định vị sẽ có vị trí, vai trò quan trọng trong quản lý, bảo vệ, giám sát, cấp mã số vùng trồng cho các vùng rừng nguyên liệu.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực lâm nghiệp - Ảnh 1.

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) cho rằng, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số sẽ góp phần phát triển lâm nghiệp bền vững. Ảnh: Bảo Thắng.

Báo cáo của Cục Lâm nghiệp cho thấy, lâm nghiệp đã trở thành ngành kinh tế quan trọng với giá trị xuất khẩu đạt trên 13,2 tỷ USD, đóng góp trên 30% tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp, đạt 5% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước (năm 2021 đạt 15,96 tỷ USD, năm 2022 đạt 17,09 tỷ USD, năm 2023 đạt 14,39 tỷ USD); tạo việc làm, nâng cao sinh kế cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, góp phần giữ gìn an ninh quốc phòng, ổn định trật tự xã hội; ngoài ra, rừng còn có vai trò quan trọng trong phòng hộ bảo vệ vùng đầu nguồn, duy trì nguồn nước, bảo vệ vùng ven biển, bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên.

Thời gian qua, ngành lâm nghiệp đã chủ động, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, trong đó có các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số trong lâm nghiệp, đây là xu hướng tất yếu để đảm bảo ngành lâm nghiệp đáp ứng được các yêu cầu hiện đại hóa và phát triển bền vững.

Từ năm 2013, Tổng cục Lâm nghiệp đã xây dựng Hệ thống nền thông tin quản lý ngành lâm nghiệp – gọi tắt là Hệ thống FORMIS. Hệ thống này đóng vai trò là nền tảng (Platform) để tiếp nhận, tích hợp, kết nối các phần mềm/ứng dụng chuyên ngành, phục vụ cho việc cập nhật dữ liệu, hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành lâm nghiệp.

Dữ liệu chuyên ngành lâm nghiệp hiện có đã được cài đặt, tích hợp vào Hệ thống FORMIS gồm: CSDL tài nguyên rừng (được chuẩn hóa, thiết lập CSDL từ kết quả Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc và cập nhật số liệu công bố hiện trạng rừng năm 2017); Dữ liệu điều tra rừng quốc gia 5 chu kỳ: 1990-2010 (Viện Điều tra quy hoạch rừng thực hiện); CSDL về điều kiện lập địa thích hợp cho trồng rừng (Viện Sinh thái và môi trường rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam); CSDL chi trả dịch vụ môi trường rừng; CSDL rừng ven biển; Thông tin mùa vụ trồng rừng; Thông tin các khu rừng đặc dụng.

Hiện nay, các phần mềm chính đang vận hành thường xuyên để cập nhật thông tin, dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành gồm: Phần mềm giám sát đánh giá chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững (Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm và Chi cục Kiểm lâm/Sở NNPTNT các địa phương vận hành, cập nhật hàng tháng các chỉ tiêu thống kê lâm nghiệp và các nhiêm vụ thuộc Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững); Phần mềm theo dõi diễn biến rừng (Cục Kiểm lâm và Chi cục Kiểm lâm các địa phương vận hành, cập nhật thường xuyên về diễn biến rừng); Ứng dụng quản lý điều hành/báo cáo trực tuyến của Cục Lâm nghiệp.

Ngoài ra, các đơn vị trong lĩnh vực lâm nghiệp đã xây dựng và ứng dụng công nghệ 4.0 để tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ có ứng dụng thực tế cao, góp phần quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên rừng.

Cụ thể, trong lĩnh vực bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, hệ thống cảnh báo cháy rừng tự động; hệ thống phát hiện sớm cháy rừng; biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng tự động; bộ quan trắc mặt đất giám sát cháy rừng; hệ thống phát hiện sớm mất rừng.

Trong lĩnh vực chế biến và thương mại lâm sản, có hệ thống truy xuất nguồn gốc gỗ rừng trồng hợp pháp  – ITWOOD  do Trung tâm Kinh tế Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam xây dựng và đang thử nghiệm.

Trong xây dựng nền tảng để phát triển thông tin, dữ liệu dùng chung có hệ thống thông tin lâm nghiệp – Forestry 4.0 (Viện Sinh thái rừng và Môi trường – Trường Đại học Lâm nghiệp xây dựng, đang nghiên cứu kết nối với Hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp – FORMIS). 

Chuyển đổi số trong lĩnh vực lâm nghiệp - Ảnh 2.

