Trang chủNewsNhân quyềnChính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho...

Chính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho xóa nhà tạm, nhà dột nát

Chính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát… “Đây là chủ trương lớn, Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có chỉ đạo”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Chiều ngày 12/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sau khi trình bày báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm, mong đợi, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn của các đại biểu.

Chính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho xóa nhà tạm, nhà dột nát - 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (Ảnh: QH).

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Nhiệm vụ hết sức cấp bách

Quan tâm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát, đại biểu Nguyễn Thị Yến (đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu) nhấn mạnh nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát là hết sức cấp bách, xin Thủ tướng cho biết giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ này trong năm 2025?

Làm rõ giải pháp hoàn thành nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025, trả lời đại biểu Nguyễn Thị Yến, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng: “Đây là chủ trương lớn, Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có chỉ đạo”.

Người đứng đầu Chính phủ thông tin, hiện nay, nước ta còn hơn 300.000 hộ có nhà dột nát, trong đó có cả những người có công với cách mạng, đối tượng của các Chương trình mục tiêu quốc gia, các hộ nghèo, cận nghèo. Với quyết tâm rất cao xóa hết nhà dột, nhà tạm trong năm 2025, cần thành lập Ban Chỉ đạo từ Trung ương tới cơ sở để thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, huy động và sử dụng nguồn lực.

Chính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho xóa nhà tạm, nhà dột nát - 2
Đại biểu Quốc hội tại hội trường Diên Hồng (Ảnh: Nguyễn Thanh).

Bên cạnh đó, theo Thủ tướng, thứ nhất là cần tháo gỡ vướng mắc về đất đai, thực hiện nguyên tắc “không có tranh chấp là có thể triển khai được”, và thẩm quyền giao cho UBND cấp huyện, cấp xã.

Thứ hai, vướng mắc liên quan huy động nguồn lực, phải huy động đa dạng hóa các nguồn lực và nguồn lực này mang tính hỗ trợ. Ông cho biết vừa quyết định nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/căn nhà sửa chữa.

Thứ ba, về nhân công, các hộ được thụ hưởng chính sách cũng phải cố gắng, đồng thời huy động sự hỗ trợ của anh em, họ hàng, làng xóm, người thân theo tinh thần “ai có gì giúp nấy, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”.

Lực lượng Quân đội, Công an cũng sẵn sàng hỗ trợ. Chính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho Chương trình lớn này, đồng thời, huy động nguồn lực xã hội hóa.

Thủ tướng cho biết vừa qua đã kêu gọi được gần 6.000 tỷ đồng sau chương trình phát động ủng hộ xoá nhà tạm, nhà dột nát và đang đề nghị sử dụng hơn 5.000 tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm 5% chi ngân sách Nhà nước năm 2024, cùng với các chương trình đang bố trí; đồng thời tiếp tục huy động nguồn lực xã hội, cộng với nguồn lực của năm nay, trong đó có nguồn lực tăng thu để bổ sung cho chương trình.

“Như vậy, chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã có các giải pháp rất cụ thể”, Người đứng đầu Chính phủ khẳng định.

Chính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho xóa nhà tạm, nhà dột nát - 3
Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu) chất vấn các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 (Ảnh: QH).

Phân cấp, phân quyền: “Vướng” tập trung chủ yếu ở cấp Trung ương

Quan tâm đến vấn đề phân cấp phân quyền, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) nêu, Chính phủ đã đặt ra nhiệm vụ muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả một cách thực chất bộ máy hành chính thì phải gắn phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cấp.

Quá trình triển khai, theo bà Hoa, còn tồn tại, hạn chế như việc rà soát sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật chuyên ngành còn chậm; việc phân cấp, phân quyền chưa tính tới đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, khả năng quản lý của từng cấp, ngành; chưa phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của từng địa phương.

“Đề nghị Thủ tướng cho biết giải pháp đẩy mạnh hơn nữa phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương thời gian tới?”, bà Hoa chất vấn.

Chung quan mối quan tâm, đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) đánh giá cao Chính phủ, Thủ tướng trong đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xóa bỏ cơ chế xin – cho.

