Trang chủSự kiệnThủ tướng: Xử lý dự án tồn đọng kéo dài, phải tôn...

Thủ tướng: Xử lý dự án tồn đọng kéo dài, phải tôn trọng thực tại để có cơ chế

Chiều nay 12-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội từ 15h10 đến 16h35.
 
Thủ tướng: Xây dựng bộ máy hành chính theo tinh thần tinh, gọn, mạnh - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính – Ảnh: GIA HÂN

Sau khi Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng kết thúc phần trả lời chất vấn, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan. 

Tiếp đó, Thủ tướng sẽ trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

15h: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mời Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu trước khi trực tiếp trả lời chất vấn. Thời gian dự kiến phát biểu của Thủ tướng là 25 phút.​

Thời gian tham gia phiên chất vấn, trả lời chất vấn của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ kéo dài từ 15h10 đến 16h35.

 

Thủ tướng bày tỏ cảm ơn Quốc hội đã cơ bản đồng tình với các báo cáo của Chính phủ về kinh tế – xã hội. Hầu hết ý kiến khẳng định chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Thủ tướng nêu rõ Chính phủ trân trọng cảm ơn đại biểu Quốc hội, đồng bào, cử tri cả nước đã đồng hành, giúp đỡ, chia sẻ, đánh giá cao công tác chỉ đạo điều hành linh hoạt, hiệu quả của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương. Đồng thời thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, bất cập và đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, chất lượng, đề xuất những giải pháp phù hợp, khả thi.

Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước để tiếp tục đổi mới trong lãnh đạo điều hành.

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, có 46 đại biểu đăng ký chất vấn Thủ tướng

12/11/2024 16:37 GMT+7

Phát biểu kết thúc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết Quốc hội đã chất vấn với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đã có 136 lượt đại biểu chất vấn, 18 lượt đại biểu tranh luận, còn 80 đại biểu đăng ký chưa được chất vấn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thay mặt Chính phủ báo cáo, giải trình rõ thêm về những vấn đề thuộc trách nhiệm điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội.

Cùng tham gia trả lời chất vấn có Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Phó thủ tướng Lê Thành Long; Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Theo ông Mẫn, qua phiên chất vấn tại kỳ họp cho thấy các nội dung chất vấn đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, “đúng” và “trúng” những vấn đề cử tri, Nhân dân cả nước và các vị đại biểu Quốc hội quan tâm. Tiếp tục khẳng định đây là hình thức giám sát tối cao trực tiếp, hiệu quả của Quốc hội.

Các đại biểu Quốc hội qua thực tiễn hoạt động đã nắm chắc tình hình, nghiên cứu kỹ các báo cáo, nêu vấn đề, cũng như tranh luận ngắn gọn, rõ ràng, với những câu hỏi cụ thể như: quan điểm thế nào – khi nào thực hiện – khi nào xong – tại sao chậm – giải pháp thế nào – trách nhiệm ở đâu.

Các bộ trưởng, trưởng ngành đã thể hiện trách nhiệm cao, nắm chắc chức năng, nhiệm vụ và thực trạng của ngành, lĩnh vực phụ trách, trả lời rõ nhiều vấn đề khó, phức tạp. Thẳng thắn, không né tránh, giải trình làm rõ nhiều vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Đồng thời đề ra nhiều giải pháp khắc phục hạn chế trong thời gian tới.

Xây dựng thể chế để mở rộng không gian sáng tạo

12/11/2024 16:32 GMT+7

Giải trình thêm về phát triển xanh, phát triển số và kinh tế tuần hoàn, Thủ tướng cho rằng đây là xu thế mới nên gặp khó khăn, chưa có kinh nghiệm, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh và cập nhật cái mới, cần huy động nguồn lực lớn. Vì vậy Chính phủ sẽ tập trung hoàn thiện thể chế – là mục tiêu, động lực và nguồn lực cho phát triển, tạo sự đột phá từ chính thể chế. 

