Trang chủNewsBiên giới - Lãnh thổHiệp định về biển cả

Hiệp định về biển cả

Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ) là hiệp định thứ ba thực thi UNCLOS, củng cố hơn nữa UNCLOS, góp phần củng cố chủ nghĩa đa phương, là dấu mốc mới trong sự phát triển của luật pháp quốc tế.

Hiệp định về biển cả (BBNJ): Mốc dấu mới của luật pháp quốc tế, 'cánh tay nối dài' của UNCLOS
Hội nghị liên chính phủ thông qua Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (Hiệp định BBNJ) ngày 16/9/2023. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)

Dấu mốc lịch sử

Là khu vực nằm ngoài 200 hải lý, không thuộc quyền tài phán của bất cứ quốc gia nào, vùng biển quốc tế chiếm 2/3 diện tích biển, đại dương trên thế giới và bao phủ gần 50% bề mặt Trái đất. Tại nơi này, tập trung các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, gồm sinh vật và phi sinh vật, mang lại lợi ích to lớn cho con người.

Vùng biển quốc tế đóng vai trò quan trọng không chỉ trong giao thông, vận tải mà còn trong phát triển kinh tế quốc gia, khu vực và toàn cầu, góp phần vào sự phát triển bền vững của các cộng đồng ven biển.

Trong một dịp trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam, Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski nhận định: “Sự thông qua Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ) năm ngoái đã chứng minh cộng đồng quốc tế có khả năng bổ sung thay vì làm suy yếu UNCLOS. Đó là một khác biệt quan trọng”.

Tuy nhiên, đây cũng là khu vực mà đa số chưa được con người khám phá hết. Chỉ có số ít các quốc gia, tổ chức làm chủ về khoa học – công nghệ mới có năng lực tới khám phá thăm dò tại những vùng biển xa xôi và sâu thẳm đó.

Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), văn kiện được xem là Hiến pháp của biển và đại dương, đã đặt ra các quy định về quyền tự do hàng hải, tự do đánh cá và tự do nghiên cứu khoa học trên biển ở các khu vực ngoài vùng đặc quyền kinh tế… Tuy nhiên, UNCLOS không có điều khoản nào đề cập cụ thể việc tiếp cận, sử dụng và chia sẻ lợi ích từ các nguồn đa dạng sinh học biển nằm ngoài những vùng thuộc quyền tài phán quốc gia, cũng như chưa có cơ chế điều phối, kiểm soát các hoạt động trên biển nhằm bảo vệ các nguồn gene khỏi sự suy giảm, cạn kiệt.

Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa đạng sinh học biển tại các vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, cộng đồng quốc tế nỗ lực có những hành động tập thể chung, nhất là trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều nguy cơ làm suy thoái môi trường biển và tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu tới biển và đại dương.

Quá trình đàm phán văn kiện ràng buộc pháp lý về đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia đã diễn ra trong gần 20 năm qua.

Ngày 4/3/2023, tại New York (Mỹ), Hội nghị liên chính phủ của LHQ đã hoàn thành quá trình đàm phán về văn kiện pháp lý quốc tế về đa dạng sinh học biển ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.

Tiếp đó, ngày 19/6/2023, Hội nghị liên chính phủ đã đồng thuận thông qua Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (Hiệp định BBNJ).

Ngày 1/8/2023, Đại hội đồng LHQ họp phiên toàn thể thông qua Nghị quyết về Hiệp định BBNJ với sự ủng hộ của 150/193 quốc gia thành viên. Từ ngày 20/9/2023, Hiệp định được mở ký trong vòng hai năm và sẽ có hiệu lực 120 ngày sau khi được ít nhất 60 quốc gia thành viên nộp phê chuẩn, phê duyệt, chấp nhận hoặc gia nhập.

Hiệp định về biển cả (BBNJ): Mốc dấu mới của luật pháp quốc tế, 'cánh tay nối dài' của UNCLOS
Đoàn liên ngành Việt Nam tham dự Hội nghị liên chính phủ thông qua BBNJ. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)

Củng cố sức sống của chủ nghĩa đa phương

Hiệp định BBNJ là hiệp định thứ ba thực thi UNCLOS (sau Hiệp định về đàn cá di cư và Hiệp định nhằm thực thi Phần XI của UNCLOS), củng cố hơn nữa UNCLOS – khuôn khổ pháp lý toàn diện cho mọi hoạt động trên biển.

