Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTâm thế người thầy trong kỷ nguyên số

Tâm thế người thầy trong kỷ nguyên số


Việc chuyển mình của giáo viên trong kỷ nguyên số đã và đang tạo ra những thay đổi căn bản trong phương thức dạy và học, cũng như những thách thức và cơ hội mới cho nghề giáo.

Giáo viên chuyển mình trong kỷ nguyên số
Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), người thầy phải không ngừng học tập, cập nhật kiến thức mới. (Ảnh minh họa: Nguyễn Trang)

Kỷ nguyên số đang biến đổi mạnh mẽ mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó giáo dục không phải là ngoại lệ. Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, giáo viên ngày nay không chỉ đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà còn là người dẫn dắt học sinh, làm chủ các công cụ công nghệ để nâng cao chất lượng giảng dạy. Việc chuyển mình của giáo viên trong kỷ nguyên số đã và đang tạo ra những thay đổi căn bản trong phương thức dạy và học, cũng như những thách thức và cơ hội mới cho nghề giáo.

AI đã tác động đến mọi nhà, mọi ngành, trong đó có giáo dục nhưng AI không thể thay thế được sự tương tác giữa con người với con người. Chỉ giáo viên mới có thể hiểu được cảm xúc, động lực và những khó khăn của học sinh. Môi trường sư phạm chính là cái nôi hình thành và bồi dưỡng nhân cách mỗi người, bên cạnh gia đình và xã hội. Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên trải nghiệm học tập thực sự ý nghĩa.

Không ai có thể đứng ngoài AI và giáo dục thế giới đang đi rất nhanh trong ứng dụng AI. Việc sẵn sàng ứng dụng AI góp phần giải phóng sức lực cho người thầy bằng cách giảm thiểu những công việc lặp đi lặp lại và tốn nhiều thời gian. Người thầy thông qua việc ứng dụng AI hiệu quả sẽ có đủ không gian, thời gian cho sự sáng tạo, thấu hiểu và tình thương. Đó chính là tương lai của giáo dục trong kỷ nguyên số.

Đã qua rồi thời “thầy đọc trò chép”, giờ đây, kỷ nguyên số mở ra một thế giới thông tin rộng lớn, nơi học sinh có thể tiếp cận kiến thức bất cứ lúc nào và từ bất kỳ đâu thông qua Internet. Trong bối cảnh này, giáo viên không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt kiến thức mà còn phải trở thành người hướng dẫn, đồng hành cùng học sinh trên con đường khám phá và tìm kiếm tri thức.

Với sự xuất hiện của các công cụ số như máy tính, máy chiếu, phần mềm học tập và các nền tảng giáo dục trực tuyến, giáo viên cần làm quen và sử dụng những công nghệ này để tạo ra những bài giảng sinh động, hấp dẫn và hiệu quả hơn. Các công cụ như PowerPoint, video trực tuyến, thậm chí là các phần mềm mô phỏng giúp giáo viên không chỉ truyền đạt lý thuyết mà còn mang lại những trải nghiệm học tập thực tế cho học sinh, từ đó tạo ra môi trường học tập sinh động và dễ dàng tiếp cận.

Ngoài ra, các nền tảng học trực tuyến cung cấp cho giáo viên khả năng kết nối và tương tác với học sinh mọi lúc, mọi nơi, vượt qua rào cản không gian và thời gian của lớp học truyền thống. Điều này đòi hỏi giáo viên phải có khả năng sử dụng công nghệ một cách thành thạo, linh hoạt trong thiết kế bài giảng, bài tập và các hoạt động học tập phù hợp với yêu cầu của từng học sinh.

Để đáp ứng được yêu cầu của kỷ nguyên số, giáo viên cần trang bị cho mình một bộ kỹ năng số đầy đủ. Đó không chỉ là việc sử dụng thành thạo các công cụ phần mềm và nền tảng học trực tuyến, mà còn là khả năng khai thác các nguồn tài nguyên, đánh giá và phản hồi học sinh qua các nền tảng, cũng như xây dựng và quản lý lớp học số một cách hiệu quả.

Nói cách khác, việc phát triển kỹ năng số của giáo viên không chỉ giới hạn trong phạm vi dạy học mà còn liên quan việc sử dụng công nghệ. Việc sử dụng công nghệ trong công tác giảng dạy và quản lý lớp học cũng giúp giảm bớt khối lượng công việc thủ công, giúp giáo viên có thời gian tập trung vào việc sáng tạo bài giảng và phát triển các phương pháp giảng dạy hiệu quả, tạo ra những tiết học chất lượng.

Kỷ nguyên số không chỉ thay đổi cách thức giảng dạy mà còn thay đổi cách thức giao tiếp và tương tác giữa giáo viên và học sinh. Trong môi trường số, học sinh có thể dễ dàng tiếp cận với giáo viên thông qua nhắn tin, diễn đàn trực tuyến, hoặc các buổi học trực tuyến. Điều này mở ra cơ hội cho giáo viên trong việc hỗ trợ học sinh kịp thời, giải đáp thắc mắc và cung cấp thêm tài liệu học tập phù hợp.