Ông nhắc trong báo cáo do Thủ tướng trình bày có nội dung: Việc phân cấp, phân quyền còn nhiều bất cập; vẫn còn tình trạng chưa “đúng vai, thuộc bài”… “Thực tế, phân cấp, phân quyền và phân bổ nguồn lực vẫn chưa thật đồng bộ với nhau”, ông Mai nói.

Theo đại biểu, có việc Trung ương phân bổ nguồn lực nhưng không phân cấp, phân quyền cho địa phương và ngược lại. Điển hình là chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS, miền núi nên phát sinh nhiều vướng mắc, ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện chương trình tại các địa phương.

Từ đó, ông Mai đề nghị Thủ tướng cho biết thêm giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, bất cập trên để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phát biểu khai mạc kỳ họp 8 vừa qua.

Trả lời chất vấn, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là vấn đề lớn, đã nói nhiều và đã thực hiện. Theo ông, trong nhiệm kỳ này cho đến nay, Chính phủ đã trình với Quốc hội ban hành 14 luật liên quan, 9 nghị quyết. Chính phủ đã bổ sung, thay thế 27 nghị định.

“Chúng ta thấy vẫn vướng về phân cấp, phân quyền. Mà vướng tập trung chủ yếu ở Trung ương. Đây là “nút thắt lớn”, ông nói.

Nêu giải pháp, Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, cần rà soát lại các quy định của pháp luật, rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, như xem xét lại Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Cùng với đó, hoàn thiện quy chuẩn, tiêu chuẩn; tăng cường giám sát, kiểm tra.

Thủ tướng nhấn mạnh “phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực, và nâng cao năng lực thực thi của các cấp”.



Nguồn: https://dansinh.dantri.com.vn/xoa-doi-giam-ngheo/chinh-phu-no-luc-can-doi-de-co-nguon-luc-chi-cho-xoa-nha-tam-nha-dot-nat-20241113011105072.htm

Cùng chủ đề

Phú Thọ nỗ lực thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc

Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ III năm 2019, trong 5 năm qua, tỉnh Phú Thọ đã thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Qua đó, thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi; góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.Có thể khẳng định, việc giao đất, giao rừng, bảo...

‘Thi thử cho biết’, trở thành quán quân Thủ lĩnh sinh viên TP.HCM

19 tuổi, Đỗ Hoài Nam hiện là phó chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), trở thành quán quân Thủ lĩnh sinh viên TP.HCM 2024. Hoàn thiện mỗi ngày qua từng việc nhỏCậu bạn ấy như...

Xôn xao chuyện thi đánh giá năng lực năm 2025 chỉ dành cho học sinh lớp 12

Nhiều học sinh, phụ huynh lo lắng trước thông tin kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2025 chỉ dành cho học sinh lớp 12. Thực hư việc này ra sao? ...

Giảm mỡ cánh tay bằng cách nào?

Đôi khi được mặc những trang phục sát nách hoặc ngắn tay là niềm mơ ước của nhiều phụ nữ. Tuy nhiên mỡ cánh tay luôn là một trong những vấn đề khiến nhiều chị em mất tự tin và muốn tìm cách giảm mỡ. ...

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thụy Điển

Sau phát biểu chào mừng của Chủ tịch Tập đoàn Ericsson và phát biểu khai mạc của Bộ trưởng Andreas, Phó Chủ tịch nước đã có những chia sẻ ngắn gọn về các chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư và năng lượng của Việt Nam và cơ hội hợp tác đầy tiềm năng dành cho doanh nghiệp hai Bên.Tiếp đó, thừa ủy quyền của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quy định về tạm hoãn nghĩa vụ quân sự 2025 với người cận, viễn, loạn thị

Độ cận thị đi nghĩa vụ quân sự 2025 áp dụng theo Thông tư 148, bị cận thị 1,5 độ trở lên thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ, cận thị dưới 1,5 độ sẽ đi nghĩa vụ quân sự nếu đáp ứng các điều kiện khác. Bên cạnh tiêu chuẩn về mắt, để được đi nghĩa vụ quân sự thì công dân còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khác như tuổi đời, trình độ văn hóa, chính...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới

Từ 10/11, nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, dột nát trong 2025, theo Thủ tướng phải tạo phong trào thúc đẩy hoàn thành mục tiêu. Nâng mức hỗ trợ ngay từ ngày hôm nay 10/11Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đa dạng hóa nguồn lực theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trung ương dành nguồn vốn ngân sách nhà nước...