Ứng dụng công nghệ số là giải pháp hữu hiệu trong quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Ảnh: T.L

Theo đánh giá của Cục Lâm nghiệp, đối với lĩnh vực chuyển đổi số trong lâm nghiệp, ngành đã sớm xây dựng được hệ thống nền tảng, làm cơ sở thiết lập hệ thống thông tin và CSDL chuyên ngành. Đã thiết lập được bộ dữ liệu cơ bản ngành lâm nghiệp. Nhiều ứng dụng công nghệ số đã được phát triển và vận hành, giúp cho công tác quản lý, điều hành và ra quyết định kịp thời và chính xác, giúp công tác giám sát tài nguyên rừng hiệu quả hơn, từ đó, giảm thiểu nguy cơ suy thoái rừng, và cải thiện khả năng bảo vệ tài nguyên rừng.

Tuy nhiên, do xây dựng từ lâu (năm 2013), nên đến thời điểm hiện tại, hệ thống nền tảng có nhiều tính năng, tiện ích không còn phù hợp để đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng ngày càng cao.

Cơ sở dữ liệu chưa được cập nhật mới (dữ liệu tài nguyên rừng; giống cây trồng lâm nghiệp…); thông tin, dữ liệu còn manh mún, tản mát và còn thiếu, nhất là một số lĩnh vực quan trọng như: CSDL vùng trồng; các-bon rừng; đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng; lĩnh vực chế biến và thương mại lâm sản… Đồng thời, hệ thống CSDL chưa được kết nối, liên thông với các địa phương và các đơn vị liên quan.

Theo Cục Lâm nghiệp, đến nay vẫn còn thiếu (hoặc chưa được ứng dụng hiệu quả) các ứng dụng, dịch vụ công nghệ số thông minh như phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics); công nghệ trí tuệ nhân tạo – AI (ứng dụng AI để phân tích hình ảnh và dữ liệu từ vệ tinh, drone hoặc cảm biến; hỗ trợ nhận diện loại cây, xác định khu vực rừng bị tổn hại hoặc bị chặt phá trái phép…); ứng dụng trong theo dõi nguồn gốc gỗ; nền tảng quản lý và giám sát rừng theo thời gian thực; phân tích carbon và phát thải khí nhà kính từ rừng…

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi số đòi hỏi đầu tư lớn vào hạ tầng công nghệ, từ mạng máy móc, thiết bị đến các phần mềm phân tích. Điều này đòi hỏi kinh phí lớn, trong khi nguồn ngân sách chi cho đầu tư rất khó khăn. Thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao và kỹ năng về công nghệ số và quản lý dữ liệu.

Chuyển đổi số đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều bên liên quan, từ cơ quan nhà nước, doanh nghiệp đến cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, việc đồng bộ hóa và đảm bảo an ninh dữ liệu vẫn còn nhiều khó khăn.

Về định hướng chuyển đổi số ngành lâm nghiệp thời gian tới, Cục Lâm nghiệp xác định, xây dựng hệ sinh thái lâm nghiệp số toàn diện, từ quản lý rừng, khai thác tài nguyên, đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, nâng cao năng lực quản lý, giám sát tài nguyên rừng một cách chính xác, kịp thời thông qua các ứng dụng công nghệ số. Tăng cường hiệu quả ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý và thực thi công việc của các cơ quan lâm nghiệp các cấp.

Cục Lâm nghiệp cũng đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi số trong lâm nghiệp như: Đầu tư vào hạ tầng công nghệ/hạ tầng kỹ thuật số; xây dựng hệ thống CSDL toàn diện (kho dữ liệu) về lâm nghiệp để lưu trữ, tăng cường kết nối và chia sẻ thông tin trên toàn quốc. 

Phát triển các ứng dụng, dịch vụ thông minh trong quản lý, giám sát tài nguyên rừng, đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng và các lĩnh vực đặc thù của ngành. Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ, các tổ chức quốc tế để huy động nguồn lực và kinh nghiệm cho quá trình chuyển đổi số. Đẩy mạnh đào tạo nhân lực có kỹ năng về công nghệ số, đồng thời, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho cán bộ lâm nghiệp các cấp. Thiết lập cơ chế pháp lý rõ ràng và thống nhất về quản lý dữ liệu và bảo mật thông tin, nhằm đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong quá trình triển khai.