Thủ tướng: Xử lý dự án tồn đọng kéo dài, phải tôn trọng thực tại để có cơ chế - Ảnh 1.

Thủ tướng: Phát triển xanh, phát triển số và kinh tế tuần hoàn là xu thế mới – Ảnh: GIA HÂN

Quá trình làm cũng nảy sinh các việc nên cần xây dựng thể chế những vấn đề được làm và không được làm, mở rộng không gian sáng tạo. 

Quan điểm của Đảng là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân, doanh nghiệp, tôn trọng quyền con người trong kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, ông khẳng định quan điểm không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự và hành chính, gắn với xây dựng thể chế quy định rõ ràng. 

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nhìn nhận các vấn đề như buôn lậu, trốn thuế, thao túng, nâng giá, găm hàng… dứt khoát phải xử lý. 

Việc xây dựng thể chế cho quản lý hoạt động trên không gian mạng, Thủ tướng cho rằng không gian thực thế nào thì không gian ảo sẽ như vậy. Vì vậy quản lý đời thực thế nào thì quản lý không gian mạng như vậy, nhưng phải bỏ tư duy không quản được thì cấm. 

Tinh thần xây dựng thể chế vừa phục vụ cho quản lý, mở ra không gian đổi mới sáng tạo, khuyến khích mọi người dân, doanh nghiệp và chủ thể sáng tạo. 

 “Có nhiều vấn đề mà tất cả các ngành, các cấp đều phải làm, tổ chức thực hiện quyết liệt, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm trọng điểm, phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm và rõ sản phẩm để giám sát mới có kết quả tốt” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Huy động nguồn lực để làm dự án hạ tầng chiến lược

12/11/2024 16:24 GMT+7

Với việc thực hiện các dự án lớn quốc gia mà đại biểu Phạm Văn Hòa nêu, Thủ tướng cho rằng chúng ta phải bứt phá để tăng trưởng, là điểm nghẽn phải tháo gỡ cho nhiệm kỳ này và nhiệm kỳ tới. Xu thế mới là phát triển hạ tầng chiến lược, gồm hạ tầng số, hạ tầng giao thông, hạ tầng cứng và hạ tầng mềm là động lực tăng trưởng.

Thủ tướng: Xử lý dự án tồn đọng kéo dài, phải tôn trọng thực tại để có cơ chế - Ảnh 1.

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Ảnh: GIA HÂN

Đầu tư là động lực tăng trưởng truyền thống nên cần huy động nguồn lực cho đầu tư, nguồn lực cho các công trình lớn của quốc gia, tạo đột phá cho hạ tầng chiến lược với các công trình chiến lược mang tính xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái chứ không thể “bình bình” như hiện nay.

Do đó, với chủ trương đột phá hạ tầng, cần phải tập trung đường sắt cao tốc kết nối Trung Quốc, Bắc – Nam, hạ tầng điện khởi động lại dự án năng lượng hạt nhân, điện gió ngoài khơi. Để có nguồn lực, cần hoàn thiện thể chế, cơ chế huy động nguồn lực từ nội lực, của nhà nước, địa phương, hợp tác công tư, đi vay… đào tạo nguồn nhân lực và quản trị…

“Mong Quốc hội ủng hộ cho các dự án lớn này, như công trình đường sắt cao tốc Bắc Nam, sân bay Long Thành giai đoạn 2. Đầu nhiệm kỳ ta băn khoăn nguồn lực, làm sao xây dựng hệ thống đường cao tốc, ta đã xây dựng từ năm 2000 với chỉ 1000 km đường cao tốc, vậy nguồn lực thế nào trong vòng 3 năm làm gấp đôi km đường cao tốc của 20 năm qua, băn khoăn lắm. Nhưng với sự chỉ đạo của Đảng, ta huy động các nguồn lực, tăng thu, tiết kiệm chi” – Thủ tướng nói.