Tuy nhiên, sự tương tác trong không gian số cũng đòi hỏi người thầy phải có khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực với học sinh, đặc biệt là trong môi trường học trực tuyến. Khác với lớp học truyền thống, giáo viên trong kỷ nguyên số không chỉ là người đứng lớp mà còn phải là người tư vấn, hỗ trợ tinh thần cho học sinh.

Tâm thế người thầy trong kỷ nguyên số
Kỷ nguyên số mang lại nhiều cơ hội cho giáo viên trong việc nâng cao năng lực giảng dạy. (Ảnh: Nguyễn Trang)

Dù mang lại nhiều cơ hội, kỷ nguyên số cũng đặt ra không ít thách thức đối với nhà giáo. Một trong những vấn đề lớn nhất là sự thiếu hụt về kỹ năng số. Không phải tất cả giáo viên đều có đủ điều kiện và thời gian để học hỏi và làm quen với công nghệ mới. Những giáo viên có tuổi đời nghề nghiệp lâu năm, hoặc những người làm việc ở những vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện hạ tầng công nghệ chưa phát triển, sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi sang phương thức giảng dạy mới.

Hơn nữa, sự phụ thuộc vào công nghệ cũng tiềm ẩn những nguy cơ về chất lượng giáo dục. Việc học sinh lạm dụng máy tính, điện thoại thông minh có thể dẫn đến sự xao nhãng, thiếu sự giao tiếp trực tiếp và hạn chế khả năng tư duy độc lập. Vì vậy, giáo viên cần phải có khả năng cân bằng giữa việc sử dụng công nghệ và duy trì những phương pháp giảng dạy truyền thống để bảo đảm sự phát triển toàn diện cho học sinh.

Bên cạnh thách thức, kỷ nguyên số mang lại nhiều cơ hội cho giáo viên trong việc nâng cao năng lực giảng dạy và cải thiện chất lượng trong mỗi bài giảng. Giáo viên thời nay có thể dễ dàng tiếp cận với các tài liệu học tập phong phú, các khóa đào tạo trực tuyến, những công cụ giúp tối ưu hóa quá trình giảng dạy. Sự phát triển của AI mở ra khả năng cá nhân hóa việc học, giúp giáo viên có thể theo dõi sát sao sự tiến bộ của từng học sinh, từ đó đưa ra những phương án giảng dạy phù hợp hơn.

Ngoài ra, việc tiếp cận giáo dục toàn cầu qua Internet sẽ giúp người thầy có cơ hội giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trên khắp thế giới. Việc hợp tác quốc tế trong giảng dạy và nghiên cứu sẽ giúp giáo viên mở rộng tầm nhìn, cập nhật xu hướng giáo dục mới và áp dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại vào lớp học của mình.

Ông Lê Đức Sảo, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Thông tin truyền thông số Việt Nam từng cho rằng: “Với AI, người thầy không còn là ‘thợ dạy’ nữa. Giờ đây, người thầy có thể trở thành một ‘kiến trúc sư’ cùng học trò kiến tạo bức tranh mới. Trọng tâm kỹ năng giáo dục với ứng dụng AI sẽ chuyển từ nắm kiến thức sang tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, hiểu biết về kỹ thuật số, trí tuệ cảm xúc và nhận thức văn hóa. Điều này thúc đẩy việc học tập suốt đời và chuẩn bị cho học sinh chuyển đổi nghề nghiệp”.

Như vậy, có thể nói, kỷ nguyên số mang đến một bước ngoặt lớn trong giáo dục, bắt buộc người thầy phải “chuyển mình” không ngừng để không bị lỗi thời. Dù đối mặt với không ít thách thức, nhưng với sự chuẩn bị, chủ động và nỗ lực học hỏi không ngừng, giáo viên sẽ vượt qua và tận dụng được những cơ hội mà kỷ nguyên số mang lại.





Nguồn

Cùng chủ đề

‘Nghề giáo và sự nghiệp trồng người cao quý nhưng vất vả’

Bộ GD-ĐT phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức gặp mặt các nhà giáo tham gia chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” và nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp trung ương năm 2024. Anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam cho hay, chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024 tuyên dương 60 thầy cô giáo tiêu biểu. Bên cạnh đó, 99 nhà...

Lòng yêu nghề và tình yêu thương học sinh là phẩm chất cốt lõi của một người thầy

Dù xã hội có thay đổi nhưng sự tận hiến, lòng yêu nghề và tình yêu thương học sinh vẫn là phẩm chất cốt lõi của người thầy, giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực.

