Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựng67 tỷ USD đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao...

67 tỷ USD đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

TP – Sau 14 năm kể từ khi Quốc hội biểu quyết không thông qua, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam lại được đặt đưa vào nghị trường, các đại biểu thảo luận sôi nổi sáng 13/11.

TP – Sau 14 năm kể từ khi Quốc hội biểu quyết không thông qua, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam lại được đặt đưa vào nghị trường, các đại biểu thảo luận sôi nổi sáng 13/11.

Khác với năm 2010, mối quan tâm hàng đầu của các đại biểu không phải ở con số hàng chục tỷ USD, nỗi lo nợ công, mà là vấn đề chuyển giao công nghệ nhằm tự chủ, từ đó “kích hoạt” ngành công nghiệp đường sắt trong nước phát triển.

“Chúng ta đâu chỉ có mỗi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, mà còn hàng loạt các dự án khác đang được xem xét đầu tư xây dựng, như dự án đường sắt TPHCM – Cần Thơ, đường sắt lên Tây Nguyên, đường sắt đô thị ở Hà Nội và TPHCM…

Vậy nên, vấn đề quan trọng không phải là vốn, nợ công mà là chuyển giao công nghệ, làm chủ công nghệ, để từ dự án này, chúng ta sẽ “kích hoạt” phát triển được ngành công nghiệp đường sắt trong nước, từ đó chủ động triển khai xây dựng”, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường nói với PV Tiền Phong.

67 tỷ USD đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tự chủ, tránh lệ thuộc ảnh 1

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng khẳng định doanh nghiệp Việt Nam đảm đương và làm chủ dự án. Ảnh: Như Ý

Kích hoạt phát triển ngành công nghiệp đường sắt

Những gì ông Cường nói cũng là vấn đề được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh khi trình bày báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Theo ông Thắng, so với năm 2010 – thời điểm mà Quốc hội chưa thông qua, bối cảnh quy mô nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi.

Cụ thể, quy mô nền kinh tế Việt Nam hiện đã tăng gấp 3 lần so với 14 năm trước, nợ công chỉ còn ở mức 37% GDP (thấp hơn so với mức 56,6% vào năm 2010). “Nguồn lực để đầu tư dự án không còn là trở ngại lớn”, ông Thắng nói.

67 tỷ USD đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tự chủ, tránh lệ thuộc ảnh 2

ĐBQH Hoàng Văn Cường đề nghị bắt buộc phải chuyển giao công nghệ khi thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao

Về lợi ích, tư lệnh ngành GTVT cho biết, ngoài đáp ứng nhu cầu vận tải, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, dự án sẽ tạo ra động lực để Việt Nam làm chủ về công nghiệp xây dựng đường sắt, nội địa hóa sản xuất phương tiện đường sắt trong các lĩnh vực thông tin, tín hiệu, công tác vận hành, bảo trì, sửa chữa…

Trao đổi với PV Tiền Phong về vấn đề trên, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Hoàng Văn Cường nhắc đi, nhắc lại các bài học ở dự án đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM. Theo ông, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Nhổn – ga Hà Nội và Bến Thành – Suối Tiên do không chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn nên mỗi nơi một khác, dẫn đến bị lệ thuộc, gặp nhiều vướng mắc.

“Nếu không làm chủ được công nghệ, không xây dựng được ngành công nghiệp đường sắt thì chẳng lẽ sau này, mỗi một dự án, mỗi tuyến chúng ta lại phải đi mua và lệ thuộc vào công nghệ của từng nước hay sao? Chúng ta bỏ ra 67 tỷ USD để thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao mà không bắt buộc chuyển giao công nghệ thì sẽ tạo gánh nặng cho thế hệ mai sau”, ông Cường nói.

67 tỷ USD đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tự chủ, tránh lệ thuộc ảnh 3

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường đề nghị lập đơn vị giám sát về chuyển giao công nghệ

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho rằng, việc chuyển giao công nghệ rất quan trọng. Nêu thực tiễn hoạt động của các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội, ông Thường cho biết, còn nhiều tồn tại, bất cập, khó khăn cho quá trình thực hiện.