12/11/2024 16:22 GMT+7

Theo Chủ tịch Quốc hội, còn 28 đại biểu đăng ký chất vấn Thủ tướng nhưng ông mong các đại biểu thông cảm gửi câu hỏi cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội để Thủ tướng trả lời bằng văn bản.

Ông Mẫn cũng nêu lại hôm qua khi chất vấn lĩnh vực ngân hàng, đại biểu có đề cập chuyển đổi xanh của doanh nghiệp, không hình sự hóa các lĩnh vực kinh tế. Còn liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông hôm nay, các đại biểu đề cập nâng cao năng lực hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực ngân hàng, y tế. Đề nghị Thủ tướng trả lời cho các đại biểu được rõ.

Xử lý dự án tồn đọng kéo dài, phải tôn trọng thực tại để có cơ chế

12/11/2024 16:14 GMT+7

Về việc xử lý các dự án tồn đọng kéo dài mà đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nêu ra, Thủ tướng cho hay với sự nỗ lực của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ, đến nay 12 đại dự án tồn đọng kéo dài cơ bản đã xin chủ trương xử lý, giải quyết sau khi rà soát, đánh giá. Từ đó Chính phủ thực hiện đúng chức năng, quyền hạn, báo cáo các vấn đề vượt thẩm quyền xin ý kiến Quốc hội. Kinh nghiệm này sẽ vận dụng cho các dự án còn lại, rà soát lại còn dự án nào tương tự sẽ xử lý với tinh thần tôn trọng hiện tại.

“Thất thoát, mất mát rồi, ai vi phạm xử lý rồi, còn nếu thực hiện theo pháp luật sẽ vướng, nên phải tiếp tục tháo gỡ vướng mắc pháp luật. Với hướng như vậy ta sẽ xử lý được, như tinh thần xử lý 12 dự án thì sẽ xử lý đường sắt Cát Linh – Hà Đông, dự án khí Lô B, nhiệt điện Thái Bình 2. Chúng ta phải tôn trọng thực tại, tôn trọng cái đã vỡ rồi thì không thể lành được, phải chịu sự mất mát, hàn gắn rồi thì cũng thành sẹo, từ đó cho cơ chế chính sách để xử lý” – Thủ tướng nói.

Với 4 ngân hàng, đã chuyển giao xong hai ngân hàng, còn lại hai ngân hàng đang làm. Với SCB, Thủ tướng cho hay tinh thần chỉ đạo là làm sao an toàn hệ thống, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân liên quan tới xử lý ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ tài sản không để thất thoát, có lộ trình thực hiện cho phù hợp…

Có giải pháp xóa nhà tạm, ứng phó biến đổi khí hậu

12/11/2024 16:09 GMT+7

Về xóa nhà tạm, nhà dột nát, Thủ tướng cho hay đây là chủ trương lớn, với tinh thần ai có gì thì giúp nấy, ai có công giúp công, ai có của giúp của. 

Qua phát động phong trào này cho thấy cùng với nguồn lực hỗ trợ, huy động nguồn lực anh em, bạn bè, quân đội công an sẵn sàng giúp để xây dựng nhà tốt hơn. 

 “Vừa qua ta phát động phong trào 450 ngày, huy động được hơn 6.000 tỉ đồng và Chính phủ tiết kiệm 5% với hơn 5.000 tỉ đồng, tức là hơn 10.000 tỉ và các chương trình khác như tăng thu năm nay để có nguồn lực bổ sung vào” – Thủ tướng cho hay. 

Trả lời câu hỏi liên quan tới giải pháp căn cơ dài hạn phòng chống thiên tai bão lũ, ứng phó biến đổi khí hậu của đại biểu Âu Thị Mai, Thủ tướng nhấn mạnh Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều nhưng đây là vấn đề cực đoan, có tính toàn cầu, toàn dân, toàn diện. 

