Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên

Khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên

Đề nghị giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo đang nhận được sự ủng hộ của những người trong ngành và dư luận xã hội.

Khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên- Ảnh 1.

Buổi lên lớp của giáo viên trường trung học cơ sở. Ảnh: Nghiêm Huê


“Tha thiết đi xin”

Trong một lần phát biểu, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã trình bày ngành giáo dục nắm tất cả mọi thứ, trừ 2 thứ: Giáo viên, tài chính. Và cả 2 điều này, Bộ GD&ĐT luôn luôn đi kiến nghị, đề xuất.

Về giáo viên, ngành dọc là Bộ Nội vụ quản lí. Sau vài năm “tha thiết đi xin” (từ dùng của

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn

), đã xin thêm được hơn 65.000 biên chế cho ngành giáo dục từ nay đến năm 2025. Không những thế, nhiều địa phương còn không dám tuyển, để dành chỉ tiêu trừ đi các suất giảm biên chế (vì nhỡ tuyển rồi lại phải giảm biên chế thì biết trừ vào ai nên thôi – PV).

Ông Phạm Anh Thư, Trưởng phòng GD&ĐT Mèo Vạc (Hà Giang) chia sẻ, chính sách tuyển dụng được thực hiện tùy thuộc tình hình của từng địa nhưng vẫn do ngành Nội vụ quản lí. Nếu phân cấp được cho ngành giáo dục thì các trường chủ động hơn trong việc đề xuất, sắp xếp bố trí vị trí việc làm, điều hành. Mèo Vạc hiện mới có 3 giáo viên tiếng Anh tiểu học, còn thiếu rất nhiều, nhưng chưa có nguồn tuyển. Để hoàn thành việc tuyển dụng 1 giáo viên, theo ông Thư, thông tin nhanh nhất là 3 tháng.

Nói về Dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT đề xuất giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, việc ban hành luật sẽ khắc phục các bất cập trong quản lí nhà nước về nhà giáo như tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ (đã diễn ra nhiều năm hay những bất cập với quản lí đội ngũ nhà giáo ngoài công lập).

Chất lượng đội ngũ nhà giáo cơ bản sẽ có sự đồng bộ trong toàn bộ hệ thống khi có hệ thống chức danh, chuẩn nghề nghiệp, các yêu cầu về đạo đức nhà giáo được quy định thống nhất.


Chấm dứt tình trạng tréo ngoe

Lí giải về việc cần thiết giao cho ngành Giáo dục tuyển dụng giáo viên, ông Vũ Minh Đức – Cục trưởng Nhà giáo và Cán bộ quản lí giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho rằng, cơ quan quản lí giáo dục tổ chức việc tuyển dụng giáo viên sẽ khắc phục được tình trạng tuyển dụng được đúng người; sẽ tuyển dụng được thường xuyên đáp ứng nhu cầu khi xảy ra tình trạng thiếu giáo viên trong quá trình tổ chức triển khai; tuyển dụng đủ, hết chỉ tiêu, biên chế (được giao cho ngành Giáo dục trong quá trình tổ chức thực hiện).

Trong một lần phát biểu, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã trình bày ngành Giáo dục nắm tất cả mọi thứ, trừ 2 thứ: Giáo viên, tài chính. Và cả 2 điều này, Bộ GD&ĐT luôn luôn đi kiến nghị, đề xuất.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho biết, đối với việc quản lí nhà giáo thì Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH chỉ có quyền quản lí về chuyên môn, không quản lí về số lượng, biên chế, công tác tuyển dụng, bổ nhiệm. Theo bà Hoa, việc giao thẩm quyền đầu mối quản lí biên chế nhà giáo cho Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH sẽ giúp ngành chủ động trong tham mưu

xây dựng

chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lí; từ đó nắm tổng thể đội ngũ, dự báo nhu cầu, cân đối các khâu tuyển sinh, đào tạo, tuyển dụng; điều tiết giáo viên kịp thời, hợp lý. Như vậy, có thể khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ đã và đang diễn ra trong thực tiễn thời gian qua; đồng thời góp phần phát triển đội ngũ nhà giáo bảo đảm đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu. “Tôi cho rằng, nếu được Quốc hội chấp thuận, ủng hộ thì đây sẽ là một trong những chính sách mang tính đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo đang trình Quốc hội tại kì họp này”, bà Hoa chia sẻ.

