Trang chủNewsThế giớiGiải mã bí ẩn những hố băng sâu khổng lồ ở Siberia

Giải mã bí ẩn những hố băng sâu khổng lồ ở Siberia

Một thập niên trước, một miệng hố khổng lồ và sâu thẳm bí ẩn xuất hiện ở vùng Siberia, tạo ra một vết sẹo hình tròn giữa khung cảnh hoang vu.

Theo CNN, kể từ năm 2014, hơn 20 miệng hố như vậy đã được phát hiện ở bán đảo Yamal và Gyda (phía tây bắc Siberia). Miệng hố gần đây nhất được phát hiện vào tháng 8. Trong nhiều năm, các nhà khoa học bối rối để tìm cách giải mã sự hình thành của những miệng hố khổng lồ này. Một loạt các giả thuyết đã xuất hiện, bao gồm thiên thạch va chạm hoặc thậm chí là người ngoài hành tinh, để giải thích cách tạo ra các miệng hố trên.

Giải mã bí ẩn những hố băng sâu khổng lồ ở Siberia- Ảnh 1.

Một miệng hố trên bán đảo Yamal, tây bắc Siberia ngày 25.8.2014

Gần đây, một nhóm kỹ sư, nhà vật lý và nhà khoa học máy tính đã đưa ra lời giải thích mới về sự hình thành các miệng hố khổng lồ ở Siberia. Theo đó, các nhà khoa học chỉ ra rằng sự kết hợp giữa biến đổi khí hậu do con người gây ra và địa chất bất thường của khu vực là những yếu tố hình thành các miệng hố nói trên.

Trước đó, các nhà khoa học thống nhất chung rằng các hố hình thành khi khí (bao gồm cả khí mê-tan) tích tụ bên trong khoang băng, khiến một gò đất xuất hiện trên mặt đất. Khi áp suất bên dưới lớn dần và vượt qua sức ép của gò đất bên trên, thì gò đất sẽ bị thổi bay à các mảnh vụn khác trong vụ nổ và để lại một miệng hố khổng lồ. Câu hỏi tranh luận hiện nay là cơ chế cụ thể hơn về cách áp suất tăng lên và nguồn gốc chính xác của các loại khí.

Bà Ana Morgado, tác giả nghiên cứu và kỹ sư hóa học tại Đại học Cambridge (Anh) cho biết: “Không có báo cáo nào về bất cứ điều gì liên quan quá trình đốt cháy hóa học”. Mọi thứ diễn ra mang tính vật lý giống như việc bơm lốp xe.

Theo phát hiện mới, các nhà khoa học tập trung tìm hiểu tính đặc trưng xoay quanh địa chất phức tạp của khu vực. Cụ thể, bên dưới mặt đất là lớp đất đóng băng vĩnh cửu dày – một hỗn hợp đất, đá, trầm tích được giữ lại với nhau bằng băng, và một lớp “mê-tan hydrate” – một dạng rắn của khí mê-tan. Kẹp giữa 2 lớp này là những túi nước mặn được gọi là “cryopegs”.

Khi biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ tăng lên, lớp băng trên bề mặt sẽ tan chảy, khiến nước chảy xuống qua lớp đất đóng băng vĩnh cửu và vào lớp “mê-tan hydrate”, thấm vào lớp nước mặn. Tuy nhiên, không có đủ không gian cho lượng nước bổ sung, khiến áp suất tăng lên và mặt đất rạn ra, tạo ra các vết nứt trên bề mặt. Các vết nứt này gây ra sự sụt giảm nhanh chóng áp suất ở độ sâu, làm hỏng lớp mê-tan hydrate và gây ra vụ nổ.

Nghiên cứu cho hay quá trình phức tạp giữa lớp đất đóng băng vĩnh cửu và khí mê-tan tan chảy có thể kéo dài hàng thập niên trước khi xảy ra một vụ nổ. Bà Morgado cho biết quá trình này rất đặc thù đối với khu vực Siberia, đồng thời nhấn mạnh các nhà nghiên cứu vẫn có thể củng cố giả thuyết này bằng cách xem xét thêm các yếu tố khác.

Nhiều tranh cãi

Giải mã bí ẩn những hố băng sâu khổng lồ ở Siberia- Ảnh 2.

Nhiều miệng hố rất sâu và không thể nhìn thấy đáy ở bán đảo Yamal

Phát hiện mới trên đã nhận lại nhiều ý kiến ngược dòng từ các nhà nghiên cứu trên thế giới. Ông Evgeny Chuvilin, nhà khoa học nghiên cứu tại Viện Khoa học và Công nghệ Skolkovo (Nga) đánh giá ý tưởng của nghiên cứu trên rất “mới lạ” nhưng không đồng tình quan điểm cho rằng miệng hố hình thành do địa chất của khu vực.

Ông Chuvilin chia sẻ với CNN rằng lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở tây bắc Siberia là bất thường vì có hàm lượng băng và mê-tan rất cao. Do vậy, quá trình để nước từ lớp đất trên cùng đi qua lớp đất đóng băng vĩnh cửu và đến được các lớp băng giá sâu bên dưới lòng đất, rất khó xảy ra. Ông Chuvilin cho rằng những phát hiện này “vẫn còn quá chung chung” và không tính đến sự phức tạp của khu vực. Theo ông Chuvilin, hiện còn nhiều việc phải làm để giúp giải quyết những bí ẩn về cách thức diễn ra chính xác của quá trình này.

Bà Lauren Schurmeier, một nhà địa vật lý tại Đại học Hawaii (Mỹ) đồng tình với ông Chuvilin. Bà Schurmeier cho biết mặc dù nghiên cứu có lý về mặt lý thuyết và vẫn còn “nhiều nguồn khí tiềm năng cho các miệng hố này”.

Hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý là biến đổi khí hậu đang đóng vai trò nhất định và có thể dẫn đến sự gia tăng các miệng hố khổng lồ trong tương lai. Do đó, theo CNN, các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục theo dõi những hiện tượng trên để dự đoán nơi chúng có khả năng xuất hiện trong tương lai cũng như phân tích ảnh hưởng đến khu dân cư hoặc hoạt động dầu khí trong khu vực.




Nguồn: https://thanhnien.vn/giai-ma-bi-an-nhung-ho-bang-sau-khong-lo-o-siberia-1852411130859284.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chiếm trọn mọi ánh nhìn khi diện váy và quần yếm xuống phố

Trang phục yếm từng là một biểu tượng văn hóa, mang đậm dấu ấn dân gian Việt Nam,...

Alcorest đạt Thương hiệu Quốc gia 3 lần liên tiếp

Ngày 4.11 trong Lễ công bố 'Thương hiệu Quốc gia 2024', Alcorest vinh dự đón nhận danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ 3 liên tiếp. Đồng thời cũng là một trong số ít các thương hiệu ngành vật liệu hoàn thiện được công nhận cả ba dòng sản phẩm: Tấm ốp nhôm nhựa, Trần nhôm và Lam chắn nắng. Alcorest - Nhôm Việt Dũng cùng các doanh nghiệp được vinh danh tại chương trình Thương hiệu...

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Iran quyết tâm truy quét khủng bố, hàng chục phần tử bị tiêu diệt và bắt giữ

Ngày 10/11, lực lượng Quds thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tiếp tục chiến dịch chống khủng bố tại tỉnh Sistan-Baluchestan ở khu vực Đông Nam nước này, tiêu diệt ít nhất 3 phần tử và bắt giữ 9 tên khác.

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Ông Donald Trump muốn ‘lách’ Thượng viện Mỹ để bổ nhiệm nội các

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 10.11 cho rằng tân thủ lĩnh đa số kế tiếp của thượng viện nên đồng ý để ông bổ nhiệm các vị trí then chốt của nội các mới mà không cần thượng viện phê...

Cùng chuyên mục

Muốn phá bỏ giới hạn của chính phủ Mỹ theo hướng chưa từng có, ông Trump lập hẳn bộ mới cho tỷ phú Elon...

Ngày 12/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ thành lập một bộ mới có tên Bộ Hiệu quả chính phủ, nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của chính phủ trong nhiệm kỳ 2025-2029.

Hàn Quốc chuẩn bị tập trận cùng Mỹ-Nhật, xem nhẹ khả năng Triều Tiên sẽ đối thoại với chính quyền Washington?

Hàn Quốc thông báo sẽ tổ chức một cuộc tập trận chung kéo dài 3 ngày với Mỹ và Nhật Bản, đồng thời nhận định, Triều Tiên sẽ không đối thoại với Mỹ trong thời gian hợp tác quân sự với Nga.

Lần đầu tiên 4 cơn bão cùng càn quét Tây Thái Bình Dương trong tháng 11

Bão Yinxing (bão số 7) tồn tại cùng lúc với 3 cơn bão khác là Toraji (bão số 8), Usagi và Man-Yi, khiến vùng biển Tây Thái Bình Dương lần đầu tiên có 4 cơn bão hoành hành trong tháng 11. ...

Bỉ chưa thể thành lập chính phủ mới, đâu là rào cản?

Ngày 12/11, Vua Philippe của Bỉ quyết định gia hạn nhiệm vụ của nhà đàm phán Bart De Wever, Chủ tịch đảng Liên minh Flanders mới, thêm hai tuần nhằm tạo điều kiện phá vỡ thế bế tắc chính trị hiện nay.

Đại sứ Phần Lan và ‘Lửa trời đuôi cáo’

"Chúng ta không chỉ có một câu chuyện duy nhất. Mỗi người đều có suy nghĩ và góc nhìn riêng của mình. Khi lắng nghe lẫn nhau, chúng ta cũng học hỏi thêm về văn hóa của chính mình". ...

Mới nhất

Đề xuất cấm giáo viên nhận tiền người học, sao không có chính sách để giáo viên ‘sống khỏe’?

Nhiều bạn đọc tranh luận về đề xuất cấm giáo viên nhận tiền người học dưới mọi hình thức. Bài viết "Đề xuất cấm...

Chàng trai mồ côi cả bố lẫn mẹ viết đơn tình nguyện nhập ngũ

(Dân trí) - Mặc dù thuộc diện được tạm hoãn nhập ngũ nhưng chàng trai 18 tuổi mồ côi cả bố lẫn mẹ đã viết đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự. "Khi tôi 5 tuổi, mẹ bị bệnh hiểm nghèo và qua đời. Năm 8 tuổi, cha cũng không may qua đời... Tôi đã hoàn thành chương trình...

Nỗ lực vì công lý cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam

(ĐCSVN) - Tiếp bà Trần Tố Nga, kiều bào Pháp, Thứ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng khẳng định, những nỗ lực và cống hiến của bà Nga là tấm gương cho sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý cho các nạn...

Chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Sáng 13/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Về mục tiêu đầu tư dự án, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết xây dựng...

VinFast bán chạy số 1 tại Việt Nam

Ngày 12-11, VinFast công bố đã bàn giao hơn 11.000 ô tô điện các loại cho khách hàng trong tháng 10-2024, tăng hơn 21% so với tháng trước, nâng lũy kế từ đầu năm lên hơn 51.000 chiếc. ...

Mới nhất

Mưa trắng trời ở TPHCM