Vì vậy, cần đề cao chủ nghĩa đa phương, hợp tác quốc tế kêu gọi sự chung tay để làm. Tiếp đó là thể chế hóa chủ trương của Đảng về vấn đề này, hoàn thiện thể chế phù hợp với tình hình, đáp ứng yêu cầu mới với nhiều vấn đề phát sinh. Cùng đó là huy động nguồn lực của Nhà nước, các đối tác, nguồn lực đi vay.

Ví dụ như Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn xây dựng thực hiện đề án 1 triệu ha lúa hoặc Đồng bằng sông Cửu Long đang ứng phó sụt lún, khô hạn, ngập mặn thì phải xây dựng đề án để kêu gọi đối tác hỗ trợ nguồn lực.

Thực hiện chuyển giao công nghệ gắn với quản trị về chống biến đổi khí hậu, chống thiên tai. 

Với miền núi phía Bắc và miền Trung là sạt lở, hạn hán nên Thủ tướng cho hay đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng đề án, huy động nguồn lực, phát huy nguồn lực con người và tính tự lực tự cường của đơn vị địa phương, tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu nên cần phân cấp phân quyền…

Thủ tướng: Lựa chọn ưu tiên trong cải cách thể chế

12/11/2024 15:58 GMT+7

Thủ tướng: Đề xuất các cấp thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân - Ảnh 1.

Thủ tướng trả lời chất vấn – Ảnh: GIA HÂN

Trả lời câu hỏi về vấn đề phân cấp phân quyền, Thủ tướng cho hay đây là vấn đề đã được đưa ra, đã làm và hiện nay Chính phủ trình Quốc hội ban hành 14 luật, sửa đổi thay thế các nghị định. Tuy nhiên vướng của phân cấp phân quyền là tập trung chủ yếu ở trung ương là nút thắt lớn.

Do đó, giải pháp là rà soát quy định pháp luật, thể chế, rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan. Hoàn thiện tiêu chuẩn quy chuẩn và tăng cường giám sát kiểm tra, phân cấp phân quyền đi đôi phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi.

Về lựa chọn trong cải cách thể chế, Thủ tướng cho hay sẽ là thể chế, phân cấp phân quyền. Phát triển đất nước ưu tiên cho cái gì? 

Theo Thủ tướng ngoài thể chế, phân cấp phân quyền, sẽ ưu tiên cho tăng trưởng. Để làm được phải có nguồn lực, vì nếu tăng trưởng bình bình 6-7% sẽ khó đạt được mục tiêu 100 năm. 

Do đó phải ưu tiên tăng trưởng, tháo gỡ thể chế để huy động nguồn lực của nhà nước, nhân dân, xã hội và nguồn lực hợp tác công tư, nguồn lực đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.

Đại biểu đề nghị Thủ tướng cho biết giải pháp đẩy mạnh phân cấp phân quyền

12/11/2024 15:54 GMT+7

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) đặt câu hỏi về phân cấp, phân quyền. Bà nói Chính phủ đã đặt ra nhiệm vụ muốn nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy hành chính phải gắn với phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cấp. 

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định còn chậm, việc phân cấp, phân quyền chưa tính đến đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và khả năng của từng cấp từng ngành, chưa phát huy được tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương. Từ đó, bà đề nghị Thủ tướng cho biết giải pháp đẩy mạnh hơn nữa phân cấp phân quyền giữa Chính phủ với các bộ ngành, địa phương.

Thủ tướng: Xử lý dự án tồn đọng kéo dài, phải tôn trọng thực tại để có cơ chế - Ảnh 1.

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa – Ảnh: GIA HÂN

Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rìa – Vũng Tàu): Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã xác định cải cách thể chế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng để tháo gỡ rào cản, tạo môi trường, động lực phát triển kinh tế – xã hội. Bà đề nghị Thủ tướng Chính phủ làm rõ những điểm nhấn quan trọng nhất trong thời gian tới?

Cũng theo bà Yến, nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát đang hết sức cấp bách. Đại biểu đề nghị Thủ tướng cho biết rõ giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ này trong năm 2025.