Điển hình như dự án Cát Linh – Hà Đông, từ tháng 12/2021 đến nay vẫn đang phải áp dụng đơn giá định mức tạm thời. Việc chuyển giao công nghệ mới chỉ dừng ở việc đào tạo, phục vụ vận hành tuyến. “Trường hợp phải thay thế linh kiện, đều phải phụ thuộc vào nước ngoài’, ông Thường cho biết.

“Chúng ta bỏ ra 67 tỷ USD để thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao mà không bắt buộc chuyển giao công nghệ, không tự chủ được công nghệ thì sẽ tạo gánh nặng cho thế hệ mai sau”.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường

Lập đơn vị giám sát việc chuyển giao công nghệ

Theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, việc chuyển giao công nghệ không chỉ dừng lại ở việc chuyển giao làm chủ khai thác vận hành mà phải bao gồm cả việc sản xuất, lắp đặt các trang thiết bị, đặc biệt là công nghệ cốt lõi như tàu điện, đường ray và hệ thống thông tin tín hiệu. “Phí chuyển giao công nghệ là một trong những khoản chi phí lớn, quan trọng cần được xác định trong dự án”, ông Thường nói.

Chung quan điểm, ông Cường cho rằng, nếu làm chủ được công nghệ thì dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ tạo ra những “lợi ích kép”, nhất là trong phát triển ngành công nghiệp đường sắt.

“Khi đó chúng ta hoàn toàn tự chủ, tự tin để chủ động thực hiện các dự án đường sắt khác theo quy hoạch, có trị giá ước tính lên đến hàng trăm tỷ USD”, ông Cường nói và cho rằng không nên quá đắn đo với chuyện đắt, rẻ mà nên nhấn mạnh đến yêu cầu về chuyển giao công nghệ.

Minh chứng cho những lợi ích to lớn từ việc làm chủ công nghệ, đại biểu Hoàng Văn Cường nhắc lại bài học kinh nghiệm thi công “thần tốc” dự án đường dây 500 kV mạch 3. Nhờ tự chủ được công nghệ nên các nhà thầu trong nước đã thực hiện đúng tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, “3 ca, 4 kíp”, giúp dự án hoàn thành với thời gian ngắn kỷ lục.

Theo vị Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, thực hiện chuyển giao công nghệ giúp “rộng cửa” cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào dự án, từ khâu thi công xây dựng, đến sản xuất hệ thống ray, toa xe…

Để thực hiện hiệu quả việc chuyển giao công nghệ, ông Thường kiến nghị yêu cầu các công ty nước ngoài tham gia đấu thầu phải liên danh với nhà thầu trong nước, phải hoàn tất đàm phán chuyển giao công nghệ với các công ty trong nước và ký hợp đồng chuyển giao công nghệ hoàn chỉnh trước khi đấu thầu.

Các công ty nước ngoài không thể ký hợp đồng chuyển giao trước khi đấu thầu sẽ bị loại. Giám đốc Sở GTVT Hà Nội đề nghị phải thành lập bộ phận kiểm tra giám sát đánh giá việc thực hiện chuyển giao công nghệ kèm theo tiêu chí đánh giá.

“Dứt khoát doanh nghiệp Việt phải làm chủ”!

Trước các vấn đề về chuyển giao công nghệ được đại biểu nêu ra, tại phiên thảo luận ở tổ về dự án này, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, các dự án metro trước đây khi làm đều chưa có kinh nghiệm, chưa hình dung được triển khai ra sao, cộng thêm cơ chế vay vốn ODA phải ràng buộc về chọn đối tác cho vay nên rất bất lợi.

“Nếu phụ thuộc vào đối tác nước ngoài rất tốn kém. Dứt khoát doanh nghiệp Việt Nam phải đảm đương và làm chủ”. Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng

Do đó, với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, khi lựa chọn đối tác phải theo hướng tìm được nhà thầu có chất lượng tốt, giá cả hợp lý và buộc phải chuyển giao công nghệ, không phụ thuộc vào vốn vay nước ngoài.

