Nằm cách thành phố Hà Giang hơn 100km, Hoàng Su Phì là huyện biên giới phía Tây tỉnh Hà Giang, với 13 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm hơn 95%. Thời gian qua, huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội. Trong đó, tổ chức thực hiện hiệu quả các dự án chính sách dân tộc, các chương trình mục tiêu quốc gia. Qua đó, đã góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định đời sống của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn.Trao đổi với báo Dân tộc và Phát triển về kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) Đinh Hồng Vinh khẳng định: Chương trình đã góp phần thay đổi tích cực đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào vùng DTTS&MN. Nhìn chung, các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình cơ bản đã đạt so với kế hoạch đề ra.Vào lúc 15h45 chiều 12/11 theo giờ địa phương, chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Jorge Chavez ở Thủ đô Lima, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra.Nằm cách thành phố Hà Giang hơn 100km, Hoàng Su Phì là huyện biên giới phía Tây tỉnh Hà Giang, với 13 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm hơn 95%. Thời gian qua, huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội. Trong đó, tổ chức thực hiện hiệu quả các dự án chính sách dân tộc, các chương trình mục tiêu quốc gia. Qua đó, đã góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định đời sống của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn.Hứa hẹn hấp dẫn và đặc sắc Tuần Văn hóa-Du lịch Lai Châu sẽ diễn ra tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 22-24/11. Sự kiện do Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu phối hợp Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức, với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.Với xu hướng tiêu dùng gia tăng từ nay cho tới Tết Nguyên Đán, dự kiến tăng khoảng hơn 20% so với các tháng thường, hệ thống siêu thị WinMart cho biết, sẽ tăng cường nguồn cung cho tất cả các nhóm sản phẩm, giúp khách hàng an tâm mua sắm với giá bình ổn. Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, đặc biệt tập trung vào các sản phẩm tươi sống và thực phẩm thiết yếu, chuỗi bán lẻ đã chủ động hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp, đảm bảo giá cả và nguồn hàng trong hệ thống luôn ổn định.Trao đổi với báo Dân tộc và Phát triển về kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) Đinh Hồng Vinh khẳng định: Chương trình đã góp phần thay đổi tích cực đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào vùng DTTS&MN. Nhìn chung, các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình cơ bản đã đạt so với kế hoạch đề ra.Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Sơn La đã và đang triển khai phục dựng, phát triển các trò chơi dân gian của đồng bào DTTS. Điều này góp phần không nhỏ để bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc trong nhịp sống hiện đại, khuyến khích phong trào luyện tập và thi đấu thể dục thể thao trong Nhân dân.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 12/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Tối 16/11 sẽ diễn ra Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn. Món ăn dân dã từ núi rừng xứ Lạng. Người phụ nữ thổi đinh tút nổi tiếng ở buôn Chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Với sự đồng lòng, quyết tâm của chính quyền và Nhân dân, thời gian qua việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã đạt được những kết quả tích cực. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc từng bước hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2024 cũng như các năm tiếp theo trên địa bàn.Quảng Bình đã giải ngân được 66,15% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Đáng chú ý, có một số Dự án có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư phát triển rất cao như, Dự án 4: đạt trên 79%; Dự án 5 đạt 72,1%; Dự án 9 đạt 54,7% ….Một phụ nữ tại Bình Thuận bị chó con cào trúng người cách đây 2 năm, không tiêm ngừa dại, đã phát bệnh và không qua khỏi.Cơ quan Công an tỉnh Hòa Bình vừa giải cứu một cháu bé sơ sinh khỏi nhóm buôn người gồm nhiều phụ nữ.Sau trận mưa lũ vừa qua, nhiều diện tích rừng ở Lào Cai bị tàn phá do sạt lở, gió lốc, trong đó nhiều diện tích rừng bị thiệt hại nằm ở những khu vực có địa hình hiểm trở, núi cao, khó khăn cho công tác trồng rừng. Tuy nhiên, với quyết tâm “chữa lành lá phổi xanh”, tỉnh Lào Cai đã và đang có nhiều giải pháp để từng bước phủ xanh lại diện tích rừng đã mất.
Nhiều kết quả nổi bật về công tác dân tộc
Để cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, huyện đã ban hành các nghị quyết, kế hoạch, đề án triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
Theo đó, các chương trình, chính sách được triển khai hiệu quả, đúng đối tượng đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, tạo sự thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi của huyện. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; nhiều hộ đã có tích luỹ và mở rộng phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, du lịch dịch vụ. Các công trình cơ sở hạ tầng đầu tư đã phát huy hiệu quả, góp phần tích cực vào chương trình xây dựng nông thôn mới, đời sống vật chất của đồng bào DTTS từng bước được cải thiện và nâng cao; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường; an ninh – quốc phòng được giữ vững.