Bên cạnh đó, Hiệp định BBNJ còn góp phần củng cố chủ nghĩa đa phương, là dấu mốc mới trong sự phát triển của luật pháp quốc tế và góp phần thực hiện thập kỷ LHQ về khoa học biển phục vụ phát triển bền vững và thực hiện Mục tiêu phát triển thứ 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn tài nguyên biển phục vụ phát triển bền vững.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres từng nhấn mạnh, quá trình đàm phán và thông qua BBNJ thể hiện sức mạnh của chủ nghĩa đa phương, được xây dựng trên tinh thần của UNCLOS, thể hiện cam kết giải quyết các thach thức toàn cầu và đảm bảo sự bền vững tại các khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.

Ngoài ra, BBNJ hứa hẹn mở ra những cánh cửa cơ hội mới cho hợp tác quốc tế trong những lĩnh vực đòi hỏi năng lực khoa học-công nghệ cao như nguồn gene biển, công cụ quản lý vùng, đánh giá tác động môi trường biển, xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ biển.

Trong khuôn khổ Đối thoại Biển Đông lần thứ 13 do Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao) tổ chức tại Cần Thơ (ngày 14/11), các học giả uy tín trong nước và quốc tế sẽ tập trung trao đổi và làm rõ các nội dung cơ bản của BBNJ; đồng thời thảo luận về cách thức Hiệp định này được áp dụng phù hợp với các công cụ pháp lý hiện hành khác.

Nhiều quan chức các nước đã từng đưa ra đánh giá về ý nghĩa của hiệp định BBNJ. Trong đó, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan nhấn mạnh rằng, văn kiện này tượng trưng cho một chiến thắng nữa của luật pháp quốc tế và chủ nghĩa đa phương khi được thông qua vào thời điểm thế giới chứa đựng nhiều vấn đề bất ổn. Thỏa thuận đạt được là một minh chứng về những gì các thành viên LHQ có thể đạt được khi hợp tác cùng nhau.

Bộ trưởng Ngoại giao Maldives Abdulla Shahid hoan nghênh cột mốc quan trọng trong nỗ lực tập thể để bảo vệ và quản lý bền vững tài nguyên biển vô giá tồn tại ngoài phạm vi quyền tài phán quốc gia.

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Chile Alberto van Klaveren khẳng định Chile sẵn sàng tham gia vào Ban thư ký của Hiệp định BBNJ với tinh thần xây dựng cao nhất, nhằm cùng thế giới đạt những tiến bộ lớn hơn nữa để bảo vệ đại dương.

Nếu có đủ 60 nước gia nhập, phê chuẩn, phê duyệt hoặc chấp thuận, Hiệp định BBNJ sẽ chính thức có hiệu lực. Trong vòng một năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, Tổng thư ký LHQ sẽ triệu tập cuộc họp đầu tiên của hội nghị các nước thành viên của văn kiện này.

Việt Nam tham gia chủ động, có trách nhiệm

Là một quốc gia có biển, Việt Nam đã tích cực tham gia vào quá trình đàm phán BBNJ ngay từ những ngày đầu tiên; đưa ra các đề xuất, đóng góp thực chất và cũng là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia ký kết BBNJ ngay ngày đầu tiên Hiệp định được mở ký.

Chia sẻ với báo chí, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại LHQ từng nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn “trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an toàn… tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương” (Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045).

Do đó, theo Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Việt Nam có nhu cầu tận dụng các biện pháp xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ cũng như nguồn lực tài chính của quỹ chia sẻ lợi ích từ nguồn gene biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia để “tiếp cận, tận dụng tối đa thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến”, “đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển, hình thành đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ biển có năng lực, trình độ cao”, từ đó “phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học”, như các mục tiêu mà Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh với chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta về biển cũng như về hội nhập quốc tế, với phương châm “chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng”, “là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”, Việt Nam sẽ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động trên vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, trong khu vực Đông Nam Á, cũng như những khu vực khác trên thế giới.

