Ở huyện miền núi Vân Canh (Bình Định) có có 2 ngôi làng xa xôi cách trở, không đường, không điện, không trạm y tế… cuộc sống người dân vô cùng khó khăn. Với quyết tâm rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi, tỉnh Bình Định đã đầu tư xây dựng, mở đường đến 2 làng. Đường đi lại thuận tiện đã hiện thực hoá ước mơ từ bao đời của người dân, đồng thời mở ra cơ hội phát triển ở những vùng xa xôi nhất, khó khăn nhất của tỉnh.Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà còn mệt hơn đi bộ. Suốt quãng đường 4km từ trung tâm xã về với điểm trường, cán bộ Lừ chỉ lặng im lái xe, nhưng tôi biết hai cánh tay của anh cũng đã mỏi rã rời. Vài lần, muốn anh dừng một lát để nghỉ, nhưng anh một mực khăng khăng: Phải lên sớm thôi, ở đó có các cô, các cháu đang đợi!Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà còn mệt hơn đi bộ. Suốt quãng đường 4km từ trung tâm xã về với điểm trường, cán bộ Lừ chỉ lặng im lái xe, nhưng tôi biết hai cánh tay của anh cũng đã mỏi rã rời. Vài lần, muốn anh dừng một lát để nghỉ, nhưng anh một mực khăng khăng: Phải lên sớm thôi, ở đó có các cô, các cháu đang đợi!Bạo lực học đường từ lâu trở thành một vấn nạn nghiêm trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.Xác định việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã triển khai đồng bộ các giải pháp, đổi mới, sáng tạo, lấy người học làm trung tâm; từ đó đã và đang mang lại những kết quả tích cực trong công tác dạy và học.Thực hiện Kế hoạch số 180-KH/BDV-TW ngày 09/9/2024 của Ban Dân vận Trung ương, mới đây, ngày 13/11 Đoàn khảo sát Trung ương đã tiến hành khảo sát sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới tại tỉnh Bình Phước.Chia sẻ về thực hiện hỗ trợ bảo vệ rừng theo nội dung của Tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An, ông Nguyễn Danh Hùng, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, chính sách đã góp phần quan trọng vào việc huy động được nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao độ che phủ cho rừng của địa phương. Còn người dân sống gần rừng, thì có thêm thu nhập, cải thiện đời sống để thêm gắn bó với rừng.Sáng 15/11, tại TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV – năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, tự lực, tự cường, hội nhập và phát triển bền vững”.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Oóc om bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI. Mê đắm cánh đồng cỏ lau ở Đà Nẵng. Bí quyết làm giấy của người Mông ở Nghệ An. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Thực tế, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Những đứa trẻ sinh ra từ những cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền do sự kết hợp của các gen mang bệnh. Tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.Bé 4 tuổi bị nhiễm toan ceton đái tháo đường (bệnh tiểu đường) mức độ nặng, tiên lượng tử vong có biểu hiện sụt cân nhanh, nôn, sốt nhẹ, mệt mỏi..Tỉnh Đắk Nông có hơn 227 nghìn đồng bào DTTS, chiếm 32,17% dân số toàn tỉnh. Địa bàn rộng, đồng bào DTTS chủ yếu sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn. Để hoàn thành cuộc điều tra, thu nhập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội 53 DTTS năm 2024 đúng tiến độ, số liệu đảm bảo, tỉnh Đắk Nông xác định công tác tuyên truyền, vận động phải đi trước một bước để đồng bào các dân tộc nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc điều tra.Trong những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) luôn thể hiện vị trí, vai trò quan trọng, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương… Với những đóng góp thầm lặng, đội ngũ Người có uy tín đã chung tay xây dựng huyện biên giới Ngọc Hồi ngày một phát triển.Mới đây, Ban đại diện Hội đồng Quản trị Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức phiên họp kỳ thứ 4 năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang, Trưởng Ban đại diện Hội đồng Quản trị Chi nhánh Ngân hàng CSXH Hoàng Việt Phương chủ trì phiên họp.