Đại biểu Âu Thị Mai (Tuyên Quang) nêu việc ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai là vấn đề quan tâm của toàn cầu. Nhân dân và cử tri rất cảm động, đánh giá cao cách ứng phó kịp thời, hiệu quả, nhân văn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi xảy ra thiên tai, rõ nét nhất là việc ứng phó với cơn bão số 3 vừa qua. 

Để kịp thời động viên tinh thần đồng bào vượt qua khó khăn, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra những giải pháp trước mắt và lâu dài được cử tri và nhân dân đánh giá rất cao. Tuy nhiên, nhân dân và cử tri mong muốn Thủ tướng cho biết rõ hơn những giải pháp căn cơ, dài hạn để ứng phó với thiên tai trong thời gian tới.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đánh giá cao sự quyết liệt, quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng qua việc xử lý các dự án tồn đọng, vướng mắc kéo dài nhiều năm ở Trung ương và các địa phương, tuy nhiên, còn một số dự án tồn đọng và tổ chức tín dụng yếu kém vẫn chưa được xử lý. Bà đề nghị Thủ tướng cho biết nguyên nhân, giải pháp về cơ chế và tiến độ trong thời gian tới?

Thủ tướng: Xử lý dự án tồn đọng kéo dài, phải tôn trọng thực tại để có cơ chế - Ảnh 2.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy – Ảnh: GIA HÂN

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) đề nghị Thủ tướng cho biết thêm những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, bất cập để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài phát biểu tại phiên họp khai mạc kỳ họp thứ 8.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho biết giải pháp trong chỉ đạo điều hành sắp tới để thực hiện thành công các dự án quan trọng quốc gia?

Đề xuất các cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân

12/11/2024 15:22 GMT+7

Về bảo đảm cung ứng điện, Thủ tướng cho hay đã quyết liệt chỉ đạo, đề xuất sửa đổi Luật Điện lực, triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII, đã ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp; khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái; phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi, ven bờ; chính sách về điện rác, điện sinh khối… Hoàn thành dự án đường dây truyền tải 500kV mạch 3…

Để đáp ứng nhu cầu điện, ông cho biết sẽ tập trung thủ tục, khởi công và đưa vào vận hành các dự án điện lớn, quan trọng. Tiết kiệm năng lượng và quản lý nhu cầu điện. Rà soát tháo gỡ các dự án điện tái tạo đã đầu tư có vướng mắc pháp lý. Cùng đó là việc đề xuất các cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi.

Về chuyển đổi số, ông cũng nhấn mạnh phương châm “tăng tốc, bứt phá”, sẽ tập trung huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp. Hoàn thiện hành lang pháp lý số (như Luật Dữ liệu, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân); xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, ưu tiên để hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp, người dân chuyển đổi số. Huy động nguồn lực cho nghiên cứu và phát triển nhân lực số.

Với quan điểm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, Thủ tướng khẳng định Chính phủ tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển hạ tầng khoa học công nghệ, chấp nhận rủi ro và kiên trì trong hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo; thúc đẩy mạnh mẽ hệ thống đổi mới sáng tạo…

Bảo đảm tối thiểu 20% tổng chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo; có chính sách đột phá trong tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ nhân tài ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là các ngành động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức… 

Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là hợp tác công – tư cho đào tạo nhân lực chất lượng cao, hướng đến chuẩn quốc tế và đáp ứng nhu cầu thị trường. Sớm hoàn thành đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Xây dựng bộ máy hành chính theo tinh thần tinh gọn mạnh

12/11/2024 15:17 GMT+7

Về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Thủ tướng nhìn nhận công tác này còn nhiều tồn tại, hạn chế như Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ và các vị đại biểu Quốc hội đã nêu. 

