Trang chủProductXây dựng, phát triển bền vững sản phẩm OCOP

Xây dựng, phát triển bền vững sản phẩm OCOP

Những năm qua, bên cạnh việc ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái Bình còn đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm OCOP trong ngành chăn nuôi, thủy sản, đem lại hiệu quả thiết thực trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, góp phần ổn định kinh tế cho các chủ thể OCOP.

Để giúp nông dân tiếp cận, làm chủ kỹ thuật trong sản xuất, xây dựng sản phẩm OCOP tích hợp đa giá trị, đáp ứng yêu cầu thị trường, tỉnh Thái Bình đã tích cực hỗ trợ người dân phát triển bền vững, đồng thời quảng bá, tiêu thụ rộng rãi các sản phẩm nông sản. Với hơn 40 sản phẩm OCOP từ chăn nuôi, thủy sản, Thái Bình khẳng định chất lượng, uy tín, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp địa phương.

Tính đến tháng 10/2024, tỉnh Thái Bình đã có 194 sản đạt tiêu chuẩn và được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó ngành chăn nuôi và thủy sản đóng góp hơn 40 sản phẩm. Các sản phẩm từ hai lĩnh vực này không chỉ đạt tiêu chuẩn OCOP mà còn dần khẳng định được chất lượng và uy tín với người tiêu dùng.

Việc này đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân và doanh nghiệp địa phương, đặc biệt tại các khu vực nông thôn trong tỉnh. Đơn cử như tại xã Duyên Hải, huyện Hưng Hà, một số chủ thể đã tận dụng lợi thế OCOP để phát triển sản phẩm cá rô. Với các sản phẩm chính như cá rô rút xương, cá rô kho tương, và ruốc cá rô được người dân yêu thích. Trung bình mỗi ngày, tiêu thụ từ 4-5 tạ cá rô thương phẩm và xuất bán 1,5-2 tạ cá rô rút xương.

Tận dụng vị trí ven biển, huyện Thái Thụy đã tích cực triển khai chương trình OCOP trong hơn bốn năm qua. Đến nay, huyện có 40 sản phẩm tiêu biểu được công nhận, trong đó 12 sản phẩm đến từ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Những sản phẩm này không chỉ xây dựng được thương hiệu uy tín, mà còn đóng góp đáng kể vào việc nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở khu vực nông thôn. Các sản phẩm từ biển của Thái Thuỵ được người dân trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Đơn cử như sản phẩm cá cơm tại xã Thuỵ Xuân. Một số người dân đã đầu tư số tiền lên đến 1 tỷ đồng để xây dựng xưởng chế biến khép kín.

Sản phẩm cá cơm Thuỵ Xuân mang đậm hương vị và bản sắc vùng biển, một số chủ thể sản xuất cá cơm đã được công nhận OCOP 3 sao. Nhờ sự ưa chuộng của thị trường, đặc biệt là tại các thành phố lớn, hiện cá cơm tại đây xuất bán 3-5 tấn cá khô mỗi tháng, tạo việc làm cho hàng chục lao động với thu nhập từ 7-8 triệu đồng mỗi người/tháng.

Hay tại huyện Tiền Hải, một số đơn vị chăn nuôi cũng gặt hái nhiều thành công sau khi sản phẩm từ trứng và vịt biển được công nhận OCOP 4 sao. Sản phẩm không chỉ nâng cao giá trị mà còn được người tiêu dùng ưa chuộng tại các siêu thị trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, hai sản phẩm này còn được công nhận danh hiệu “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam” vào năm 2021.

Các sản phẩm OCOP được đánh giá và phân hạng dựa trên bộ tiêu chí quốc gia, xét trên nhiều khía cạnh như chất lượng sản phẩm, giá trị cộng đồng, văn hóa, cũng như năng lực sản xuất và thương mại của đơn vị sản xuất. Việc phân hạng này không chỉ khẳng định chất lượng mà còn mở ra các cơ hội phát triển mới cho các chủ thể sản xuất, đồng thời tạo điều kiện cho họ tiếp cận các cơ chế, chính sách hỗ trợ từ nhà nước.

Đáng chú ý, một số địa phương đã thành lập các Hội OCOP. Tại huyện Tiền Hải, Hội OCOP đã được thành lập với 27 thành viên là các chủ thể sản xuất OCOP. Hội đã thành công trong việc quảng bá thương hiệu “Nông sản 14/10” và kết nối thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm OCOP của huyện. Điều này giúp nhiều nông dân tăng doanh thu và mở rộng thị trường.

Sản phẩm OCOP đã mang lại thu nhập ổn định cho các chủ thể. (Ảnh minh hoạ). 