Hiện thực hóa ước mơ của người dân
Sau nhiều năm mong mỏi, con đường mơ ước của người dân làng Canh Giao, xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh (Bình Định) đã trở thành hiện thực. Làng Canh Giao là nơi có vị trí chiến lược trong thế trận chiến tranh Nhân dân, được tỉnh Bình Định chọn làm căn cứ địa Cách mạng trong công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước, là nơi đóng quân của Tiểu đoàn 405 đặc công của tỉnh Bình Định.
Trước năm 1954, Canh Giao là một xã riêng biệt, gồm 4 thôn với 470 dân. Sau năm 1975, Canh Giao nhập với hai xã Canh Hà, Canh Hưng thành xã Canh Hiệp. Nay, làng Canh Giao có 70 hộ với 207 nhân khẩu, chủ yếu là người Chăm Hroi (một nhánh của dân tộc Chăm), cuộc sống chủ yếu sản xuất tự cung, tự cấp trên diện tích 1,3 ha lúa nước và 2 ha đất trồng rau, hoa màu các loại. Ngoài ra, thu nhập của bà con dựa vào 130 ha keo và tiền nhận giao khoán, bảo vệ rừng.
Làng Canh Giao có địa hình hiểm trở, dù chỉ cách trung tâm xã Canh Hiệp một ngọn đồi nhưng để vào được làng phải đi vòng 35km từ xã Đa Lộc, huyện đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Định và các mạnh thường quân hỗ trợ tuyến đường vào làng Canh Dao được khởi công xây dựng tháng 5/2024 và đã đưa vào sử dụng tháng 7/2024. đầu tư, xây dựng tuyến đường bê tông xi măng vào làng Canh Giao. Để đảm bảo công trình được triển khai thi công thuận lợi và sớm đưa vào khai thác sử dụng, UBND huyện Đồng Xuân đã phối hợp, chỉ đạo các đơn vị, địa phương tổ chức vận động, tuyên truyền người dân thôn 4, xã Đa Lộc bị ảnh hưởng đồng thuận, giải phóng mặt bằng.
Ông Phan Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Canh cho biết: Công trình đường bê tông xi măng từ Canh Giao đi Đa Lộc với chiều dài 3,3 km, đường giao thông nông thôn loại B miền núi. Đây là công trình giao thông cấp thiết, quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho người dân và phương tiện lưu thông đi vào làng Canh Giao, đặc biệt mùa mưa lũ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống người dân làng Canh Giao.
Ngoài làng Canh Giao thì làng Canh Tiến, xã Canh Liên, huyện Vân Canh cũng là một ngôi làng gần như “biệt lập” với bên ngoài, bởi vì đường sá đi lại rất bất tiện, đèo dốc, sông suối hiểm trở. Cũng chính vì không có đường đi thuận lợi nên đời sống của bà con rất khó khăn và mong ước lớn nhất của họ là có một con đường để có cơ hội vươn lên thoát cảnh đói nghèo.
Làng Canh Tiến cách trung tâm xã Canh Liên gần 23km đường đèo, cách xã Canh Hiệp hơn 15km đường đi chỉ là một lối mòn xuyên rừng, đèo dốc hiểm trở. Nếu đi theo ngõ qua xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn thì phải đi thuyền qua hồ Núi Một; không đi thuyền thì phải men theo con đường mòn chạy quanh hồ. Mặc dù đường đến Canh Tiến không quá xa nhưng rất khó đi và mất nhiều thời gian.
Làm sao có một con đường giao thông để việc đi lại thuận lợi và giao thương với các vùng lân cận, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, phát triển kinh tế là niềm mơ ước của bà con làng Canh Tiến. Đó cũng là nỗi trăn trở của lãnh đạo huyện Vân Canh qua nhiều thế hệ. Tin vui đến với người dân Canh Tiến vào đầu năm 2024, tuyến đường nối từ trung tâm xã Canh Hiệp vào làng đã được tỉnh Bình Định khởi công xây dựng.