Hiệp định BBNJ, gồm Phần Mở đầu, 12 Phần với 76 điều cùng với hai Phụ lục kèm theo, hướng tới mục tiêu đảm bảo bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển cho hiện tại và trong dài hạn, thông qua việc thực thi hiệu quả các quy định của UNCLOS 1982 và tăng cường hợp tác quốc tế.

Hiệp định BBNJ quy định 4 vấn đề quan trọng trong đảm bảo đa dạng sinh học biển gồm: nguồn gene biển; các biện pháp, công cụ quản lý dựa vào vùng (ABMT), bao gồm các khu vực bảo tồn biển (MPA); đánh giá tác động môi trường biển (EIA) và xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ biển.

Hiệp định về biển cả (BBNJ): Mốc dấu mới của luật pháp quốc tế, 'cánh tay nối dài' của UNCLOS
Việt Nam tích cực đề cao giá trị của UNCLOS, thúc đẩy hợp tác về biển và đại dương Việt Nam tích cực đề cao giá trị của UNCLOS, thúc đẩy hợp tác về biển và đại dương

Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (SPLOS) lần thứ 34 được tổ chức từ ngày 10-14/6. …

Philippines từ chối đề nghị giúp đỡ của Mỹ ở Biển Đông, khẳng định Hiệp ước phòng thủ chung 'còn lâu mới được áp dụng' Philippines từ chối đề nghị giúp đỡ của Mỹ ở Biển Đông, khẳng định Hiệp ước phòng thủ chung ‘còn lâu mới được áp dụng’

Mặc dù tình hình căng thẳng với Trung Quốc leo thang tại Biển Đông nhưng Philippines khẳng định chưa cần sự giúp đỡ trực tiếp …

Hội thảo quốc tế thường niên về Biển Đông lần thứ 14: Việt Nam nhấn mạnh việc tuân thủ luật pháp quốc tế, đề cao trách nhiệm của các nước liên quan Hội thảo quốc tế thường niên về Biển Đông lần thứ 14: Việt Nam nhấn mạnh việc tuân thủ luật pháp quốc tế, đề cao trách nhiệm của các nước liên quan

Mới đây, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại thủ đô Washington D.C đã tổ chức hội thảo …

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS 30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Với việc giải quyết hơn 30 tranh chấp biển trong gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng …

Luật pháp quốc tế là 'la bàn' cho vấn đề Biển Đông, còn nhiều 'gánh nặng' trên vai nhưng vai trò của ASEAN là căn bản Luật pháp quốc tế là ‘la bàn’ cho vấn đề Biển Đông, còn nhiều ‘gánh nặng’ trên vai nhưng vai trò của ASEAN là căn bản

An ninh Biển Đông là an ninh với nhiều quốc gia, do đó, chúng ta phải chịu trách nhiệm về an ninh dựa trên luật …





Nguồn: https://baoquocte.vn/hiep-dinh-ve-bien-ca-bbnj-moc-dau-moi-cua-luat-phap-quoc-te-canh-tay-noi-dai-cua-unclos-293364.html

Cùng chủ đề

Từ bài học ở Biển Đỏ, nhận diện rủi ro kết nối hàng hải trên Biển Đông

Điểm nghẽn tại một hành lang hàng hải có thể sẽ tác động tới tự do hàng hải toàn cầu, từ câu chuyện hiện nay ở Biển Đỏ có thể hình dung ra những thách thức đối với hàng hải ở Biển Đông nếu những bất đồng không được kiểm soát tốt.

Đối thoại Biển lần thứ 12: Thúc đẩy kết nối trên biển

Việt Nam cam kết mạnh mẽ về an toàn hàng hải, tự do hàng hải và hàng không, kết nối hàng hải không bị cản trở theo luật pháp quốc tế.

