Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChi thêm chục triệu luyện ngoại ngữ, nửa câu cũng không dám...

Chi thêm chục triệu luyện ngoại ngữ, nửa câu cũng không dám nói

Nhiều học sinh, sinh viên cho rằng chương trình tiếng Anh (không chuyên) ở trường không đủ để nâng cao trình độ cũng không đủ hấp dẫn nên dễ chán nản, không còn hứng thú.


“Học thêm 3 năm vẫn không dám nói một câu”

Vừa vào năm học mới được 1 tháng, em Đỗ Thị Linh, học sinh lớp 5 ở Hà Nội phải quay video một bài nói tiếng Anh giới thiệu về bản thân. Cả buổi tối em lo lắng, đứng ngồi không yên. Lúc đầu nhờ mẹ trợ giúp, nhưng sau Linh ở một mình trong phòng khóc vì không thể nói được một câu tiếng Anh to, rõ ràng.

Trường hợp của Linh không hiếm ở các trường học công lập, nơi tiếng Anh phần nhiều nặng về ngữ pháp còn các kĩ năng như nghe, nói, viết bị coi nhẹ hơn.

Mẹ Linh cho biết, ngay từ năm lớp 2, chị đã cho con học thêm một giáo viên trong làng với lịch học 1 buổi/ tuần. Tuy tiền học phí không cao như ở các trung tâm ngoại ngữ nhưng với thời gian ba năm, học phí cũng trên chục triệu và con chị cũng hoàn thành bài tập trên lớp chứ không tăng được kiến thức và đặc biệt là phản xạ nói tiếng Anh vẫn kém.

“Đây là một điều đáng tiếc với

học tiếng Anh

ở Việt Nam khi vừa không có môi trường học tập ở trường, vừa không có môi trường để giao tiếp tiếng Anh thường xuyên nên học thêm ba năm, tốn học phí nhưng nhiều em không nói nổi một câu giao tiếp”, phụ huynh này cho hay.

Em Nguyễn Minh, học sinh một trường THCS ở Huyện Hoài Đức, Hà Nội thừa nhận đã lớp 8 và học thêm nhiều nhưng kiến thức còn rất hạn chế.

“Trên lớp đã học kiến thức ngữ pháp nhưng tuần nào em cũng học thêm một buổi ở ngoài cho yên tâm. Dù học thêm nhưng một câu nói giao tiếp tiếng Anh em không tự tin nói trước đám đông, bạn bè. Đây là một thất bại của em”- Minh chia sẻ.

Chi thêm chục triệu luyện ngoại ngữ, nửa câu cũng không dám nói- Ảnh 1.

Đỗ Văn Dũng,

sinh viên

năm thứ nhất của ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ, em vừa trải qua một quá trình học tiếng Anh ở phổ thông thực sự không hiệu quả vì mấy năm học phổ thông chỉ học ngữ pháp và từ vựng phục vụ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Các bài trong sách hầu như bỏ qua không học.

Mặt khác, Dũng cho rằng, học ở phổ thông không được học 4 kĩ năng như trong vở đã có. Một số thầy cô phát âm sai nên khiến việc học tiếng Anh của học sinh khi lên đến đại học vất vả và rất khó để sửa. Chính điều này ảnh hưởng đến kĩ năng nghe và nói tiếng Anh.

“Cách dạy tiếng Anh không chuyên ở đại học vẫn nặng ngữ pháp về lý thuyết. Nếu học giao tiếp, giảng viên vẫn giữ

phương pháp

ai giơ tay nói thì được điểm. Chính vì cách dạy nhàm chán, không sáng tạo khiến mình coi nhẹ việc học trong trường mà đi học thêm để bổ sung kiến thức” – đó là chia sẻ của Kim Anh, sinh viên năm cuối tại một trường đại học ở Hà Nội. Chỉ còn vài tháng nữa ra trường, Kim Anh vội đăng ký một lớp học giao tiếp để sau khi tốt nghiệp có cơ hội xin được công việc mong muốn.


Lỗi do đâu?

Hỏi lí do không hào hứng học tiếng Anh ở trường, nhiều học sinh thừa nhận chương trình học nhàm chán, thầy cô đã nhiều tuổi và phát âm có lúc còn sai.

Em Nguyễn Thị Hoài Thu, học sinh lớp 7 ở Hà Nội cho rằng, lớp em phải học với giáo viên quá già nên không có sự cập nhật kiến thức cũng như phát âm không chuẩn xác nên học sinh dần mất đi niềm yêu thích với môn học này.

Bà Đỗ Ngọc Dung, Hiệu trưởng một trường THCS ở Hà Nội chia sẻ, tổ tiếng Anh của trường có 4 giáo viên ở độ tuổi trên dưới 50 và 2 giáo viên trẻ (là hợp đồng thỉnh giảng).