Nhiều hộ kinh doanh, hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp đã chọn những sản phẩm chăn nuôi, thủy sản như vịt, ếch, tôm, cá để đầu tư vào máy móc chế biến, tạo ra các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Nhờ đó, hầu hết các sản phẩm đều được tiêu thụ ổn định, mang lại lợi nhuận và khuyến khích các chủ thể tiếp tục đầu tư, cải tiến chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vũ Thư nhận định, với tiềm năng sẵn có và sự thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, các sản phẩm OCOP của huyện được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Từ năm 2021 đến nay, huyện Vũ Thư đã có 30 sản phẩm được công nhận OCOP, trong đó 16 sản phẩm đạt 4 sao và 14 sản phẩm đạt 3 sao.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình, việc phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản kết hợp với chương trình OCOP đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau khi được chứng nhận OCOP, nhiều sản phẩm từ chăn nuôi và thủy sản đã được cải tiến về chất lượng, mẫu mã và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tính đến nay, có 128 cơ sở sản xuất tại 8 huyện, thành phố trong tỉnh có sản phẩm OCOP. Trong đó, có 37 doanh nghiệp, 48 HTX, và 43 hộ kinh doanh, với tổng cộng 194 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao và 4 sao, trong đó hơn 40 sản phẩm thuộc ngành chăn nuôi và thủy sản. Việc phát triển sản phẩm OCOP không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn nâng cao giá trị cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp của Thái Bình trên thị trường.

Trong năm 2024, toàn tỉnh Thái Bình phấn đấu củng cố, phát triển 60 – 70 tổ chức kinh tế và hộ sản xuất để mở rộng quy mô sản phẩm tham gia chương trình OCOP, ưu tiên phát triển đối với các chủ thể là HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại; có từ 1 – 2 sản phẩm làng nghề có cơ sở sản xuất sản phẩm được đánh giá, công nhận đạt OCOP hạng 3 sao trở lên.

Trong giai đoạn tiếp theo, tỉnh Thái Bình sẽ tiếp tục triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp mới gắn với phát triển sản phẩm OCOP, quan tâm nhân rộng các mô hình đem lại giá trị kinh tế cao trong phạm vi toàn tỉnh. Qua đó góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Đồng thời chú trọng bảo đảm chất lượng sản phẩm gắn với lợi thế bản địa, từ đó tạo sự phát triển bền vững cho từng sản phẩm nông sản OCOP.

Vietnam.vn

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tây Giang phát huy thế mạnh OCOP

Những năm gần đây, huyện Tây Giang có sự phát triển đáng ghi nhận nhờ phát huy thế mạnh các sản phẩm OCOP, góp phần quan trọng trong giảm nghèo bền vững. Nghị quyết đi vào cuộc sống Xuất phát từ tình hình thực tế, nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện qua các kỳ đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế là dựa trên cơ sở vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, hạ tầng và truyền...

Phát triển kinh doanh sản phẩm OCOP trên nền tảng số

Trong bối cảnh công nghệ, mạng xã hội ngày càng phát triển, việc đưa các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) lên các sàn thương mại điện tử; triển khai kinh doanh, quảng bá sản phẩm OCOP trên các nền tảng trực tuyến được xem là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), chủ thể OCOP… tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, cũng như phát triển các kênh tiêu thụ...

Hòa An chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), huyện Hòa An triển khai nhiều giải pháp phù hợp, phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng của địa phương, đặc biệt là nông sản chủ lực, tạo “thương hiệu” cho các sản phẩm, thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ; nâng cao giá trị nông sản, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Phát triển sản phẩm OCOP từ...

Đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển quan hệ bền vững Việt Nam – Hoa Kỳ

Diễn đàn hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ được phối hợp tổ chức bởi Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam và Đại học Troy (Hoa Kỳ), với sự bảo trợ truyền thông của Tạp chí kinh tế Việt Nam - VnEconomy. Sự kiện là một phần trong chuỗi hoạt động quan trọng kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống của Trường Đại học Kinh tế - Đại học...

Quản lý bệnh nhân Gout và ý nghĩa chụp cắt lớp vi tính hai mức năng lượng (DECT) trong lâm sàng

Từng được mệnh danh là “bệnh của nhà giàu” nhưng ngày nay bệnh Gout (gút) không còn hiếm nữa, ngược lại tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Trước thực tế đó, chủ đề “Quản lý bệnh nhân Gout và ý nghĩa DECT trong lâm sàng” được đưa ra thảo luận...

Bài đọc nhiều

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

SẴN SÀNG CHO IRCTIRE CUP 2024: TỔNG THƯ KÝ LIÊN ĐOÀN XE ĐẠP – MÔ TÔ THỂ THAO VIỆT NAM GẶP GỠ CÁC VĐV

14h chiều nay ngày 9/11, ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô Thể thao Việt Nam cùng BTC giải đua IRCtire Cup và Ban trọng tài đã có cuộc họp phổ biến chi tiết các thông tin trước thềm giải đua. Những lưu ý về đường đua, timeline thi đấu, hạng mục thi đấu được trao đổi cụ thể trong bầu không khí thân mật, sôi nổi của buổi họp. BTC nhấn mạnh,...
07:30:07

220 triệu đồng/đêm trải nghiệm phòng tổng thống ở tòa nhà cao nhất Việt Nam

(Dân trí) - Nằm trong tòa nhà cao nhất Việt Nam với các mặt đều là kính trong suốt, căn phòng tổng thống này luôn "bận rộn" đón các vị khách thượng lưu với trải nghiệm độc đáo dù giá lên đến 220 triệu đồng/đêm. Trải nghiệm "view triệu đô" từ phòng tổng thống ở tòa nhà cao nhất Việt Nam (Video: Cẩm Tiên). Phải mất thời gian chờ đợi, chúng tôi mới có dịp đặt chân đến phòng tổng thống...