Nguồn: https://danviet.vn/chuyen-doi-so-giai-phap-quan-trong-trong-bao-ve-phat-rung-ben-vung-20241115102109737.htm

Cùng chủ đề

Trồng rừng tín chỉ carbon: cùng nước bạn Lào phát triển kinh tế xanh bền vững

Trên mảnh đất Mahãhay của đất nước bạn Lào từng chịu nhiều thiệt hại do suy thoái rừng, dự án trồng rừng do Việt Nam triển khai đã khởi động hành trình tái sinh hệ sinh thái và bảo vệ sinh kế của người dân. Với mỗi cánh rừng xanh trở lại, người dân nơi đây không chỉ được cải thiện thu nhập mà còn tự hào vì đã góp phần bảo vệ môi trường bền vững. ...

Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

10 tháng năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 14,05 tỷ USD, tăng 19,9%, tuy nhiên, ngành hàng tỷ USD này vẫn đối diện với "bài toán" thiếu bền vững. Xuất khẩu thu về hàng chục tỷ USD Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tháng 10 năm 2024 ước đạt 5,91 tỷ USD. Như vậy,...

Bộ NNPTNT đề nghị các tỉnh triển khai nghị định về thanh lý rừng trồng, lưu ý rừng bị thiệt hại do bão YAGI

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị vừa ký công văn số 8153/BNN-LN ngày 30/10/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Nghị định số 140/2024/NĐ-CP quy định về thanh lý rừng trồng....

Loại rừng nào được phép thanh lý, quy trình thanh lý rừng trồng như thế nào?

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25/10/2024. ...

J&T Express chung sức trồng rừng ở Vườn quốc gia U Minh Thượng

Hàng ngàn cây tràm nội vừa được trồng mới tại Vườn quốc gia U Minh Thượng - nơi triển khai chương trình “Kiến tạo tương lai - J&T Express chung sức dự án trồng 1 tỷ cây xanh”. Chương trình “Kiến tạo tương lai - J&T Express chung sức dự án trồng 1 tỷ cây xanh” do J&T Express phối hợp với Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức.  Dự án...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

UAV tàng hình CH-7 của Trung Quốc gây kinh ngạc khi chính thức ra mắt

UAV tàng hình CH-7 đã chính thức ra mắt tại Triển lãm Hàng không Chu Hải và thu hút sự quan tâm đặc biệt từ báo chí. ...

Nữ sinh Sư phạm nhập vai “Xúy Vân giả dại” khiến cả hội trường bất ngờ vì diễn quá xuất sắc

Sự tài tình của nữ sinh viên khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 khi hóa thân vào nhân vật Xúy Vân là cùng một lúc vừa múa vừa ca, vừa biểu hiện những ngôn ngữ cơ thể… như diễn viên chuyên nghiệp. ...

Hoa hậu Kỳ Duyên trình diễn bikini nóng bỏng, “lấn át” đối thủ trong một bức ảnh

Sở hữu chiều cao 1,76m cùng số đo ba vòng quyến rũ lần lượt là 86-60-96cm, Hoa hậu Kỳ Duyên - đại diện Việt Nam gây chú ý khi trình diễn trang phục bikini tại bán kết Miss Universe 2024. ...

Con ba khía, con động vật hoang dã, dân Sóc Trăng nuôi dưới tán rừng, bắt bán 70.000 đồng/kg

Huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) đã hỗ trợ nông dân thực hiện thành công mô hình nuôi ba khía (một loài động vật hoang dã lớp giáp xác) dưới tán rừng. Mô hình còn kết hợp ương dưỡng, sản xuất giống ba khía nhằm chủ động nguồn giống chất...

Mavin Được Vinh Danh tại Giải Thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, tổ chức. Đây là lần đầu tiên Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội (CSR), đánh dấu...

Bài đọc nhiều

Đã chi hàng tỷ đô mua của Việt Nam, thương nhân Trung Quốc còn tìm cơ hội trồng loại trái cây “vua” ở Lào

Báo cáo tuần về ngành hàng rau quả của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, các nhà nhập khẩu sầu riêng Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trồng sầu riêng ở Lào, trong khi đang chi hàng tỷ USD mua...

Gà sao, xưa là con động vật hoang dã xuất xứ châu Phi, nuôi thành công ở Thanh Hóa, thịt thơm ngon

Mô hình nuôi gà sao trên địa bàn thị trấn Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) đã và đang mang lại thu nhập cho người dân, góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, đa dạng sản phẩm nông nghiệp của địa phương. ...

Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy vùng đồng bào DTTS Quảng Bình khởi sắc

Trong giai đoạn 2022-2024, Quảng Bình được phân bổ gần 1.112 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 3 năm thực hiện, vùng cao Quảng Bình đã có 205 công trình được xây mới và nâng cấp sửa chữa. Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống đồng bào các DTTS ở Quảng...