PGS TS Đặng Thị Thanh Huyền, Ban Điều hành Mạng lưới Quản lí Giáo dục EdulightenUp, Nguyên Viện trưởng Nghiên cứu Khoa học Quản lí giáo dục (Học viện Quản lí giáo dục), khẳng định đây là đề xuất thiết thực, phù hợp thực tế. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT từng nhiều lần phát biểu ngành giáo dục phải chịu trách nhiệm trước nhà nước và nhân dân về chất lượng giáo dục nhưng việc tuyển, sử dụng, điều chuyển giáo viên thuộc về ngành Nội vụ, dẫn đến thừa – thiếu cục bộ do ngành giáo dục có đặc thù phải bố trí không chỉ theo trình độ đào tạo mà phải theo môn, cấp học và định mức giáo/lớp.

“Nếu đề xuất này được thông qua, ngành giáo dục có thể thêm một phần vất vả, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là đem lại lợi ích cho người học, phụ huynh và nhân dân. Tất cả vì sự phát triển chung của xã hội trong bối cảnh mới”, bà Huyền nói.





Nguồn: https://danviet.vn/khac-phuc-tinh-trang-thua-thieu-giao-vien-20241112063249787.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Câu chuyện tình buồn phía sau ca khúc “Tàu anh qua núi”

"Tàu anh qua núi" được nhạc sĩ Phan Lạc Hoa sáng tác sau khi lắng nghe một câu chuyện tình đau thương và mất mát trong thời chiến. ...

Thực hư đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT chương trình mới sẽ “gây áp lực và thiệt thòi cho học sinh”

Học sinh cho rằng môn Văn có nhiều tác phẩm hay nhưng lại không có trong chương trình học, còn cách chấm điểm trắc nghiệm đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đang khiến học sinh khó đạt trọn điểm. ...

Lịch thi chung kết Miss International 2024 của Hoa hậu Thanh Thủy diễn ra ở đâu, khi nào?

Hoa hậu Thanh Thủy và dàn thí sinh đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tranh tài để tìm ra chủ nhân của vương miện Miss International 2023 (Hoa hậu Quốc tế). Lịch thi chung kết Miss International 2024 của Hoa hậu Thanh Thủy diễn ra ở đâu,...

Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại

Không chỉ định vị thương hiệu nước mắm Phú Sáng trên thị trường bằng chứng nhận OCOP 3 sao, nữ giám đốc HTX Dịch vụ chế biến hải sản Phú Sáng (Hà Tĩnh) còn liên kết xuất khẩu hải sản, bao tiêu nguồn nguyên liệu vững chắc cho ngư dân vùng...

Bên dòng sông Sê San nổi tiếng Gia Lai, dân câu được cá rô phi khủng, có con cá đặc sản nặng 7kg

Sông Sê San bắt nguồn từ phía Nam dãy Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum) chảy qua 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Không chỉ là “dòng sông năng lượng”, sông Sê San còn có cảnh đẹp hùng vĩ với nhiều ghềnh thác và là nơi sinh sống của nhiều loại...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với ngoại hình điển trai. ...

Giáo sư nghiên cứu tập sự 33 tuổi nhận giải Toán học danh giá của Mỹ

TRUNG QUỐC - Ở tuổi 33, Vương Nghệ Lâm - giáo sư nghiên cứu tập sự của Viện Nghiên cứu cao cấp Études (Pháp), trở thành chủ nhân giải thưởng Toán học danh giá Salem 2024. Ngày 30/10, Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (IAS) công bố nhà khoa học nhận giải Salem 2024 lĩnh vực Toán học. Giáo sư nghiên cứu tập sự Vương Nghệ Lâm, 33 tuổi, là một trong hai nhà Toán học trẻ nhận giải. Theo...