Theo vị hiệu trưởng này, vì lí do tuổi tác nên việc dạy tiếng Anh cũng có những hạn chế khi số giáo viên trẻ được học tập theo phương pháp mới còn ít. Giáo viên hợp đồng thỉnh giảng là giáo viên của trường khác nên việc đổi mới xuất hiện nhiều khó khăn.

“Người cao tuổi nhất là thầy giáo 53 tuổi, hai cô giáo khác đều 50 tuổi, một cô giáo cũng đã 44 tuổi. Hai cô giáo trẻ một người sinh 1991, một người sinh 1999 chỉ là giáo viên hợp đồng. Trường chỉ có một cô có bằng sư phạm tiếng Anh nhưng tới ba giáo viên chỉ học lớp của huyện trước kia”, cô Dung chia sẻ.

Bà Dung cho rằng tiếng Anh theo chương trình mới phát triển cả bốn kỹ năng cho học sinh nhưng có thể do chương trình khá nặng, việc đổi mới để có sự hấp dẫn không phải ai cũng làm được nên học trò chưa thật hứng thú.

Là sinh viên năm nhất của trường ĐH Ngoại ngữ- ĐH Quốc gia Hà Nội, em Đỗ Ngọc Dương vừa phải đi học thêm tiếng Anh ở ngoài, vừa đi trợ giảng ở trung tâm tiếng Anh để tăng kĩ năng cho mình.

Dương cho rằng, chương trình tiếng Anh ở trường khá nhàm chán và không đủ hấp dẫn để sinh viên chú trọng học tập, rèn luyện.

Các học phần tiếng Anh ở trường đại học có dạy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, nhưng không đào quá sâu nội dung bài nên em không có hứng thú với việc học tiếng Anh ở trường và nên gần như bỏ qua môn này.

“Nhưng nói đi cũng phải nói lại, bản thân mình và một số bạn khác vẫn còn lười và chưa đủ động lực để tự học. Nói thật nếu bản thân sinh viên không có động lực học thì cách dạy có hay đến mấy, các bạn cũng không tiến bộ”, nam sinh chia sẻ.

Dương đề xuất, giáo trình tiếng Anh ở trường đại học cần phải thay đổi theo hướng nên chú trọng cả 4 kỹ năng và nên có nhiều bài thuyết trình bằng tiếng Anh cho sinh viên để tạo được môi trường sử dụng tiếng Anh thành thục. Đặc biệt, trong lớp học nên dùng 100% tiếng Anh và chia ra các cấp độ, học phần tiếng Anh để các bạn đỡ bị ngợp.

Năm 2024 là năm thứ tư liên tiếp trình độ tiếng Anh toàn cầu giảm. Đáng chú ý, xu hướng thành thạo tiếng Anh của người Việt giảm 5 bậc, tụt xuống nhóm có mức độ thông thạo thấp.





Nguồn: https://danviet.vn/chi-them-chuc-trieu-luyen-ngoai-ngu-nua-cau-cung-khong-dam-noi-20241114070027448.htm

Cùng chủ đề

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội lập “cú đúp” giải nhất tài năng Anh ngữ

NDO - Từ hơn 40 nghìn thí sinh đăng ký tranh tài, Ban tổ chức Cuộc thi "Tài năng Anh ngữ dành cho học sinh, sinh viên Thủ đô" lần thứ 8, năm 2024 đã tìm ra 50 gương mặt tiêu biểu để triển khai vòng chung kết, chia đều cho 2 bảng đấu trung học phổ thông và đại học-cao đẳng-học viện. Chiều tối 7/12, tại Hà Nội, Thành đoàn, Hội Sinh viên thành...

Tăng cường các giải pháp tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Cụ thể, dự thảo Thông tư mới sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi theo hướng Thông tư chỉ quy định khung, các yêu cầu, tiêu chí tối thiểu đối với các đơn vị tổ chức; không quy định chi tiết quy định và quy trình tổ chức thi như trước đây. Theo đó, các đơn vị căn cứ tiêu chí, tự xây...

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Sinh viên ngành ngôn ngữ hiếm đắt hàng

TPO - Sinh viên tốt nghiệp những ngành ngôn ngữ hiếm tại Việt Nam có việc làm ngay, đạt tỉ lệ trên 90%.  TPO - Sinh viên tốt nghiệp những ngành ngôn ngữ hiếm tại Việt Nam có việc làm ngay, đạt tỉ lệ trên 90%.  Sinh viên ngành ngôn ngữ Bồ Đào Nha, Trường Đại học Hà Nội. Hội thảo khoa học quốc tế “Giảng dạy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khu rừng rộng qua 5 tỉnh, phía Đồng Nai thấy la liệt động vật hoang dã, đàn bò tót đứng bên con nai

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai nằm trải rộng trên địa bàn 5 tỉnh gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng và Đắk Nông với tổng diện tích hàng trăm ngàn hécta. Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai là nơi có các dạng...

Tiêm kích SU-30MK2 thả mồi bẫy nhiệt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng nay (17/12), tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Bộ Quốc phòng tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Với quy mô và đội hình biểu diễn lớn hơn nhiều so với năm 2022, chương trình khai mạc năm nay sẽ giới thiệu nhiều khí tài quân sự hiện đại, khẳng...