“Nếu có vay cũng không quá 30% tổng mức đầu tư, chia theo năm khoảng 46.000 tỷ đồng (1,85 tỷ USD/năm). Dự án chủ yếu sẽ sử dụng nguồn vốn trong nước, nếu có vay vốn nước ngoài, phải rẻ hơn trong nước và cơ chế không ràng buộc, để khi thi công không bị phụ thuộc và ràng buộc vào công nghệ”, ông Thắng khẳng định.

Theo ông Thắng, trước đây có nhiều ý kiến phải yêu cầu đối tác nước ngoài chuyển giao công nghệ. Song Chính phủ, Bộ GTVT thống nhất lựa chọn một số doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Quốc phòng và một số doanh nghiệp tư nhân, chỉ định đây là các doanh nghiệp quốc gia nhận chuyển giao công nghệ và tham gia dự án. “Nếu phụ thuộc vào đối tác nước ngoài rất tốn kém. Dứt khoát doanh nghiệp Việt Nam phải đảm đương và làm chủ”, ông Thắng khẳng định.

Theo báo cáo của Chính phủ, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có chiều dài 1.541 km; tốc độ thiết kế 350 km/h; tổng mức đầu tư khoảng 67,34 tỷ USD. Dự kiến, dự án sẽ được khởi công vào năm 2027 và phấn đấu cơ bản hoàn thành tuyến vào năm 2035.





Nguồn: https://tienphong.vn/67-ty-usd-dau-tu-du-an-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-tu-chu-tranh-le-thuoc-post1691285.tpo

Cùng chủ đề

Băn khoăn về ‘siêu dự án’ đường sắt tốc độ cao Bắc

TPO - Ủng hộ chủ trương làm dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, song đại biểu Quốc hội cũng đặc biệt lưu ý đến tiến độ triển khai, nguy cơ đội vốn cũng như hiệu quả đầu tư "siêu dự án" này. TPO - Ủng hộ chủ trương làm dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, song đại biểu Quốc hội cũng đặc biệt lưu ý...

Bộ trưởng GTVT nói gì về nỗi lo đường sắt tốc độ cao ‘lỡ hẹn’ như metro?

Nhiều đại biểu lo ngại dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đội vốn và 'lỡ hẹn' như tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Song, Bộ trưởng GTVT cho biết đã nhận diện và nghiên cứu kỹ các nguyên nhân chậm tiến độ, đội vốn. Sáng 13.11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên thường trực...

Chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Sáng 13/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Về mục tiêu đầu tư dự án, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết xây dựng tuyến đường sắt tốc độc cao nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận...

Robot đào hầm ngầm metro Nhổn

Sau hơn 3 tháng thi công, robot đã đào được 625m đoạn ngầm metro Nhổn - ga Hà Nội. Dự kiến sẽ hoàn thành công tác khoan hầm vào tháng 11/2025. ...

Metro số 1 thử nghiệm 100% công suất như chạy thương mại

Từ ngày 11 đến 17/11, tuyến metro số 1 chạy thử nghiệm theo kế hoạch với 100% công suất như vận hành thương mại gồm 17 đoàn tàu chạy xuyên suốt từ 5h đến 23h30. Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) cho biết, từ hôm nay (11/11), tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) bắt đầu vận hành thử nghiệm theo kế hoạch với 100% công suất thiết kế. Công tác này diễn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ôtô nối nhau hàng cây số chờ qua nút giao đang thi công tốc ở Đà Nẵng

TPO - Hàng nghìn phương tiện lưu thông mỗi ngày khiến khu vực nút giao đang thi công hạ tầng cao tốc Hòa Liên - Túy Loan đoạn qua Đà Nẵng liên tục ùn tắc, gây nhiều khó khăn cho người dân khi tham gia giao thông. 14/11/2024 | 08:26 ...

