Trang chủEnterpriseTập đoàn Dầu khí Việt NamVì sao phải sửa đổi Luật số 69?

Vì sao phải sửa đổi Luật số 69?


TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia.

Theo đánh giá từ Bộ Tài chính về việc tổng kết thi hành Luật số 69/2014/QH13, Luật này còn nhiều tồn tại, hạn chế và thực tế hoạt động của doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư đã thay đổi rất nhiều trong thời gian qua về hình thức, quy mô, quản trị doanh nghiệp…

Tại Thông báo số 1354/TB-TTKQH ngày 15/8/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất về sự cần thiết xây dựng, trình Quốc hội dự án Luật số 69/2014/QH13 (sửa đổi) để kịp thời thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, thực hiện yêu cầu tại các nghị quyết của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Đồng thời, để đảm bảo chất lượng xây dựng dự án Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, bổ sung, hoàn thiện nội dung các chính sách trong đề nghị xây dựng Luật đảm bảo thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý vốn Nhà nước, nhất là liên quan đến các vấn đề sau: Cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Hoạt động của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp; Việc tách bạch, phân định rõ chức năng đại diện chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản lý Nhà nước, chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp; Tổng kết, đánh giá mô hình Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Rà soát để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, trong đó có các luật đang được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung như Luật Đất đai, Luật Ngân sách Nhà nước và các luật khác có liên quan.

“Vì vậy, để thực hiện chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước, ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu trên và nâng cao hiệu quả quản lý, đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu mới của thực tiễn quản lý, hội nhập quốc tế, nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam thì cần thiết phải sửa đổi căn bản và toàn diện để ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thay thế Luật số 69/2014/QH13”, Bộ Tài chính khẳng định.

Chuyên gia tài chính độc lập Nguyễn Hà chia sẻ, Luật số 69 chưa tách bạch chức năng đại diện vốn chủ sở hữu với chức năng quản lý doanh nghiệp. Xung đột lợi ích này đã nảy sinh thêm vấn đề là các cơ quan chức năng coi vốn và tài sản của doanh nghiệp có vốn Nhà nước là tài sản Nhà nước để quản lý. Điều này vừa vi phạm nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), vừa vi phạm Bộ luật Dân sự về sự bình đẳng trong vai trò sở hữu, quyền của doanh nghiệp trong tự chủ hoạt động, quyết định kinh doanh…; đồng thời, chưa đáp ứng được Nghị quyết 12-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5, khóa XII (gọi tắt là NQ12/2017) đã đặt ra.

Hạn chế này đã khiến dòng vốn lớn của Nhà nước ở tình trạng thiếu năng động, sáng tạo, thậm chí bị ách tắc, mất mát trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước. Việc hoạt động quản trị kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước chịu sự chỉ đạo, can thiệp chặt chẽ của nhiều cơ quan Nhà nước thực tế gây thiệt hại về tài chính cho các doanh nghiệp Nhà nước, điều này tác động tới hiệu quả chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và chất lượng tài sản của hệ thống các ngân hàng thương mại.

Thực trạng này cũng góp phần làm chậm lại tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước khi dòng vốn khu vực tư nhân không được đối xử bình đẳng như các chủ sở hữu Nhà nước ở các doanh nghiệp cổ phần hóa có vốn Nhà nước. Bởi vậy, hiệu quả sinh lời, khả năng trả nợ vốn vay của doanh nghiệp Nhà nước sẽ tác động mạnh mẽ lên hiệu quả chính sách tiền tệ nói chung và hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại nói riêng.