Đối thoại Biển lần thứ 11

Ngày 11-7, Đối thoại Biển lần thứ 11 với chủ đề “Hoạt động phức hợp: Thúc đẩy hay cản trở trật tự trên biển” do Học viện Ngoại giao, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung tại Việt Nam (KAS) đồng tổ chức diễn ra tại Hải Phòng. Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: ĐOÀN CA Đối thoại là cơ hội để xác định nội hàm của hoạt động phức hợp, các trường hợp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Prudential trao “món quà” chu toàn giải pháp bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình dịp cuối năm

Với mục tiêu mang những giải pháp bảo vệ đến gần hơn với khách hàng và những người thân, Prudential Việt Nam ra mắt chương trình “Một giải pháp sức khỏe, cả gia đình an vui”. Đây là một trong những nỗ lực tiếp nối cam kết của Prudential trong việc mang lại giá trị gia tăng và nâng cao trải nghiệm của khách hàng tham gia bảo hiểm.

Muốn phá bỏ giới hạn của chính phủ Mỹ theo hướng chưa từng có, ông Trump lập hẳn bộ mới cho tỷ phú Elon...

Ngày 12/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ thành lập một bộ mới có tên Bộ Hiệu quả chính phủ, nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của chính phủ trong nhiệm kỳ 2025-2029.

Đồng USD tăng cao nhất trong 4 tháng, gây áp lực lên giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 13/11, cả dầu Brent và WTI đều “neo” ở mức giá đạt được trong phiên giao dịch trước. Giá dầu gần như đi ngang khi kết thúc phiên giao dịch ngày 12/11. Đồng USD tăng gây áp lực lên giá dầu.

Hàn Quốc chuẩn bị tập trận cùng Mỹ-Nhật, xem nhẹ khả năng Triều Tiên sẽ đối thoại với chính quyền Washington?

Hàn Quốc thông báo sẽ tổ chức một cuộc tập trận chung kéo dài 3 ngày với Mỹ và Nhật Bản, đồng thời nhận định, Triều Tiên sẽ không đối thoại với Mỹ trong thời gian hợp tác quân sự với Nga.

Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh hoàn thành tốt sứ mệnh, khẳng định vị trí, thương hiệu

Ngày 12/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức gặp mặt nghệ nhân, nghệ sĩ và kỷ niệm 55 năm thành lập Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Bài đọc nhiều

Cuộc gặp gỡ của những người bắc nhịp cầu tình hữu nghị Việt

(ĐCSVN) - Trong suốt hơn bốn tiếng diễn ra buổi gặp mặt của các cựu sinh viên học tiếng Việt, khán phòng đầy ắp tiếng cười và cả những bâng khuâng, bồi hồi trên khóe mắt. Tình yêu tiếng Việt, sự yêu mến, gắn bó với đất nước và con người Việt Nam đã giúp họ xích lại gần nhau và giúp tình hữu nghị Việt – Nga thêm bền chặt. Năm 2024, Trường Đại học Quan hệ quốc tế...

Khi hai thôn Việt – Lào hòa chung nhịp sống

Mô hình kết nghĩa thôn bản ở biên giới Việt - Lào đang dần trở thành biểu tượng của tình hữu nghị bền vững giữa hai dân tộc. Tại những khu vực biên giới xa xôi này, người dân hai quốc gia không chỉ chung sống hòa bình mà còn hỗ trợ nhau trong mọi hoàn cảnh, tạo nên tình đoàn kết, gắn bó như ruột thịt. Tình làng nghĩa xóm nơi biên giới ...

Quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam

(ĐCSVN) - Gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc tại Thụy Điển, Phó Chủ tịch nước Võ Thi Ánh Xuân cho biết quan hệ truyền thống hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Thụy Điển đang phát triển rất tốt đẹp trên các lĩnh vực kinh tế thương mại, đầu tư, du lịch… ...

Phát huy vai trò cầu nối thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đặc biệt Việt Nam

(ĐCSVN) - Nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời, một nguồn lực của cộng đồng dân tộc và nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước, Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị Đại sứ quán tiếp tục phát huy vai trò cầu nối thúc đẩy và làm...

Người dân 3 xã biên giới ở Nghệ An vui ngày Hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Nhân kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), tại nhiều bản biên giới ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, với nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao đầy ý nghĩa, thiết thực, thắm tình đoàn kết quân dân. Tại các bản: Ta Đo (xã Mường Típ), Noọng Hán (xã Đoọc Mạy),...