Giá cau ở Đắk Lắk lên xuống phập phù

Giá cau tại Đắk Lắk đang lên cao kỷ lục với gần 100 nghìn đồng/kg, thì bất ngờ tụt dốc một nửa, thương lái thu mua cầm chừng, lò sấy tạm đóng cửa, nông dân thấp thỏm lo âu. Câu chuyện giá cau lên xuống phập phù đã lặp đi lặp lại nhiều lần, vì vậy, tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích trồng cau ồ ạt.Sau trận mưa lũ vừa qua, nhiều...

Đi vớt rác, dân Quảng Ngãi vô tình vớt được con động vật có tên trong sách Đỏ, nộp ngành chức năng

Con động vật có tên trong sách Đỏ mà anh Phan Tồn, ở huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) vô tình vớt được là một con đồi mồi (một loài rùa biển, động vật biển quý hiếm) chưa trưởng thành, nặng khoảng 5 kg, chiều rộng mai 27 cm, dài 31...

Cùng chuyên mục

Con ba khía, con động vật hoang dã, dân Sóc Trăng nuôi dưới tán rừng, bắt bán 70.000 đồng/kg

Huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) đã hỗ trợ nông dân thực hiện thành công mô hình nuôi ba khía (một loài động vật hoang dã lớp giáp xác) dưới tán rừng. Mô hình còn kết hợp ương dưỡng, sản xuất giống ba khía nhằm chủ động nguồn giống chất...

Gia Lai chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy may và gia công chế biến gỗ hơn 35,6 tỷ đồng

Chiều 14/11, tại huyện Chư Păh, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy may và gia công chế biến gỗ cho 3 nhà đầu tư: Cellutane Company Limited (Nhật Bản), Công ty TNHH Một thành viên Cellutane Việt Nam và ông Yagi Sho (Nhật Bản).Thực hiện Kế hoạch số 180-KH/BDV-TW ngày 09/9/2024 của Ban Dân vận Trung ương, mới đây, ngày 13/11 Đoàn...

Mavin Được Vinh Danh tại Giải Thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, tổ chức. Đây là lần đầu tiên Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội (CSR), đánh dấu...

Tuyên Quang: Phát huy hiệu quả và tính nhân văn của các chương trình tín dụng chính sách xã hội

Mới đây, Ban đại diện Hội đồng Quản trị Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức phiên họp kỳ thứ 4 năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang, Trưởng Ban đại diện Hội đồng Quản trị Chi nhánh Ngân hàng CSXH Hoàng Việt Phương chủ trì phiên họp.Ngày 14/11, sau khi Báo Dân tộc và Phát triển đăng bài: Ia Ly (Gia Lai): Lợn vừa cấp cho hộ nghèo,...

QTDND Thọ Nghiệp: Điểm tựa giảm nghèo, phát triển nông thôn mới

30 năm hình thành và phát triển (1994-2024), Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định đã phát huy làm tròn được sứ mệnh và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà Nước giao cho đó là kênh tín dụng ngân hàng của dân, hoạt động vì lợi ích của các thành viên, góp phần xóa bỏ và ngăn chặn tệ nạn hoạt động tín dụng đen cho vay nặng lãi trong quần...

Mới nhất

Chiếc áo khoác chần bông lý tưởng khi du lịch đến vùng lạnh

Hội tụ đầy đủ những yếu tố cần có ở một chiếc áo rét lý tưởng, Uniqlo Pufftech là sản phẩm đáng sắm bậc nhất cho mùa đông. Những năm gần đây, du lịch đến các vùng lạnh như Hàn Quốc, Nhật Bản hay châu Âu vào dịp cuối năm là xu hướng du lịch được nhiều bạn trẻ và...

Nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(ĐCSVN) - Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân sẽ được tổ chức trang trọng vào sáng ngày 20/12/2024 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Ngày 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Quốc phòng,...

Bộ GD&ĐT bác tin tổ chức bài thi V-SAT 2025 để tuyển sinh đại học

Trong công văn, Bộ GD&ĐT nêu rõ, những ngày qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nội dung "Bộ GD&ĐT công bố đề minh họa bài thi V-SAT để tuyển sinh đại học".Bộ GD&ĐT khẳng định, không có chủ trương giao Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục...

Tiểu đường và bệnh thận làm bệnh tim xuất hiện sớm hơn 28 năm

Tiểu đường là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến suy thận. Chưa dừng lại ở đó, một nghiên cứu mới...

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân thành ĐH Kinh tế Quốc dân

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển thành ĐH Kinh tế Quốc dân hôm nay, 15/11. Với việc chuyển Trường ĐH Kinh tế Quốc dân thành ĐH Kinh tế Quốc dân, đây sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ...

Mới nhất