Ba tiêm kích thế hệ năm đồng loạt xuất hiện ở Trung Quốc

TPO - Ba máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-35A, J-20 cùng với Su-57 lần lượt xuất hiện trong hoạt động bay biểu diễn tại Triển lãm Hàng không Chu Hải năm 2024. TPO - Ba máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-35A, J-20 cùng với Su-57 lần lượt xuất hiện trong hoạt động bay biểu diễn tại Triển lãm Hàng không Chu Hải năm 2024. Triển lãm...

Trụ sở xã bỏ hoang, xuống cấp sau gần 5 năm sáp nhập

TPO - Sau khi sáp nhập thành xã Lưu Vĩnh Sơn (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh), hai trụ sở xã còn lại bỏ hoang, đến nay trở nên hoang phế, cỏ dại mọc đầy khuôn viên. 13/11/2024 | 16:41 TPO - Sau khi sáp nhập...

Hàng nghìn hộ dân dùng nước sông ô nhiễm để sinh hoạt

TPO - Chưa có nguồn nước sạch sử dụng nên hàng nghìn hộ dân các xã ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) phải sử dụng nước sông với nguy cơ ô nhiễm thường nhật để sinh hoạt. Người dân và chính quyền lo lắng bệnh tật sẽ xảy ra khi nguồn nước chưa đảm bảo. 13/11/2024 | 16:42 ...

Làng hoa nổi tiếng Hà Tĩnh dùng đèn chiếu cho hoa, tất bật vào vụ Tết

TPO - Nông dân làng nghề trồng hoa, cây cảnh xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc để cung ứng cho thị trường Tết năm 2025. TPO - Nông dân làng nghề trồng hoa, cây cảnh xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc để cung ứng cho thị trường Tết năm 2025. ...

Bài đọc nhiều

Giải thưởng “Nhà môi giới bất động sản Việt Nam” góp phần thúc đẩy thị trường phát triển

(Dân trí) - Batdongsan.com.vn vừa công bố Giải thưởng "Nhà môi giới bất động sản Việt Nam" - VREAA với kỳ vọng góp phần thúc đẩy sự minh bạch của thị trường và tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực trong ngành. Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vữngTừ ngày 1/8, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 chính thức có hiệu lực, siết chặt hơn các yêu cầu đối với...

Bắc Ninh xin ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư khu đô thị 45.000 tỷ đồng của Tập đoàn VinGroup

(CLO) UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản tới Bộ Quốc phòng và Bộ Công an để lấy ý kiến thẩm định hồ sơ chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị mới phía Tây Bắc (Khu 1). ...

Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Công an tỉnh Lai Châu tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn… Nhằm đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động quản lý và sử dụng vật liểu nổ công nghiệp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn, thời gian qua Công an tỉnh Lai Châu đã...

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm

Với tốc độ tăng trưởng 10-11% mỗi năm, chiếm tỷ lệ 2-5% GDP toàn ngành công nghiệp, ngành hóa chất đã có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Ngành công nghiệp nền tảng Theo phân tích toàn cầu của Oxford Economics, ngành công nghiệp hóa chất là lĩnh vực sản xuất lớn thứ 5 toàn cầu, xét về mức độ đóng góp trực tiếp hàng năm vào GDP do...

Kiên Giang xúc tiến thu hút đầu tư đối tác có công nghệ cao, đứng đầu các chuỗi cung ứng

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành vừa ký ban hành Chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang năm 2025. Kiên Giang xúc tiến thu hút đầu tư đối tác có công nghệ cao, đứng đầu các chuỗi cung ứngChủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành vừa ký ban hành Chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang năm 2025. ...

Cùng chuyên mục

Động thổ nhà máy sản xuất tôn thép Việt Pháp 45 triệu USD

Sáng 12/11, Lễ động thổ xây dựng Nhà máy Sản xuất tôn thép Việt Pháp số 2, với tổng mức đầu tư 45 triệu USD được tổ chức tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, TP. Hải Phòng. Hải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất tôn thép Việt Pháp 45 triệu USDSáng 12/11, Lễ động thổ xây dựng Nhà máy Sản xuất tôn thép Việt Pháp số 2, với tổng mức đầu tư 45 triệu USD được tổ chức...

