Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVăn hoá, giáo dục - 70 năm kiến tạo, phát triển Thủ...

Văn hoá, giáo dục – 70 năm kiến tạo, phát triển Thủ đô và đất nước


Các đại biểu tại phiên chuyên đề: Văn hoá trong hành trình 70 năm kiến tạo, phát triển Thủ đô và đất nước.
Các đại biểu tại phiên chuyên đề: Văn hoá trong hành trình 70 năm kiến tạo, phát triển Thủ đô và đất nước.

Bảo tồn di sản, phát huy văn hóa

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Hiệp hội UNESCO TP Hà Nội Trương Minh Tiến, nguyên Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội nhấn mạnh: Hà Nội là một trong những trung tâm văn hóa hàng đầu của cả nước, nổi bật với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng và độc đáo, được hình thành qua hàng nghìn năm lịch sử.

Chủ tịch Hiệp hội UNESCO TP Hà Nội Trương Minh Tiến, nguyên Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội chia sẻ tại hội thảo.
Chủ tịch Hiệp hội UNESCO TP Hà Nội Trương Minh Tiến, nguyên Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội chia sẻ tại hội thảo.

Hiện Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng di sản văn hóa. Trong 70 năm qua, nhất là từ khi mở rộng địa giới Thủ đô đến nay, sự nghiệp quản lý bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Một trong những thành tựu nổi bật là nhận thức của các cấp các ngành và Nhân dân đối với sự nghiệp bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa của Thủ đô đã được nâng cao; công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa từng bước đáp ứng đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của TP…

Dưới góc nhìn phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tại Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội UNESCO TP Hà Nội Trương Minh Tiến đề xuất tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân về công nghiệp văn hóa, Luật Thủ đô sửa đổi, Luật Di sản văn hóa sửa đổi; đồng thời đề nghị TP chỉ đạo rà soát, lập hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh các di sản văn hóa Thủ đô. Về phía nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ khối quản lý Nhà nước, khối sự nghiệp về di sản văn hóa các cấp cần phải được chuẩn hóa theo chức danh vị trí việc làm; tiếp tục chọn lọc, sử dụng đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học về di sản văn hóa và có cơ chế chính sách đặc thù… 

Các đại biểu, nhà khoa học báo cáo tại hội thảo.
Các đại biểu, nhà khoa học báo cáo tại hội thảo.

Trình bày báo cáo về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, PGS.TS Phạm Duy Đức, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định: để phát triển văn hóa bền vững, nền tảng cốt lõi phải bắt đầu từ giáo dục – nơi xây dựng tư duy, nhận thức và phẩm chất của mỗi cá nhân về giá trị văn hóa.

Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô Hà Nội là một quá trình liên tục và phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp giữa chính quyền, các tổ chức văn hóa và cộng đồng dân cư. Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình giáo dục văn hóa ứng xử, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh,và hiện đại; trong đó, có những chiến dịch giáo dục ứng xử văn hóa công cộng, xây dựng ý thức cộng đồng và duy trì các giá trị đạo đức truyền thống.

Theo PGS.TS Phạm Duy Đức, để bảo tồn và phát triển văn hóa bền vững, cần đẩy mạnh giáo dục văn hóa trong hệ thống giáo dục, tập trung vào việc xây dựng những phẩm chất văn minh, hiện đại và giữ gìn bản sắc truyền thống của người Hà Nội. Đồng thời, tăng cường đầu tư cho các cơ sở giáo dục văn hóa nghệ thuật; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực văn hóa; thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp và tổ chức văn hóa trong quá trình đào tạo;…

Đồng tình với quan điểm trên, GS.TS Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam còn cho rằng, các trường đại học, cơ sở đào tạo cần trang bị cho sinh viên hiểu rõ nguồn gốc và những giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam trước khi dạy về kỹ năng khai thác giá trị văn hóa vào năm học cuối.

Thúc đẩy giáo dục sáng tạo và hội nhập quốc tế

Đề cập đến công tác giáo dục, PGS.TS Lê Huy Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục – Ban Tuyên giáo T.Ư cho biết: Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có ý nghĩa đặc biệt đối với sự nghiệp phát triển GD&ĐT, có tác động sâu rộng tới các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân. Đây là Nghị quyết toàn diện với nhiều quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mới mẻ có tính đột phá nhằm chấn hưng nền giáo dục nước nhà, được giới chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá cao.