Ngoài ra, sự thiếu đồng bộ giữa Luật số 69 với các Luật hiện hành (Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Đầu tư công năm 2019, Luật Đầu tư năm 2020, Luật Thanh tra năm 2010…) đang là rào cản phát triển và đổi mới. Ví dụ, định nghĩa đối tượng của Luật số 69/2014/QH13 còn chưa bao hàm như quy định tại Điều 88, Luật Doanh nghiệp, hay NQ12/2017; sự mâu thuẫn giữa Luật số 69/2014/QH13 về quyền can thiệp của chủ sở hữu với hoạt động doanh nghiệp với Bộ luật Dân sự…

Trong định nghĩa về vốn Nhà nước, Luật số 69 còn coi nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp đối với Nhà nước như một nguồn vốn; cơ chế phân bổ, quy trình phân bổ vốn Nhà nước cho doanh nghiệp Nhà nước chồng chéo và thiếu rõ ràng khiến một lượng lớn vốn Nhà nước không thể phân bổ cho doanh nghiệp Nhà nước theo kế hoạch.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia nhấn mạnh, quá trình sửa đổi Luật cần tránh việc quá tập trung vào những vụ việc cụ thể mà các quy định cần tính toán, cân nhắc đến tính tổng thể, tập trung vào những vấn đề cốt lõi trong quản lý vĩ mô; lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng chịu sự tác động và có tiếp thu phù hợp. Đồng thời cho rằng cần làm rõ tư duy quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp như thế nào.

Cũng theo TS. Cấn Văn Lực, cần phải đổi mới theo hướng quản lý và đầu tư vốn chứ không phải chỉ là sử dụng vốn, khi đó kinh doanh đầu tư vốn phải chấp nhận có lỗ, có lãi, tính thị trường nhiều hơn, tính hiệu quả của việc đầu tư vốn cần nhìn nhận tổng thể thay vì từng thương vụ. Ngoài ra, cần tăng tính minh bạch và chuyên nghiệp của cả cơ quan quản lý và cả doanh nghiệp (người quản lý vốn và người sử dụng vốn); cần có được bộ tiêu chí đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn, đầu tư nguồn lực để xây dựng cơ sở dữ liệu.

Vì sao phải sửa đổi Luật số 69?

Bà Phạm Thúy Chinh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội.

Bà Phạm Thúy Chinh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho biết, hành lang pháp lý quan trọng cho việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp là Luật số 69 được ban hành năm 2014. Trong quá trình triển khai Luật, bên cạnh những kết quả đạt được cũng đã phát sinh một số tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như chưa đáp ứng được các định hướng, chủ trương mới của Đảng về khu vực doanh nghiệp Nhà nước.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội nêu rõ, phạm vi điều chỉnh của Luật chưa thực sự tách bạch, chưa phân định được một cách rõ ràng chức năng quản lý Nhà nước với chức năng chủ sở hữu tài sản vốn Nhà nước và chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cũng chưa có được một sự chủ động, chưa có được một hành lang để cho các doanh nghiệp hoạt động một cách linh hoạt, kịp thời theo các tín hiệu của thị trường…

Với những tồn tại, hạn chế, bất cập của Luật số 69/2014/QH13, bà Phạm Thúy Chinh nhấn mạnh: “Cần thiết phải sửa đổi căn bản và toàn diện Luật này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật”. Vì đây là một luật rất khó, phải giải quyết cùng một lúc rất nhiều mục tiêu, bà Phạm Thúy Chinh mong muốn các đại biểu tại Hội thảo sẽ nêu ý kiến cụ thể, thiết thực để hồ sơ dự án Luật được hoàn thiện tốt nhất.

Vì sao phải sửa đổi Luật số 69?

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Về vấn đề này, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nêu ý kiến, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, Luật số 69/2014/QH13 còn có những điểm chưa rõ ràng như, chưa phân định, tách bạch rõ chức năng quản lý Nhà nước với chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp; chưa phân tách được vốn của Nhà nước với vốn doanh nghiệp, quyền của đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước với quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp…

Điều này khiến cho các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, tư duy quản lý phải bảo toàn vốn tạo ra nhiều tâm lý chần chừ trong kinh doanh, bỏ lỡ nhiều cơ hội. Nêu rõ, dự án Luật có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, Phó Tổng Thư ký VCCI Đậu Anh Tuấn kỳ vọng việc sửa đổi Luật sẽ khơi thông, khai thác hiệu quả nguồn lực Nhà nước rất lớn nằm tại các doanh nghiệp.

Ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, sửa đổi Luật cần bảo đảm nguyên tắc vốn Nhà nước đầu tư được xác định là tài sản của doanh nghiệp, tách bạch chức năng quản lý vốn và sở hữu vốn, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp để đáp ứng chuẩn mực quốc tế. Đồng thời nhấn mạnh, nội dung của Luật cần tiếp tục làm rõ về công bố thông tin của doanh nghiệp; các tiêu chuẩn minh bạch thông tin của doanh nghiệp cần được tập trung, thể hiện đậm nét hơn. Để cải cách doanh nghiệp Nhà nước, cần có hành lang pháp lý để bảo đảm quyền của nhà đầu tư tư nhân, tăng tính hấp dẫn, thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân.

Phân tích những vướng mắc trong Luật hiện hành, GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho biết, quy định về huy động vốn; đầu tư xây dựng, mua, bán tài sản của doanh nghiệp theo mức giá trị tài sản thuộc các cấp có thẩm quyền quyết định như khi đầu tư vốn vào doanh nghiệp là nhầm lẫn giữa vốn và tài sản; nhầm lẫn giữa quyền của chủ sở hữu với quyền sản xuất, kinh doanh của người điều hành doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân căn bản trói buộc các doanh nghiệp Nhà nước kém năng động, đồng thời, không quy trách nhiệm trong việc quản lý sử dụng tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp. Cùng với đó, Luật hiện hành không phân định rõ chức năng quản lý tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và quản lý Nhà nước về hoạt động của doanh nghiệp.

Do đó, theo GS.TS Hoàng Văn Cường, Luật cần xác lập cơ chế để phân định rõ ai là đại diện chủ sở hữu đối với tài sản tại doanh nghiệp Nhà nước; quyền và trách nhiệm của người đại diện chủ sở hữu tài sản tại doanh nghiệp; phân định rõ với quản lý Nhà nước về các hoạt động của doanh nghiệp; quyền và trách nhiệm của người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước; cơ chế giám sát, đánh giá kết quả thực hiện quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu và người điều hành doanh nghiệp; cơ chế tổ chức, vận hành bộ máy điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cơ chế giám sát nội của doanh nghiệp…



Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/4cededb0-e5b3-4474-8b86-5785e1b5ae6d

Cùng chủ đề

Nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(ĐCSVN) - Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân sẽ được tổ chức trang trọng vào sáng ngày 20/12/2024 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Ngày 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Họp báo giới thiệu về các hoạt động Kỷ niệm 80 năm...

Bộ GD&ĐT bác tin tổ chức bài thi V-SAT 2025 để tuyển sinh đại học

Trong công văn, Bộ GD&ĐT nêu rõ, những ngày qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nội dung "Bộ GD&ĐT công bố đề minh họa bài thi V-SAT để tuyển sinh đại học".Bộ GD&ĐT khẳng định, không có chủ trương giao Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng) xây dựng bài thi V-SAT, để các cơ sở giáo dục đại học sử dụng...

Tiểu đường và bệnh thận làm bệnh tim xuất hiện sớm hơn 28 năm

Tiểu đường là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến suy thận. Chưa dừng lại ở đó, một nghiên cứu mới đây phát hiện những người cùng lúc mắc tiểu đường và bệnh thận thì bệnh tim sẽ đến sớm hơn...

Uống nước tía tô mỗi ngày có tốt?

Uống nước tía tô mỗi ngày có tốt cho sức khoẻ?Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời Lương y Trần Đăng Tài - Phó Chủ tịch Hội Đông y Thị xã Thái Hoà - Nghệ An cho biết, trong lá tía tô có một số hoạt chất gây bệnh cao huyết áp, tổn hại đến hệ tim mạch. Ngoài ra, uống nhiều nước tía tô cũng có thể khiến cho cơ thể bị rối loạn tiêu hóa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Petrovietnam xây dựng kế hoạch SXKD 2025: Kiên định duy trì nhịp độ tăng trưởng, phát triển bền vững

Petrovietnam đặt mục tiêu doanh thu 843.108 tỷ đồng ở kịch bản giá dầu khả quan. Xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng Sau 10 tháng năm 2024, Petrovietnam cơ bản đã hoàn thành kế hoạch Chính phủ giao. Trên cơ sở đánh giá vĩ mô, nhu cầu năng lượng cho phát triển công nghiệp của đất nước, rà soát dư địa động lực cũ và mới, Petrovietnam xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2025 với...