Nguyên nhân là tình trạng nợ đọng, chậm ban hành văn bản, chấp hành kỷ luật kỷ cương chưa nghiêm; sắp xếp lại cơ sở nhà, đất một số cơ quan, đơn vị còn chậm, lãng phí thời gian, sử dụng tài nguyên…

Vì vậy, ông nhấn mạnh tới đây sẽ khẩn trương rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật. Tiếp tục rà soát, cắt giảm và tiết kiệm chi ngân sách, nhất là chi thường xuyên. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực, nhất là về đầu tư, tài sản công, đất đai, khoáng sản; xử lý nghiêm vi phạm với tinh thần “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”. 

Đơn giản hóa, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính; xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn xã hội, xây dựng bộ máy hành chính nhà nước theo tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả”.

Mong muốn Quốc hội tháo gỡ ngay khó khăn pháp lý về giải ngân đầu tư công

12/11/2024 15:13 GMT+7

Phát biểu mở đầu phiên chất vấn, Thủ tướng cho hay kinh tế xã hội trong 10 tháng đạt kết quả tích cực tốt hơn so với cùng kỳ. Cả ba khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều duy trì đà tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn được bảo đảm; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách nhà nước thấp hơn giới hạn quy định.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm dần theo từng tháng, bình quân 10 tháng tăng 3,78%. Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 97,2% dự toán, tăng 17,3% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 15,8%, xuất siêu 23,3 tỉ USD.

Đã báo cáo và đề xuất Bộ Chính trị đồng ý phương án xử lý hết 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả, kéo dài nhiều năm qua, trong đó một số dự án đã có lãi; chuyển giao bắt buộc xong 2 ngân hàng yếu kém. Công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 được triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả.

Theo đó, Chính phủ phấn đấu tăng trưởng GDP quý IV đạt trên 7,5%, cả năm đạt trên 7%; qua đó đảm bảo đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu.

Mong muốn Quốc hội tháo gỡ ngay khó khăn về pháp lý về giải ngân đầu tư công.

Thông tin rõ hơn về việc giải ngân đầu tư công, Thủ tướng cho hay mức giải ngân còn chậm; 10 tháng giải ngân đạt 52,29% (cùng kỳ năm 2023 là 56,74%), giải ngân vốn ODA chỉ đạt 27,88%; có 29 bộ, cơ quan trung ương và 21 địa phương tỉ lệ giải ngân dưới trung bình cả nước, trong đó 9 bộ, cơ quan, địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới 20%.

Ông chỉ ra nguyên nhân chủ yếu là do một số cơ chế, chính sách, quy định pháp luật liên quan còn rườm rà, chồng chéo; vướng mắc về quy trình thủ tục đầu tư, nhất là các dự án ODA, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và quy hoạch sử dụng đất. 

Thiếu nguồn cung ứng vật liệu; công tác chuẩn bị dự án chưa tốt; sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc có nơi, có lúc còn thiếu quyết liệt, sâu sát, nhất là vai trò người đứng đầu. 

Năng lực quản lý, điều hành của nhiều ban quản lý dự án còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các cơ quan còn thiếu chặt chẽ. Kỷ luật, kỷ cương có nơi chưa nghiêm; còn tình trạng cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm…

Vì vậy, ông đề xuất Quốc hội tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc về pháp lý, có giải pháp đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư dự án, tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, kỷ luật, kỷ cương…

THÀNH CHUNG – TIẾN LONG – NGỌC AN

Tuoitre.vn
Nguồn:https://tuoitre.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-tra-loi-chat-van-20241112134456823.htm

Cùng chủ đề

Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi TP.HCM và các bộ, ngành liên quan để tập trung gỡ vướng cho dự án chống ngập 10.000 tỷ ở TP.HCM. ...

Khẩn trương chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội bất thường

Sáng nay (17/12), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì tổng kết công tác năm 2024, một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. ...

Thủ tướng tiếp Thống đốc và Đoàn đại biểu, doanh nghiệp tỉnh Yamaguchi của Nhật

Thủ tướng cho rằng hai bên cần mở rộng xuất khẩu những sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam sang tỉnh Yamaguchi và ngược lại, thúc đẩy xuất khẩu một số đặc sản của Yamaguchi vào thị trường Việt Nam. Thời gian tới, để góp phần đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, toàn diện, Thủ tướng...