Các đại biểu dự phiên chuyên đề: Giáo dục trong hành trình 70 năm kiến tạo, phát triển Thủ đô và đất nước.
Các đại biểu dự phiên chuyên đề: Giáo dục trong hành trình 70 năm kiến tạo, phát triển Thủ đô và đất nước.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, bên cạnh những thành tựu đạt được, GD&ĐT Việt Nam vẫn tồn tại không ít hạn chế cần phải giải quyết, khắc phục để thực hiện chủ trương “tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài”. GD&ĐT cần chuyển mình mạnh mẽ dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thư tư; đồng thời phải là nhân tố then chốt trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Cùng việc thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII và các nghị quyết khác của Đảng, GD&ĐT đồng thời tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp; đó là tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới; tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT; tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học mầm non; thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất cả nước; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục quốc phòng…cho học sinh.

Hội thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu.
Hội thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu.

“Các cấp lãnh đạo, toàn bộ hệ thống chính trị, người dân phải nhận thức sâu sắc và quyết liệt hành động để hiện thực hóa quan điểm “GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội”. Phát triển GD&ĐT phải đặc biệt được coi trọng, đầu tư trong hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, PGS.TS Lê Huy Hoàng nhấn mạnh.

Đi sâu nghiên cứu về giáo dục sáng tạo, PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Viện Khoa học và giáo dục Việt Nam chia sẻ: phát triển giáo dục sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng TP sáng tạo. Từ cơ sở tổng kết một số bài học kinh nghiệm về giáo dục sáng tạo tại một số TP sáng tạo lĩnh vực thiết kế ở Australia, Singapore, Nhật Bản, bà đề xuất một số giải pháp để gợi mở cho giáo dục sáng tạo Hà Nội trong chiến lược xây dựng TP sáng tạo.

Theo đó, để có được năng lực sáng tạo, con người cần có kiến thức, kỹ năng sáng tạo, và đặc biệt là thái độ tôn trọng, cảm xúc và động lực sáng tạo. Căn cứ vào đó, giáo dục sáng tạo phải tạo ra hệ sinh thái tác động vào các thành tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ, xúc cảm, động cơ,…

Hội thảo thực sự là cuộc gặp gỡ ý nghĩa của những người yêu văn hóa và giáo dục Thủ đô.
Hội thảo thực sự là cuộc gặp gỡ ý nghĩa của những người yêu văn hóa và giáo dục Thủ đô.

PGS.TS Chu Cẩm Thơ cho rằng, Hà Nội có thể thực hiện 5 giải pháp để sớm trở thành TP sáng tạo, gồm: nâng cao nhận thức về sáng tạo, trang bị kiến thức về thiết kế sáng tạo; học sinh được thực hành kỹ năng thiết kế sáng tạo; truyền thông, tạo động lực, giáo dục thái độ tôn trọng sáng tạo, yêu thích thiết kế, cải tiến sản phẩm; tổ chức cuộc thi ý tưởng thiết kế, các triển lãm ý tưởng thiết kế đối với người tham gia là học sinh, sinh viên phổ thông;xây dựng mạng lưới của các nhà thiết kế sáng tạo ở trường/cụm phổ thông liên kết với các hội nghề nghiệp, tổ chức, cá nhân uy tín.

Cùng chủ đề về giáo dục, PGS.TS Nguyễn Chí Thành, Trưởng khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đặt vấn đề về mô hình trường học thông minh dựa trên hệ sinh thái giáo dục số và định hướng phát triển cho Thủ đô; còn TS Nguyễn Vĩnh Sơn, Tổng Hiệu trưởng Trường quốc tế Wellspring chia sẻ về giáo dục Hà Nội trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế.  

Đại biểu tham dự phiên chuyên đề Lịch sử 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô.
Đại biểu tham dự phiên chuyên đề Lịch sử 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô.

Với nhiều cách đặt vấn đề các nhau, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý đã mang đến cái nhìn toàn diện về giáo dục, văn hóa Thủ đô trong hành trình 70 qua; đồng thời đóng góp nhiều ý tưởng, giải pháp để thúc đẩy phát triển văn hóa, giáo dục Hà Nội trong thời gian tới.