SOFITEL DIAMOND CROWN HAI PHONG – DẤU ẤN ĐẲNG CẤP QUỐC TẾ GIỮA TRUNG TÂM PHỐ CẢNG

Với Sofitel Diamond Crown Hai Phong, Tập đoàn DOJI đã thành công đưa thương hiệu khách sạn danh tiếng hàng đầu thế giới Sofitel đến Hải Phòng, tạo nên một dấu ấn đẳng cấp, một biểu tượng mới của sự hội nhập và phát triển giữa trung tâm phố Cảng. Sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 thương hiệu danh tiếng Trong kinh doanh, hợp tác không chỉ là chiến lược mà còn là tâm huyết để tạo ra những...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo gỡ khó cho doanh nghiệp hóa dầu

Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian qua đạt nhiều kết quả tốt. Trong đó, 11/12 chỉ tiêu kinh tế, tài chính tăng trưởng so với cùng kỳ và cao hơn mức kế hoạch năm 2024. Tổng thu ngân sách đến nay đạt gần 90% kế hoạch đề ra (88.600 tỷ đồng). Thu hút đầu tư đến nay đạt hơn 85.500 tỷ đồng, trong...

Petrovietnam thúc đẩy hợp tác với Công ty Kellogg Brown & Root

Tham dự buổi làm việc, về phía KBR có ông Nam Soo Park - Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh của KBR tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; cùng các chuyên gia của KBR trong lĩnh vực lọc hóa dầu và năng lượng bền vững. Về phía Petrovietnam có đại diện ban Công nghiệp khí và Lọc hóa dầu, lãnh đạo các đơn vị BSR, PVChem, PVOIL. Trước đó vào ngày 23/9, tại New York,...

Những ý kiến tâm huyết sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

ĐBQH Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế ĐBQH Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế: Rất cần thiết khi đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế Qua 10 năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 1-1-2015 (Luật Thuế 71) cho thấy nhiều bất cập, ngành nông nghiệp vừa thiệt đơn vừa thiệt kép,...

Bài đọc nhiều

TS Dư Văn Toán: Điện gió ngoài khơi là “bệ phóng” cho phát triển kinh tế biển Việt Nam

TS Dư Văn Toán: Điện gió ngoài khơi là “bệ phóng” cho phát triển kinh tế biển Việt Nam | 07/11/2024 Lượt xem: ...

Petrovietnam vô địch nội dung đồng đội và đơn nam Giải bóng bàn Báo Hà Nội Mới mở rộng 2024

Dự lễ bế mạc và trao giải có ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; ông Kiều Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Minh Đức, Tổng Biên tập Báo Hànộimới; cùng đông đảo khán giả và các vận động viên tham dự giải. Đội bóng bàn Petrovietnam vô địch nội dung đồng...

Áp thuế GTGT phân bón 5% là hướng đi đúng đắn và cần thiết

Đã đến lúc cần điều chỉnh thuế GTGT phân bón Tại Tọa đàm thuế giá trị gia tăng cho phân bón - vì lợi ích của nông dân và sự phát triển ngành phân bón trong nước ngày 10/11, ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, chúng ta đang phấn khởi vì nhiều kết quả đáng mừng của đất nước, trong đó nông sản Việt dự kiến đóng góp hơn 60...

Cần sự điều tiết của Nhà nước để chính sách thuế GTGT phân bón 5% đạt kỳ vọng

Cần sự điều tiết của Nhà nước để chính sách thuế GTGT phân bón 5% đạt kỳ vọng | 10/11/2024 Lượt xem: ...

Thúc đẩy phát triển các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi và điện hạt nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính Tại phiên chất vấn chiều ngày 12/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, trong đó đề cập đến vấn đề cung ứng điện. Theo dự báo, trong năm 2024, nhu cầu tiêu thụ điện của cả nước tăng cao, đặc biệt trong thời gian mùa khô (từ tháng 5 đến tháng 7). Cụ thể, nhu cầu điện được dự báo...