Thủ tướng: Cuối năm 2025 cao tốc từ Cao Bằng về Cà Mau phải thông

Chiều 15-12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra dự án cao tốc Bắc - Nam, dự án thành phần Cần Thơ - Cà Mau, đồng thời chỉ đạo toàn bộ dự án phải hoàn thành cuối năm 2025. Phát biểu...

Không để công nhân, nhà thầu cô đơn trên công trường giao thông

Nhấn mạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau phải hoàn thành trong năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các đơn vị và địa phương cùng tham gia dự án với tinh thần không để công nhân, nhà thầu cô đơn trên công trường. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

61 bóng hồng xinh đẹp khối quân nhạc dự Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ngày 17-12, buổi tổng duyệt khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 được Bộ Quốc phòng tổ chức, một trong những điểm nổi bật của buổi lễ chính là hình ảnh 61 nữ quân nhân của khối quân nhạc Quân đội nhân dân Việt Nam. ...

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. Sinh...

Chủ tịch Ủy ban chứng khoán: Đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hành năm 2025

Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành năm 2025. Sở...

‘Cái sai được làm ngơ góp phần nảy sinh nhiều hành động côn đồ’

Cộng đồng nhất nhất lên án kịch liệt, ủng hộ phương án nghiêm trị với hành vi hung hăng đánh người chỉ vì va quẹt nhỏ khi đi đường. Thế nhưng tranh cãi chưa bớt nóng khi 'chín người mười ý' chỉ ra nguyên do khiến ngày càng nhiều tài xế côn đồ. ...

TP.HCM: Chỉ 28% trường học đạt yêu cầu về ánh sáng

Chỉ có 27/95 trường học ở TP.HCM đạt yêu cầu về ánh sáng, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (Sở Y tế TP.HCM) vừa có báo cáo công tác giám sát vệ sinh phòng...

Bài đọc nhiều

Tỉ phú Jensen Huang nói lý do NVIDIA chọn Việt Nam là ‘ngôi nhà thứ hai’

Tỉ phú Jensen Huang tiết lộ lý do NVIDIA chọn Việt Nam làm 'ngôi nhà thứ hai': Việt Nam là nhà cung cấp kỹ sư phần mềm lớn thứ hai thế giới. Muốn thu hút những kỹ sư phần mềm xuất sắc của Việt Nam Quỹ VinFuture vừa đăng bài phỏng vấn ông Jensen Huang, CEO của NVIDIA, người vừa được trao giải thưởng chính VinFuture 2024, trong đó CEO NVIDIA cho biết vì sao tập đoàn công nghệ hàng đầu thế...

Khai mạc không gian trưng bày ảnh “Các dân tộc thiểu số Việt Nam đồng hành cùng sự phát triển đất nước”

Ngày 14/12, tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Ban tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị, khai mạc không gian trưng bày ảnh “Các dân tộc thiểu số Việt Nam đồng hành cùng sự phát triển đất nước”. Ngày hội được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức. Đại biểu cắt băng khai mạc không gian trưng bày ảnh “Các dân...

Nhiều hoạt động đặc sắc trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam là dịp để các chủ thể văn hóa, nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng các dân tộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tự giới thiệu nét đẹp văn hóa. Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 đã khai mạc tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị với sự tham gia của 1.500 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên đến từ 16 tỉnh,...

Đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển

Đó là mục tiêu của Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngày 15.12, tại TP.Nha Trang (Khánh Hòa), Bộ TN-MT tổ chức hội nghị công bố quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và triển khai tổng kết luật TN-MT biển và hải đảo. Vùng bờ là điểm tựa...