Đổi mới cách giáo dục về bình đẳng giới

(Dân Sinh) - Nâng cao kiến thức bình đẳng giới nhằm đổi mới cách thức tuyên truyền là một nội dung chính vừa được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thi ở huyện Thạch Thành. Hưởng ứng Tháng hàng động “Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”, sáng 10/11, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành, xã Thành An đã tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến...

Vì sao Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 lại được nghỉ 9 ngày liên tục?

Bộ LĐ-TB&XH vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ làm rõ phương án đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Bộ LĐ-TB&XH lý giải, theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động quy định người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong dịp tết Âm lịch là 5 ngày.Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính...

Bài đọc nhiều

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Kinh tế tăng trưởng, chính sách an sinh xã hội triển khai hiệu quả

(LĐXH) - Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 đạt kết quả đáng ghi nhận như: Thu hút đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; sản xuất công nghiệp... Ngoài ra, số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh, chính sách an sinh xã hội tiếp tục được triển khai hiệu quả…Vốn FDI đạt kết quả tích cực, xuất siêu 23,31 tỷ USDTheo Báo cáo của Tổng cục...

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói “chưa từng thấy trong một thế hệ”

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.

Cùng chuyên mục

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới

Từ 10/11, nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, dột nát trong 2025, theo Thủ tướng phải tạo phong trào thúc đẩy hoàn thành mục tiêu. Nâng mức hỗ trợ ngay từ ngày hôm nay 10/11Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đa dạng hóa nguồn lực theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trung ương dành nguồn vốn ngân sách nhà nước...

Đổi mới cách giáo dục về bình đẳng giới

(Dân Sinh) - Nâng cao kiến thức bình đẳng giới nhằm đổi mới cách thức tuyên truyền là một nội dung chính vừa được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thi ở huyện Thạch Thành. Hưởng ứng Tháng hàng động “Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”, sáng 10/11, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành, xã Thành An đã tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến...

Mới nhất

Chỉ số thông thạo tiếng Anh của Việt Nam tụt hạng

Việt Nam đứng thứ 63 trong 116 quốc gia được khảo sát chỉ số thông thạo tiếng Anh, giảm 5 bậc so với năm 2023 từ 58 xuống 63. Hôm nay (13/11) Tổ chức giáo dục Education First chính thức công bố Chỉ số thông thạo tiếng Anh toàn cầu năm 2024 (English Proficiency Index 2024 - EPI 2024). Chỉ số...

Ngân hàng “chạy đua” hút tiền gửi

(ĐCSVN) - Khi lãi suất tiết kiệm nhích tăng vào cuối năm, các ngân hàng tăng tốc huy động vốn, thu hút dòng tiền nhàn rỗi của người dân. Với nền kinh tế còn nhiều biến động và các kênh đầu tư khác chưa ổn định, gửi tiết kiệm trở thành phương án an toàn mà nhiều người lựa...

Đưa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Chile lên những tầm cao mới

(ĐCSVN) - Chủ tịch nước Lương Cường cho biết trong các cuộc hội đàm, hội kiến với lãnh đạo Chile, hai bên đã nhất trí về các nguyên tắc và phương hướng hợp tác lớn để đưa quan hệ Đối tác toàn diện lên tầm cao mới, sâu rộng, hiệu quả và thực chất hơn. ...

Alcorest đạt Thương hiệu Quốc gia 3 lần liên tiếp

Ngày 4.11 trong Lễ công bố 'Thương hiệu Quốc gia 2024', Alcorest vinh dự đón nhận danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ 3 liên tiếp. Đồng thời cũng là một trong số ít các thương hiệu ngành vật liệu hoàn thiện được công nhận cả ba dòng sản phẩm: Tấm ốp nhôm nhựa, Trần nhôm...

300 nghệ sĩ chào mừng Liên hoan Sân khấu TP HCM lần …

Liên hoan có sự góp mặt gần 300 diễn viên, của 20 đơn vị với 25 vở kịch hứa hẹn sẽ thu hút công chúng đến với...

Mới nhất