Cùng chuyên mục

Hơn 10 trường đại học công bố phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Năm 2025, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tuyển sinh theo 6 phương thức xét tuyển, tăng thêm 1 phương thức so với năm 2024. Đây sẽ là năm đầu tiên trường tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng và sử dụng kết quả kỳ thi riêng của nhà trường để xét tuyển đại học.5 phương thức còn lại gồm: xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét kết...

‘Đi học’ cùng con trên những chuyến đò

Hằng ngày, từ sáng sớm, nhiều phụ huynh ở Cà Mau 'đi học' cùng con trên những chuyến đò với mong ước con cái có tương lai tốt đẹp hơn. ...

Phụ huynh tâm sự con học đại học không bằng con hàng xóm học trung cấp

TRUNG QUỐC - Ở tuổi xế chiều, thay vì được nghỉ ngơi, ông Phong - một phụ huynh ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vẫn lo lắng cho tương lai của con trai 30 tuổi không đi làm, chỉ ở nhà. Chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc, câu chuyện của ông Phong đang gây chú ý dư luận nước này. Người đàn ông tâm sự, hơn nửa đời "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", nên tuổi...

Thực hư đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT chương trình mới sẽ “gây áp lực và thiệt thòi cho học sinh”

Học sinh cho rằng môn Văn có nhiều tác phẩm hay nhưng lại không có trong chương trình học, còn cách chấm điểm trắc nghiệm đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đang khiến học sinh khó đạt trọn điểm. ...

Giáo sư nổi tiếng ngành y quê Vĩnh Long, qua Mỹ học ngành độc lạ nay ‘siêu hot’

Bác Sĩ Phạm Lê An là nam giáo sư ngành Y duy nhất năm nay. Hơn 20 năm trước, ông từng qua Mỹ theo học một chuyên khoa lạ lẫm và trở thành một trong những bác sĩ đặt nền móng cho khoa này ở Việt Nam. Năm nay, ngành Y có thêm 3 giáo sư là Phạm Lê An, Trần Phan Chung Thủy và Trịnh Thị Diệu Thường. Trong đó, bác sĩ An là nam giáo sư duy nhất. Ông...

Mới nhất

Điện ảnh Iran gây ấn tượng, nghệ sĩ Việt Nam nhận giải Diễn viên trẻ triển vọng

Giành được ba giải thưởng quan trọng, điện ảnh Iran bội thu tại Lễ bế mạc và trao giải thưởng Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội (HANIFF) 2024 diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm tối qua (11/11).

(Trực tiếp) Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thông tin và truyền thông

Sáng ngày 12/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Y tế và các thành viên Chính phủ liên quan tiếp tục trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ hai về y tế. Sau đó, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh...

Tại sao khi ăn dưa chuột phải chà xát 2 đầu?

3. Thành phần nước trong dưa chuột chiếm bao nhiêu %?A80%B85%C90%D95%Theo bác sĩ Hà Vũ Thành, dưa chuột hay dưa leo là loại quả phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Dưa chuột có 95% thành phần là nước. Đây là nguồn dinh dưỡng giúp cơ thể giải độc, thanh nhiệt nhất là mùa nóng, giúp...

Bộ trưởng Y tế bị chất vấn về tình trạng thiếu thuốc triền miên

(Dân trí) - Chất vấn Bộ trưởng Y tế, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng cả 3 "chân kiềng" ngành y tế gồm dự phòng, điều trị và cung ứng đều đang rất khó khăn, điển hình là tình trạng thiếu thuốc triền miên. Sáng 12/11, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan có thêm 55 phút đầu...

Thị trường tiếp tục đi ngang, giao dịch quanh mốc gần 62.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 12/11/2024 đồng loạt đi ngang tại miền Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam, giao dịch trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 12/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì đi ngang...

Mới nhất