Dự án Sun Group Hà Nam thi công thần tốc, bàn giao nhà sau 8 tháng

(Dân trí) - Gần 2.000 công nhân hối hả làm việc đêm ngày trên công trường Dự án đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam để kịp tiến độ bàn giao căn hộ cao tầng vào tháng 6/2025. Trên công trường dự án Sun Urban City Hà Nam vào đầu tháng 11 là khung cảnh bộn bề của máy móc, thiết bị ngổn ngang, gần 2.000 công nhân xây dựng của các nhà thầu Contecons, Delta, Tân Minh...

quặng sắt tăng do hy vọng kích thích từ Trung Quốc

Giá thép tại miền Bắc Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.790 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.530 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.640 đồng/kg. Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.530 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.890 đồng/kg. Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 có giá...

tăng nhẹ sau ba phiên giảm

Đồng ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) CMCU3 tăng 0,2% lên 9.163,5 USD/tấn. Giá đã giảm xuống còn 9.107 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 11/9, trong phiên trước đó. Hợp đồng đồng tháng 12 được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) SCFcv1 đã giảm 1,3% xuống còn 74.830 Nhân dân tệ (10.359,96 USD)/tấn. Đồng USD giữ gần mức đỉnh 6 tháng rưỡi so với các đồng tiền...

TP.HCM không giải ngân được 6.800 tỷ đồng tại “siêu” Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng

Dù TP.HCM bố trí 6.800 tỷ đồng để giải ngân cho “siêu” Dự án ngăn triều cường 10.000 tỷ đồng nhưng số vốn này không giải ngân được trong năm 2024 vì vướng thủ tục. TP.HCM không giải ngân được 6.800 tỷ đồng tại “siêu” Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồngDù TP.HCM bố trí 6.800 tỷ đồng để giải ngân cho “siêu” Dự án ngăn triều cường 10.000 tỷ đồng nhưng số vốn này không giải ngân được...

Mới nhất

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Peru gặp gỡ báo chí

Sau khi kết thúc hội đàm và nghi lễ trao huân chương cho Chủ tịch nước Lương Cường, hai nhà lãnh đạo Peru và Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ báo chí hai nước để thông tin về kết quả hội đàm. Theo đặc phái viên TTXVN, nhận lời mời của Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ...

Tổng thống Peru trao tặng Huân chương “Mặt trời Peru” cấp Đại Thập tự cho Chủ tịch nước Lương Cường

Tổng thống Peru trao tặng Huân chương “Mặt trời Peru” cấp Đại Thập tự cho Chủ tịch nước Lương Cường. Huân chương “Mặt trời Peru” cấp Đại Thập tự là phần thưởng cao quý nhất của Nhà nước nước Peru để ghi nhận những đóng góp của Chủ tịch nước Lương Cường vào việc thúc đẩy và tăng cường mối quan hệ...

TẬP ĐOÀN KIDO › Ông chủ Bánh bao Thọ Phát lần đầu chia sẻ lý do “bán mình” cho KIDO

Tập đoàn KIDO (KDC) vừa chính thức nâng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Thọ Phát Quốc Tế (Thọ Phát) lên 68% vốn điều lệ. Ông Trần Lệ Nguyên - Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc...

TẬP ĐOÀN KIDO › Thọ Phát đạt thương hiệu quốc gia sau 1 năm sáp nhập vào KIDO

Sau thương vụ M&A đình đám được thiết lập vào năm 2023, Thọ Phát sáp nhập, trở thành thành viên dưới trướng KIDO. Loạt hoạt động tái cấu trúc, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực sản...

Kỷ luật cựu chủ tịch Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng vì vi phạm liên quan Tập đoàn Phúc Sơn

Thủ tướng ký quyết định về việc thi hành kỷ luật đối với ông Trần Ngọc Căng, cựu chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, vì có những vi phạm liên quan một số gói thầu do Tập đoàn Phúc Sơn thực hiện. Cựu chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng lần thứ 2 bị kỷ...

Mới nhất