Trên cánh đồng năng lượng

“Nghĩ về Quảng Trị, người ta thường nhớ về những nghĩa trang với nỗi khổ đau và sự tàn khốc của chiến tranh, với miền cát trắng nóng ran trong những trưa hè đổ lửa. Có một chân dung khác của mảnh đất này có thể bạn chưa chạm đến. Nắng và gió Lào trở thành “đặc sản”, thành năng lượng tái tạo sẽ góp phần đưa tỉnh trở thành một trung tâm năng lượng của miền Trung và...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam đạt thành tích cao tại Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 tại tỉnh Quảng Trị bế mạc tối 16/12; đoàn Quảng Nam đạt thành tích cao và được Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL tặng Bằng khen. Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 do Bộ VH-TT&DL phối hợp UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức với sự tham gia của nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Đoàn Quảng Nam tham gia với gần 120 nghệ nhân, diễn viên,...

Bế mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi, tối 16/12, Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 khép lại với nhiều hoạt động đặc sắc, ấn tượng. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các Dân tộc Việt Nam thành công, để lại...

Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024: Kích cầu tiêu dùng thời điểm “vàng”

Thực hiện Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia năm 2024”, đến thời điểm hiện tại, gần 100% siêu thị, chuỗi bán lẻ của các ngành hàng, thương hiệu trên địa bàn tỉnh đều triển khai các chương trình khuyến mại với đa dạng hình thức để đẩy mạnh tiêu thụ, kích cầu tiêu dùng trong thời điểm “vàng” cuối năm. Người dân mua sắm hàng hóa tại siêu thị WinMart, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn Ngày 21/8/2024,...

Phát huy truyền thống 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, lực lượng vũ trang Điện Biên quyết tâm hoàn thành...

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang cách mạng, được thành lập ngày 22/12/1944 tại chiến khu Việt Bắc, với tên gọi ban đầu là Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân. 80 năm xây dựng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam đã khẳng định là lực lượng chủ chốt, trọng yếu trong công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc, là biểu tượng của sự hi sinh, tận trung với...

Bắt đầu “mùa” mua sắm đặc biệt, hàng hóa được khuyến mãi tới 100%

Hạn mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mãi trong tháng 12-2024 có thể lên đến 100%, thay cho việc bị giới hạn ở mức 50% Sáng 2-12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Chương trình "Khuyến mãi tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024". Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Chương trình "Khuyến mãi tập trung quốc gia 2024" Chương trình được triển khai từ ngày...

Mới nhất

Thời tiết bất lợi làm chậm tiến độ thi công nâng cấp hai tuyến đường bộ khu vực ĐBSCL

Tính hết tuần đầu tháng 12/2024, tiến độ thi công hai dự án Cao Lãnh - Lộ Tẻ và Lộ Tẻ - Rạch Sỏi chưa đáp ứng kế hoạch do bất lợi về thời tiết. ...

Chủ tịch Ủy ban chứng khoán: Đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hành năm 2025

Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành năm 2025. ...

Dự án vì sức khỏe cộng đồng của FPT Long Châu nhận giải tại Human Act Prize 2024

Hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu đã nhận giải thưởng “Giải Dự án Kịp thời” tại Lễ trao Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024, tổ chức tại Nhà hát Hồ Gươm vào tối ngày 14/12/2024. Dự án vì sức khỏe cộng đồng của FPT Long Châu nhận giải tại Human...

Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo 35 Trung ương thăm, làm việc với Bộ Tư lệnh 86

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa yêu cầu Đảng bộ, cán bộ, chiến sỹ Bộ Tư lệnh 86 xác định trách nhiệm, quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa...

Đồng Nai: Một giám đốc ở Trảng Bom nhận thưởng Tết cao nhất 380 triệu đồng

Đa số các doanh nghiệp ở Đồng Nai có mức thưởng Tết từ 1-1,5 tháng lương, đặc biệt mức thưởng cao nhất là 380 triệu đồng cho vị trí Giám đốc một công ty ở huyện Trảng Bom. Chiều nay (17/12), UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức họp báo cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã...

Mới nhất