Dòng máu Việt trong tim một người Hàn

Câu chuyện về mối nhân duyên đặc biệt bắt đầu từ 800 năm trước của ông Lý Xương Căn - hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ, đã trở thành điểm nhấn tại một hội thảo quốc tế ở TP.HCM cuối tuần qua. Ông Lý Xương Căn mở điện thoại, chia sẻ về kênh TikTok và YouTube của ông với các video chia sẻ về Việt Nam. Ông cho biết những bình luận mà ông nhận được...

Cùng chuyên mục

Tây Giang phát huy thế mạnh OCOP

Những năm gần đây, huyện Tây Giang có sự phát triển đáng ghi nhận nhờ phát huy thế mạnh các sản phẩm OCOP, góp phần quan trọng trong giảm nghèo bền vững. Nghị quyết đi vào cuộc sống Xuất phát từ tình hình thực tế, nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện qua các kỳ đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế là dựa trên cơ sở vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, hạ tầng và truyền...

HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC

HDBank vừa chính thức hợp tác với PwC, trở thành ngân hàng tiên phong tại Việt Nam triển khai toàn diện dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững”. Thông qua dự án này, HDBank cam kết tích hợp sâu sắc hơn các nguyên tắc ESG vào mọi khía cạnh của tổ chức - từ hoạt động kinh doanh, quản trị doanh nghiệp đến công tác báo cáo ESG. Đây là nền tảng để HDBank tiếp...

Phát triển kinh doanh sản phẩm OCOP trên nền tảng số

Trong bối cảnh công nghệ, mạng xã hội ngày càng phát triển, việc đưa các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) lên các sàn thương mại điện tử; triển khai kinh doanh, quảng bá sản phẩm OCOP trên các nền tảng trực tuyến được xem là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), chủ thể OCOP… tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, cũng như phát triển các kênh tiêu thụ...

Nơi kết nối, thúc đẩy cung cầu sản phẩm OCOP

Nhiều tỉnh, thành phố đem các sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng… giới thiệu, quảng bá tại Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng các vùng, miền năm 2024 (Tuần lễ sản phẩm OCOP) vừa được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuần lễ sản phẩm OCOP là hoạt động cụ thể hóa thỏa thuận hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố thuộc các vùng, miền trên phạm...

Hòa An chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), huyện Hòa An triển khai nhiều giải pháp phù hợp, phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng của địa phương, đặc biệt là nông sản chủ lực, tạo “thương hiệu” cho các sản phẩm, thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ; nâng cao giá trị nông sản, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Phát triển sản phẩm OCOP từ...

Mới nhất

Nhiều phòng khám thay tên đổi họ sau khi bị xử phạt, thách thức cơ quan quản lý

Chất vấn tại Kỳ họp 8, Quốc hội khóa XV, đại biểu Tráng A Dương (Đoàn Hà Giang) phản ánh thực trạng nhiều công ty, nhà đầu tư, phòng khám đa khoa tư nhân thách thức các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế. Đó là sau khi bị xử lý vi phạm hành...

NSND Tấn Minh, Lan Anh làm giám khảo cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội

Ban Giám khảo của Giọng hát hay Hà Nội sẽ gồm nhiều nghệ sÄ© tên tuổi: nhạc sÄ© Đức Trịnh, NSND Hà Thủy, NSND Quốc HÆ°ng, NSND Tấn Minh, NSƯT Lan Anh, NSƯT Tân Nhàn,... Cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội năm 2024 trở lại tiếp tục tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng...

Chuột thản nhiên ‘dạo chơi’ trong bếp nhà hàng dimsum được Michelin gợi ý

TRUNG QUỐC - Đoạn video ghi lại cảnh chuột xuất hiện trong gian bếp của một nhà hàng có tiếng ở Quảng Châu, đang nhận được sự chú ý của dư luận. Sự việc được một nữ du khách ghi lại và đăng tải lên mạng xã hội hôm 31/10. Trong đoạn clip dài 26 giây, nhiều người vô cùng...

Lớp học “đặc biệt” không tiếng trống trường của “cô giáo” Thùy

Giữa lòng TP.Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) có một lớp học tình thương do Bí thư đoàn cơ sở phường 7 Trần Thanh Thùy phụ trách, giảng dạy cho hàng chục...

Đồng loạt lao dốc, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn rớt xuống sát 80 triệu đồng/lượng

(NLĐO) – Cả giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn 99,99 đều đồng loạt giảm sâu, có nơi mua vào chỉ còn 80 triệu đồng/lượng. ...

Mới nhất