 

Tại phiên chuyên đề “Lịch sử 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô”, hội thảo đã nghe một số báo cáo sâu sắc và giàu giá trị thực tiễn, như: Hà Nội thúc đẩy và liên kết phát triển kinh tế vùng trong cả nước; Quy hoạch và quản lý phát triển thành phố Hà Nội: Thực trạng và định hướng phát triển; Đại học Đông Dương với công cuộc hiện đại hóa Hà Nội đầu thế kỷ XX: nhìn từ vị trí Trường Đại học Thủ đô Hà Nội và nhiệm vụ đào tạo trí thức trình độ cao; Tác động của Luật Thủ đô 2024 đến chiến lược phát triển của giáo dục đại học trên địa bàn Thủ đô và Trường Đại học Thủ đô Hà Nội; Đưa “Hà Nội học” từ ý tưởng đến hiện thực góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh.

 



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/van-hoa-giao-duc-70-nam-kien-tao-phat-trien-thu-do-va-dat-nuoc.html

Cùng chủ đề

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đón chào tân sinh viên nhập học

Để đảm bảo quá trình nhập học cho tân sinh viên diễn ra thuận lợi và suôn sẻ, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã có sự chuẩn bị chu đáo từ nhiều ngày trước, từ việc lên kế hoạch đón tiếp, phổ biến quy trình nhập học chi tiết trên các trang thông tin chính thức, giúp tân sinh viên và gia đình nắm bắt đầy đủ các bước. Tại khuôn viên Trường Đại học Thủ đô...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giải phóng nguồn lực quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp

Tồn hàng nghìn tỷ đồng tiền quỹ Để khuyến khích hoạt động phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo trong DN, Luật KH&CN, Nghị định số 95/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN, các thông tư hướng dẫn đã có quy định về việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ phát triển KH&CN của DN. Tuy nhiên, theo báo cáo tổng...

Hỗ trợ, đồng hành với cuộc chiến công lý cho các nạn nhân da cam/dioxin

  Tại buổi tiếp, bà Nga đã báo cáo Thứ trưởng, Chủ nhiệm về những hoạt động của bà trong hành trình tìm công lý cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Bà Nga cho biết, mặc dù ngày 22/8 vừa qua, Tòa Phúc Thẩm Paris đã ra phán quyết bác đơn của Bà kiện 14 công ty cung cấp chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam, song khẳng định tiếp tục kiên trì theo đuổi...

Lựa chọn dầu thực vật bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe đúng cách

Việc lựa chọn đúng loại dầu ăn tốt cho sức khỏe góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn, bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe gia đình.  Chất béo nào tốt cho sức khỏe, bảo đảm an toàn? Gần đây nhất, theo ghi nhận trong kết quả điều tra quốc gia, trung bình cứ 10 người trưởng thành tại Việt Nam thì có 3 người thừa cholesterol trong cơ thể (chiếm tỉ lệ 30%). Hơn 50%...

thêm một dự án nhà ở cao cấp tại KĐT Tây Hồ Tây

Theo Quyết định số 5894/QĐ-UBND ngày 12/11 của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội sẽ bổ sung danh mục, kế hoạch sử dụng đất năm 2024 với diện tích 10,76ha bao gồm xây dựng tuyến đường nối từ đường Nguyễn Đình Tứ đến đường Cổ Nhuế và đến tuyến đường số 10 khu đô thị Bắc Cổ Nhuế...

gỡ vướng mắc cho các dự án lưới điện trọng điểm, cấp bách

26 dự án điện triển khai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Hiện tại, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cùng các đơn vị thành viên đang triển khai 26 dự án điện, bao gồm: 3 dự án 500kV; 7 dự án 220kV và 16 dự án 110kV. Sản lượng điện tiêu thụ 10 tháng đầu năm 2024 của tỉnh Vĩnh Phúc đạt hơn 3,7 tỷ kWh và tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2023. Công suất cực...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ

Theo SCMP, vụ việc xảy ra tại trường Trung học Longming ở Thượng Hải (Trung Quốc).Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bài kiểm tra có câu hỏi gợi ý học sinh đánh giá thứ hạng xã hội của gia đình. Câu hỏi đi kèm biểu đồ dạng thang, yêu cầu các em chọn từ 1 đến 10, tương đương với các mức độ "công việc không đứng đắn và lương thấp nhất", "trình độ học vấn...