Cùng chuyên mục

Petrovietnam xây dựng kế hoạch SXKD 2025: Kiên định duy trì nhịp độ tăng trưởng, phát triển bền vững

Petrovietnam đặt mục tiêu doanh thu 843.108 tỷ đồng ở kịch bản giá dầu khả quan. Xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng Sau 10 tháng năm 2024, Petrovietnam cơ bản đã hoàn thành kế hoạch Chính phủ giao. Trên cơ sở đánh giá vĩ mô, nhu cầu năng lượng cho phát triển công nghiệp của đất nước, rà soát dư địa động lực cũ và mới, Petrovietnam xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2025 với...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo gỡ khó cho doanh nghiệp hóa dầu

Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian qua đạt nhiều kết quả tốt. Trong đó, 11/12 chỉ tiêu kinh tế, tài chính tăng trưởng so với cùng kỳ và cao hơn mức kế hoạch năm 2024. Tổng thu ngân sách đến nay đạt gần 90% kế hoạch đề ra (88.600 tỷ đồng). Thu hút đầu tư đến nay đạt hơn 85.500 tỷ đồng, trong...

Petrovietnam thúc đẩy hợp tác với Công ty Kellogg Brown & Root

Tham dự buổi làm việc, về phía KBR có ông Nam Soo Park - Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh của KBR tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; cùng các chuyên gia của KBR trong lĩnh vực lọc hóa dầu và năng lượng bền vững. Về phía Petrovietnam có đại diện ban Công nghiệp khí và Lọc hóa dầu, lãnh đạo các đơn vị BSR, PVChem, PVOIL. Trước đó vào ngày 23/9, tại New York,...

Những ý kiến tâm huyết sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

ĐBQH Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế ĐBQH Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế: Rất cần thiết khi đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế Qua 10 năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 1-1-2015 (Luật Thuế 71) cho thấy nhiều bất cập, ngành nông nghiệp vừa thiệt đơn vừa thiệt kép,...

Petrovietnam phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

Kết thúc 10 tháng đầu năm, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu tài chính cả năm 2024 theo kế hoạch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giao, về đích trước từ 3-5 tháng. Ngày 13/11, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn đã chủ trì giao ban thường kỳ với lãnh đạo các đơn vị thành viên về tình hình sản xuất kinh doanh tháng 10, 10...

Mới nhất

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao

Ngày 14/11, tại Lima, Pê-ru đã diễn ra Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế lần thứ 35 (AMM 35). Hội nghị do Ngoại trưởng Pê-ru Elmer Schialer và Bộ trưởng Ngoại thương - Du lịch Peru Desilú León đồng chủ trì, với sự tham dự của các Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ...

Giá vàng miếng SJC “giậm chân tại chỗ”, nhà đầu tư vàng cần lưu ý những gì?

Trong bối cảnh giá vàng miếng SJC 'giậm chân tại chỗ', nhiều nhà đầu tư vàng đứng ngồi không yên. Không biết nên mua vàng hay bán vàng thời điểm này là hợp lý. Thời điểm 11h ngày 15/11, giá vàng SJC được Công ty TNHH MTV Vàng Bạc đá quý Sài Gòn SJC niêm yết...

Năm 2030, kinh tế số của Việt Nam có thể đạt 74 tỷ USD

DNVN - Theo nghiên cứu về nền kinh tế số của Việt Nam của tập đoàn Google, dự báo đến năm 2030, giá trị tác động kinh tế hàng năm của công nghệ số...

Ra mắt không gian phát huy giá trị văn hóa lịch sử Hội Truyền bá chữ quốc ngữ

Hưởng ứng phong trào diệt “giặc dốt,” trí thức Hà Nội tích cực mở các lớp bình dân học vụ, bổ túc văn hóa tại biệt thự số 59 phố Hàng Đàn, nay là số 47 phố Hàng Quạt để dạy chữ cho nhân dân Thủ đô. Cùng các bạn tham quan...

Mới nhất