Dương Trường Giang “bắt tay” với rapper Rica hát về sự cao thượng trong tình yêu

Tối 16/12, nhạc sĩ Dương Trường Giang ra mắt MV “Chỉ là thời gian dành cho nhau đã hết” tại Hà Nội thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và người hâm mộ. ...

Các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đưa sản phẩm nông sản và chế biến đặc sắc đến An Giang quảng bá, kết nối

30 doanh nghiệp đến từ TP.Hồ Chí Minh, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long đã đưa hơn 100 sản phẩm nông sản và các sản phẩm chế biến đặc sắc nhất đến Diễn đàn Mekong Connect năm 2024 tại An Giang để quảng...

Trời tối ra đồng ở một nơi của Quảng Ngãi chợt thấy bóng điện sáng choang suốt cả một mùa đông

Trong khi vạn vật những nơi khác bị màn đêm mùa Đông phủ kín và chìm trong giấc ngủ, thì tại những khu vườn, ruộng hoa cúc tết ở “thủ phủ” Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ…tỉnh Quảng Ngãi, vẫn sáng rực ánh đèn để “giục” hoa vươn cành, nở đúng dịp ngày...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Đại học Trà Vinh thăng hạng ấn tượng trong bảng xếp hạng UI GreenMetric 2024

Trường Đại học Trà Vinh vừa ghi dấu ấn mạnh mẽ trong bảng xếp hạng UI GreenMetric World University Rankings 2024 khi đạt vị trí 133/1.477, tiếp tục thăng hạng so với năm 2023 và giữ vững vị thế trong top 200 đại học xanh, phát triển bền vững hàng đầu thế giới. Đây là năm thứ năm liên tiếp nhà trường duy trì thành tích đáng tự hào này, khẳng định sự cam kết không ngừng nghỉ...

Học sinh tạm trú tại TP.HCM có được miễn học phí?

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh các cấp được rất nhiều người dân quan tâm. Liệu học sinh tạm trú có được miễn học phí? Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa hoàn thành dự thảo nghị quyết...

Phải xuất phát từ nhu cầu tự thân

Tính đến ngày 30/11/2024, Việt Nam đã có 2.179 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng. Thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các cơ sở giáo dục tập trung vào hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, đặc biệt là cải tiến chương trình đào tạo, sau đó mới tiến hành kiểm định chương trình. ...

Sinh viên thiếu kiến thức cơ bản khi ra trường do giáo trình lỗi thời

Theo một nghiên cứu tại Trung Quốc, những kiến thức mà sinh viên khối ngành kỹ thuật nước này tiếp nhận trên giảng đường ĐH trở nên 'vô dụng' ở nơi làm việc. ...

TP HCM chính thức đề xuất môn thi thứ 3 là ngoại ngữ

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM kiến nghị được trao quyền chủ động cho các cơ sở trong việc tổ chức thi lớp 10, gồm: Chọn môn thi thứ ba phù hợp đặc thù của địa phương ...

Mới nhất

Lực lượng nắm quyền muốn giải tán mọi nhóm vũ trang ở Syria

Ông Ahmed al-Sharaa, thủ lĩnh của nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu lực lượng lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm...

Tổng thống Putin cáo buộc phương Tây đang đẩy Nga vượt qua “lằn ranh đỏ”

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/12, đã đưa ra những phát biểu mạnh mẽ và cứng rắn, cáo buộc các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ và các đồng minh trong NATO, đã liên tục có những hành động khiêu khích, gây áp lực, và “đẩy Nga vào thế khó”.  Theo ông, những hành động này...

Hoành tráng lễ Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

(Dân trí) - Sáng 17/12 tại sân bay Gia Lâm (TP Hà Nội), Bộ Quốc phòng tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 với nhiều nội dung biểu diễn hoành tráng, đẹp mắt của các đơn vị quân đội. Sáng 17/12, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc...

4 lý do Nha khoa Úc Châu là địa chỉ chăm sóc răng miệng cho mọi nhà

Tay nghề và trình độ của bác sĩĐội ngũ bác sĩ tại Nha khoa Úc Châu được đào tạo chuyên môn từ các trường đại học y danh tiếng trong nước và có giấy phép hành nghề đúng chuyên môn nghiệp vụ. Khách hàng khi đến với Nha khoa Úc Châu sẽ được thăm khám, tư vấn và...

Người góp phần đưa “miến dong Bình Liêu” thành sản phẩm OCOP

Cây dong riềng rất gắn bó với đời sống với người dân ở các xã vùng cao huyện Bình Liêu, và Bình Liêu cũng là huyện sản xuất miến dong nhiều nhất ở tỉnh Quảng Ninh. Để sản phẩm miến dong ngày càng phát triển, đạt sản phẩm OCOP có sự nỗ lực không nhỏ của nhiều NCT trên...

Mới nhất

Nhân sự và tài chính