1. Ai có nguy cơ bị bóng đè?
-
A
Trẻ em và thanh thiếu niên
Theo BSCKI Nguyễn Hữu Khánh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, một số khảo sát chỉ ra rằng, cứ 10 người thì có khoảng 4 người gặp hiện tượng bóng đè khi ngủ. Điều đó cho thấy bóng đè là tình trạng phổ biến, ai cũng có thể gặp.
Tuy nhiên, bóng đè thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên, thường xuyên mơ mộng và có nhiều sự tưởng tượng hơn. Những người có người thân trong gia đình từng gặp tình trạng bị bóng đè cũng có thể gặp hiện tượng này cao hơn. -
B
Người già
-
C
Người trung niên
2. Nguyên nhân bị bóng đè là gì?
-
A
Rối loạn giấc ngủ
-
B
Chấn thương tâm lý
-
C
Giàu trí tưởng tượng
-
D
Cả 3 nguyên nhân trên
Theo BSCKI Nguyễn Hữu Khánh, đến nay vẫn chưa thể xác định chính xác được nguyên nhân gây ra hiện tượng bóng đè. Một số giả thuyết cho rằng, thường xuyên bị bóng đè có thể liên quan đến các vấn đề di truyền, nhưng cần thêm các bằng chứng chứng minh giả thuyết này.
Một số giả thuyết khác cũng đề cập nguyên nhân bị bóng đè, dựa trên các nghiên cứu đã được thực hiện, gồm:
– Rối loạn giấc ngủ: Tình trạng bóng đè phổ biến hơn ở những người bị mất ngủ mãn tính, rối loạn nhịp sinh học và chuột rút chân vào ban đêm.
– Do chấn thương tâm lý: Người bị chấn thương tâm lý hay đang có các vấn đề liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm thần có khả năng bị bóng đè cao hơn. Người mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương và đang chịu đựng sự đau khổ về thể chất và cảm xúc có thể thường xuyên gặp hiện tượng bóng đè.
– Do giàu trí tưởng tượng: Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng người giàu trí tưởng tượng, thường xuyên mơ mộng, nhiều khả năng bị bóng đè khi ngủ hơn. Tuy nhiên, chưa có kết luận chính xác về mối liên hệ giữa 2 yếu tố này.
Nguồn: https://vtcnews.vn/ai-co-nguy-co-bi-bong-de-ar907485.html