Hằng năm, trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ, căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế – xã hội, huyện Hoàng Su Phì đã lồng ghép nguồn lực từ các Chương trình MTQG như: Xây dựng nông thôn mới; Giảm nghèo bền vững; Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông, hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội… vùng đồng bào DTTS nhất là các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới.
Chỉ tính riêng Chương trình MTQG 1719, trong giai đoạn 2022-2024 huyện Hoàng Su Phì được phân bổ 452.169 triệu đồng, thực hiện nội dung các dự án, tiểu dự án. Từ nguồn lực đó, địa phương đã hỗ trợ xây dựng và cải tạo 374 căn nhà; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 4.869 hộ; xây dựng 8 công trình nước sinh hoạt tập trung; hỗ trợ xây dựng trên 100 dự án hỗ trợ phát triên sản xuất cộng đồng và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng DTTS cho 20/20 xã, đạt 100% kế hoạch;
Bên cạnh đó, địa phương cũng đã đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị cho các trường nội trú, bán trú, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng cho con em đồng bào dân tộc có khó khăn đặc thù; tổ chức các lớp xóa mù chữ; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy sinh dưỡng trẻ em kế hoạch cả giai đoạn năm 2021-2025 tại 24/24 xã, thị trấn, đạt 100% kế hoạch; thực hiện bình đẳng giới và những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.
Ngoài ra, huyện cũng thực hiện tốt các chính sách về bảo tồn và phát triển văn hóa, du lịch, thông tin tuyên truyền đối với đồng bào vùng DTTS. Trong đó, chú trọng bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, phục dựng các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc. Huy động nhiều nguồn lực để đầu tư hạ tầng phát triển du lịch, gắn kết và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương, từ năm 2021 – 2024 đã hỗ trợ 11.835 lao động người DTTS tiếp cận thuận lợi với thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm. Theo số liệu điều tra kinh tế- xã hội hết năm 2023 tại huyện Hoàng Su Phì, tỷ lệ hộ nghèo còn 41,35% (giảm 6,58% so với năm 2022), tỷ lệ hộ cận nghèo còn 19,99% (giảm 0,41% so với năm 2022), tỷ lệ nghèo đa chiều còn 61,34% (giảm 6,99% so với năm 2022).
Để chính sách dân tộc tiếp tục đi vào cuộc sống
Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, giai đoạn 2024-2029, huyện Hoàng Su Phì xác định, ưu tiên tập trung các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa huyện với các huyện trong tỉnh.
Đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người DTTS. Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; tiếp tục xây dựng và củng cố khối đoàn kết dân tộc.
Cụ thể, huyện đặt mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 6,5%/năm; đảm bảo 100% đường giao thông từ huyện đến trung tâm xã được nhựa hóa, bê tông hóa; 100% hộ sử dụng điện thường xuyên; 100% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; thực hiện tốt chính sách về giáo dục – đào tạo và y tế cho đồng bào DTTS…
Để chính sách dân tộc tiếp tục đi vào cuộc sống, thời gian tới, cấp ủy, chính quyền huyện tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc.
Cùng với đó, kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và cán bộ làm công tác dân tộc theo đúng quy định. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người DTTS cho từng địa phương, từng dân tộc. Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc.
Huyện cũng triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án trong vùng đồng bào DTTS.Theo Phòng Dân tộc huyện Hoàng Su Phì, huyện sẽ huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế – xã hội ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn và các thôn có đông đồng bào DTTS sinh sống.
Tập trung chủ yếu trên các lĩnh vực: Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng; đầu tư phát triển sản xuất; thực hiện có hiệu quả 3 Chương trình MTQG; từng bước thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa vùng dân tộc và các vùng khác trong huyện, giữa các dân tộc trên địa bàn.
Có thể thấy, việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đã tạo ra những bước chuyển rõ nét về mọi mặt, làm thay đổi diện mạo khu vực miền núi, nâng cao đời sống của người dân.
Điều đó càng làm nhân lên niềm tin của đồng bào các DTTS đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; tạo động lực để đồng bào đoàn kết, phấn đấu xây dựng bản, làng ấm no, hạnh phúc.
Nguồn: https://baodantoc.vn/hieu-qua-tu-thuc-hien-chinh-sach-dan-toc-o-huyen-hoang-su-phi-ha-giang-1730791380970.htm