Nữ sinh bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ vì can bạn cãi nhau: Thông tin mới nhất

Theo đó, ông Lê Văn Thanh (trú huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - bố của nữ sinh bị đánh hội đồng) xác nhận, sau hơn 1 tháng xảy ra sự việc con gái ông bị nhóm bạn đánh hội đồng, sức khỏe của cháu có tiến triển chút ít, tuy nhiên vẫn khá yếu. Hiện tại, cháu vẫn đang phải cố định phần cổ, chưa thể đi lại được. Đặc biệt, ăn uống vào vẫn bị nôn...

Cùng chuyên mục

Bản tin 60s: Người Việt tụt hạng về chỉ số thông thạo tiếng Anh

Cụ thể, người Việt đạt 498/800 điểm, nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp (tức là từ 450 đến 499 điểm). Năm ngoái, Việt Nam đạt 505 điểm, xếp 58 thế giới và thuộc nhóm trung bình.  Cụ thể, người Việt đạt 498/800 điểm, nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp (tức là từ 450 đến 499 điểm). Năm ngoái, Việt Nam đạt 505 điểm, xếp 58 thế giới và thuộc nhóm trung...

Lời chúc ngày 20/11 cho cô giáo mầm non hay, ý nghĩa

Giáo viên mầm non không chỉ dạy bảo mà còn chăm sóc, vỗ về các con mỗi ngày. Những lời chúc mừng ngày 20/11 dưới đây giúp bố mẹ bày tỏ tình cảm trân trọng, biết ơn tới những người thầy đầu tiên của con. Những lời chúc 20/11 dành cho cô giáo mầm non hay và ý nghĩa nhất: - Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, bố mẹ con xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành nhất....

Ông Hoàng Nam Tiến học lên tiến sĩ về Generative AI

Với gần 3 thập kỷ giữ vị trí quản trị và lãnh đạo tại tập đoàn công nghệ và giáo dục hàng đầu Việt Nam, ông Hoàng Nam Tiến - luôn được biết đến là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn và...

Bạo lực học đường, 2 nữ sinh bị đâm

Chỉ mâu thuẫn nhỏ trong giờ giải lao mà bạo lực học đường đã xảy ra khi 2 nam sinh đã dùng vật nhọn đâm 2 nữ sinh bị thương, trong đó 1 nữ sinh phải chuyển viện tuyến trên cứu chữa vì...

100.000 đồng nghĩa tình của thầy cô huyện đảo

Hằng tháng, các thầy cô huyện đảo Cần Giờ, TP.HCM cùng nhiều bà con mỗi người đóng góp 100.000 đồng để hỗ trợ học sinh, người khó khăn trên địa bàn. Tháng 11-2021, hội nhóm thiện nguyện 100k của huyện đảo Cần Giờ ra...

Mới nhất

Coi chừng mua trúng vé máy bay ‘siêu rẻ’ nhưng ‘siêu dỏm’ dịp Tết

Lợi dụng nhu cầu tăng cao dịp cuối năm, nhiều trang web giả mạo rao bán vé máy bay với mức giá 'siêu rẻ'. Các đối tượng lừa đảo sử dụng đủ chiêu trò từ mạo danh hãng bay đến việc gửi mã đặt chỗ giả để...

Kỳ vọng vào quyết tâm hoàn thành đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc...

Hà Nội phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm

Thời gian qua cơ quan chức năng của Hà Nội liên tục phát hiện các vi phạm về an toàn thực phẩm và đã có các biện pháp xử lý. Tin mới y tế ngày 13/11: Hà Nội phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩmThời gian qua cơ quan chức năng của Hà Nội liên tục phát hiện...

Vì sao Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hút hàng vạn khách?

(Dân trí) - Theo ông Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hút hàng vạn khách là tín hiệu rất đáng mừng vì người Việt đặc biệt quan tâm tới lịch sử. Những ngày qua, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trở thành một trong...

Quốc hội thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

(ĐCSVN) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, chiều 13/11, với 100% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương (NSTW) năm 2025. Theo đó, năm 2025, Quốc hội quyết nghị tổng số thu NSTW là 1.020.164 tỷ đồng. Tổng số thu ngân sách...

Mới nhất