Ông Tô Tấn Thi, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Định cho biết: Tuyến đường liên thôn, liên xã từ làng Canh Tiến về xã Canh Hiệp, qua đèo Nha Sam dài 13,28 km đạt chuẩn đường cấp IV miền núi, vốn đầu tư xây lắp gần 150 tỷ, khởi công từ tháng 2/2024 và dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2025. “Đây là con đường chiến lược, không chỉ giúp bà con làng Canh Tiến phát triển kinh tế mà còn đảm bảo về an ninh quốc phòng. Vì thế, Ban thường xuyên đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành đúng theo theo kế hoạch, đáp ứng mong mởi của người dân”, ông Thi chia sẻ thêm
Mở ra cơ hội phát triển mới cho những làng “nhiều không”
Lâu nay, mỗi khi nhắc đến làng Canh Giao và làng Canh Tiến là người ta nghĩ ngay đó là những làng nhiều không: Không điện, không đường, không trạm y tế và không có nước sạch. Ai đã từng đến những ngôi làng này mới cảm nhận được niềm vui của Nhân dân khi có đường đilại thuận tiện.
Anh Đinh Văn Ước, người dân làng Canh Tiến vui mừng chia sẻ: Đường vẫn chưa thông tới làng nhưng tôi đã có thể đi xe máy được rồi. Muốn đi chợ mua bán cái gì là đi khoảng một tiếng có thể về được chứ không phải mất cả ngày như trước. Tôi và bà con trong làng mừng lắm.
Tuy nằm biệt lập với các vùng khác nhưng Canh Tiến có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, nhất là kinh tế rừng và du lịch sinh thái. Ông Đinh Văn Mực, Bí thư Đảng uỷ – Chủ tịch UBND xã Canh Liên, cho biết: Tổng diện tích đất sản xuất lúa nước và lúa rẫy trên 7ha, chủ yếu là sản xuất lúa Cẩm, lúa Khang, lúa Mriă; diện tích rừng trồng của người dân khoảng 30ha; rừng phòng hộ giao khoán cho người dân là trên 300ha. Bên cạnh đó, làng còn nằm gần hồ Núi Một, có rừng nguyên sinh, sông suối, thác nước…
Bên cạnh đó, người dân vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống mang tính cộng đồng của đồng bào DTTS như: Lễ đỗ đầu vào dịp Tết, lễ cầu được mùa, lễ cầu mưa, lễ rước dâu, lễ ăn mừng lúa mới… Các lễ hội diễn ra quanh năm, có thể phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Đặc biệt, khi con đường hoàn thành thì sản phẩm của bà con sẽ có giá trị kinh tế cao hơn, người bán được giá mà người mua cũng tiện lợi hơn.
Còn ông Huỳnh Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Canh Hiệp chia sẻ: So với các làng đồng bào DTTS khác trong xã, Canh Giao vẫn là làng nghèo nhất vì xa xôi cách trở, đi lại khó khăn. Tuy nhiên, so với trước đây, Canh Giao nay đã bớt khó khăn hơn nhiều. Đó là nhờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, thông qua các chương trình, chính sách dân tộc. Từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện Vân Canh luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho Canh Giao. Năm 2023, huyện đã dành hơn 6 tỷ đồng để đầu tư một số đường bê tông, cầu, cống…
“Giờ đường về Canh Giao – Đa Lộc đã được bê tông mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại cho người dân, nhất là mùa mưa lũ, điều này đã làm thay đổi lớn về đời sống, kinh tế, văn hóa của Nhân dân trong làng. Có được con đường, người dân sẽ thuận lợi hơn trong việc đi lại, vận chuyển hàng hoá và yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng thôn làng ngày càng phồn thịnh hơn”, ông Thành cho biết thêm.
Nguồn: https://baodantoc.vn/binh-dinh-nhung-con-duong-mo-loi-thoat-ngheo-o-lang-nhieu-khong-1731575101969.htm