Thanh niên Ấn Độ dùng lò vi sóng ‘độ’ AirPods thành máy trợ thính cho bà

Một thanh niên đam mê công nghệ ở Ấn Độ mua cặp AirPods Pro 2 cho người bà khiếm thính vì biết thiết bị này có tính năng trợ thính. Tuy nhiên, anh mau chóng phát hiện ra tính năng này bị chặn theo địa lý ở Ấn Độ do các hạn chế về quy định.Tuy vậy, thay vì bỏ cuộc, Rithwik Jayasimha và hội những người đam mê công nghệ Lagrange Point đã chế tạo một lồng...

Hạ Long sẽ ứng dụng internet vạn vật, AI, Blockchain vào dạy học

TP.Hạ Long đưa ra các kế hoạch phát triển các công nghệ hiện đại vào giáo dục như internet vạn vật (IoT), đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy, dữ liệu lớn và Blockchain sẽ được ứng dụng rộng rãi...

59 tác phẩm xuất sắc được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024

Sáng 14/11, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo tổng kết Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giải “Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” lần thứ 3 sắp diễn ra tại...

Giải "Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái' lần thứ 3 sẽ được tổ chức tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, Hồ Thiền Quang, Hà Nội vào ngày 8/12.

Tiềm năng từ trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam là rất lớn, lợi ích kinh tế lên tới 79,3 tỷ USD

Sáng nay (15/11), Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Google tổ chức Hội thảo “Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam”.

Việt Nam và ASEAN ủng hộ tăng cường hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam và ASEAN sẵn sàng hợp tác với tất cả các đối tác trong phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

Ngoại trưởng Ukraine gửi thông điệp đến Mỹ, kêu gọi “hòa bình thông qua sức mạnh”

Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha ngày 14/11 hy vọng ông Marco Rubio, ứng cử viên cho chiếc ghế Ngoại trưởng Mỹ, sẽ theo đuổi chính sách "hòa bình thông qua sức mạnh" trong bối cảnh có nhiều nghi vấn về cách chính quyền mới sẽ giải quyết xung đột ở Ukraine.

Hồi phục từ phiên giao dịch đầy biến động

Giá xăng dầu hôm nay 15/11, tiếp tục đóng cửa với mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động ngày 14/11.

Bài đọc nhiều

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

Cùng chuyên mục

V-SAT không phải là bài thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định không có chủ trương giao Trung tâm Khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục xây dựng bài thi V-SAT để các trường sử dụng chung trong công tác tuyển sinh đại học. ...

Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế nhận bằng khen của Quốc hội Lào

Với những đóng góp to lớn trong việc đào tạo nhân lực cho nước Lào, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế đã được Quốc hội Lào tặng bằng khen. ...

Những kỳ tuyển sinh riêng dự kiến tổ chức 2025

Kỳ thi đánh giá tư duy Đại học Bách Khoa Hà Nội (TSA) Năm 2025, kỳ thi TSA dự kiến tổ chức trong 3 đợt vào các ngày cuối tuần, mỗi đợt sẽ có từ 3 - 4 kíp thi tại 30 điểm thi. Kỳ thi có thể đáp ứng cho khoảng 75.000 lượt thi, thông tin cụ thể các đợt thi như sau:Đợt 1: Ngày thi 18-19/1/2025, ngày mở đăng ký 1-6/12/2024Đợt 2: Ngày thi 8-9/3/2025, ngày mở...

Phó thủ tướng chỉ đạo xem xét công bố sớm phương án thi lớp 10

Trước lo lắng của phụ huynh về kỳ thi lớp 10 có môn thi thứ 3 'bí mật' được công bố sát kỳ thi, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát kỹ, xem xét quy định thời gian công bố đối với phương án thi lớp 10 sớm. ...

Gặp mặt 60 nhà giáo tham gia Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”

(Tổ Quốc) - Chiều 14/11, tại Hà Nội đã diễn ra buổi gặp mặt các nhà giáo tham gia Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" và "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" cấp Trung ương lần thứ IV, năm 2024. ...

Mới nhất

Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 có đối tác Israel, Trung Quốc, Mỹ

Thiếu tướng Lê Ngọc Thân - chủ nhiệm Chính trị Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, cho biết sẽ mở cửa miễn phí và không giới hạn độ tuổi người dân tham quan tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. ...

V-SAT không phải là bài thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định không có chủ trương giao Trung tâm Khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục xây dựng bài thi V-SAT để các trường sử dụng chung trong công tác tuyển sinh đại học. ...

UAV tàng hình CH-7 của Trung Quốc gây kinh ngạc khi chính thức ra mắt

UAV tàng hình CH-7 đã chính thức ra mắt tại Triển lãm Hàng không Chu Hải và thu hút sự quan tâm đặc biệt từ báo chí. ...

đánh giá và tổng kết hoạt động VAPA năm 2024

(NADS) - Sáng 15/11, tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 13 nhiệm kỳ IX. PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam dự và chỉ đạo Hội nghị. ...

Mới nhất