Cùng chuyên mục

Nỗ lực vì công lý cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam

(ĐCSVN) - Tiếp bà Trần Tố Nga, kiều bào Pháp, Thứ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng khẳng định, những nỗ lực và cống hiến của bà Nga là tấm gương cho sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý cho các nạn nhân và gia đình các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam. Ngày 12/11, tại trụ sở Bộ Ngoại giao,...

Khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho người dân ở xã biên giới Tây Nghệ An

Ngày 12/11, tại xã Tri Lễ (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 4 (Quân khu 4) phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức Lễ khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ kỳ 1, giai đoạn 1 cho 26 học viên là người dân trên địa bàn bản Lam Hợp của xã này. Lớp học sẽ diễn ra vào mỗi tối hàng ngày,...

Quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam

(ĐCSVN) - Gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc tại Thụy Điển, Phó Chủ tịch nước Võ Thi Ánh Xuân cho biết quan hệ truyền thống hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Thụy Điển đang phát triển rất tốt đẹp trên các lĩnh vực kinh tế thương mại, đầu tư, du lịch… ...

Khi hai thôn Việt – Lào hòa chung nhịp sống

Mô hình kết nghĩa thôn bản ở biên giới Việt - Lào đang dần trở thành biểu tượng của tình hữu nghị bền vững giữa hai dân tộc. Tại những khu vực biên giới xa xôi này, người dân hai quốc gia không chỉ chung sống hòa bình mà còn hỗ trợ nhau trong mọi hoàn cảnh, tạo nên tình đoàn kết, gắn bó như ruột thịt. Tình làng nghĩa xóm nơi biên giới ...

Cuộc gặp gỡ của những người bắc nhịp cầu tình hữu nghị Việt

(ĐCSVN) - Trong suốt hơn bốn tiếng diễn ra buổi gặp mặt của các cựu sinh viên học tiếng Việt, khán phòng đầy ắp tiếng cười và cả những bâng khuâng, bồi hồi trên khóe mắt. Tình yêu tiếng Việt, sự yêu mến, gắn bó với đất nước và con người Việt Nam đã giúp họ xích lại gần nhau và giúp tình hữu nghị Việt – Nga thêm bền chặt. Năm 2024, Trường Đại học Quan hệ quốc tế...

Mới nhất

Prudential trao “món quà” chu toàn giải pháp bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình dịp cuối năm

Với mục tiêu mang những giải pháp bảo vệ đến gần hơn với khách hàng và những người thân, Prudential Việt Nam ra mắt chương trình “Một giải pháp sức khỏe, cả gia đình an vui”. Đây là một trong những nỗ lực tiếp nối cam kết của Prudential trong việc mang lại giá trị gia tăng và nâng cao trải nghiệm của khách hàng tham gia bảo hiểm.

Miss International 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy lột xác đẹp đầy mê hoặc, có bí kíp giữ dáng khó ngờ

Sở hữu chiều cao 1,76m cùng số đo 3 vòng gợi cảm lần lượt là 80-63-94cm, tân Miss International 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy nhận được nhiều lời khen ngợi nhan...

‘Quái vật’ bánh lốp của Nga liệu có ‘làm mưa làm gió’ trên chiến trường Ukraine?

Triển khai quái vật bánh lốp phản ánh nỗ lực của Nga trong việc nâng cao chiến thuật pháo binh, ưu tiên tính cơ động, chính xác và triển khai nhanh. Theo Army Recognition, việc xuất hiện pháo tự hành 2S43 Malva 152mm của Nga ở vùng Kursk gần biên giới Ukraine, được chia sẻ qua...

Chủ tịch Bình Định: Không có vùng cấm khi xử lý vi phạm nồng độ cồn

(Dân trí) - Trong 9 tháng năm nay, ngành chức năng Bình Định xử lý trên 130 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn. Đáng nói có trường hợp không chấp hành việc kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng. UBND tỉnh Bình Định tổ chức hội nghị sơ kết công tác đảm bảo...

Thuế VAT với mặt hàng phân bón: Bài cuối

Băn khoăn thuế VAT phân bón, chuyên gia cho rằng, Quốc hội nên lấy ý kiến riêng về việc này, trước khi trình biểu quyết thông qua toàn văn dự thảo Luật Thuế VAT Trăn trở của những người đại diện cho nông dân Dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (VAT)...

Mới nhất