Bán dẫn Trung Quốc đối mặt nguy cơ khủng hoảng thừa

Bán dẫn Trung Quốc đối mặt nguy cơ khủng hoảng thừa

Chi tiêu dành cho thiết bị sản xuất chip của Trung Quốc dự báo sẽ giảm trung bình 4% mỗi năm từ giờ đến năm 2027, báo hiệu ngành công nghiệp bán dẫn nước này đang đứng trước nguy cơ cuộc khủng hoảng thừa.
Việt Nam có cơ hội như thế nào trong cuộc đua về ngành bán dẫn?

Việt Nam có cơ hội như thế nào trong cuộc đua về ngành bán dẫn?

Tiến sĩ Nguyễn Tuệ Anh, đồng tác giả cuốn sách “Chiến trường bán dẫn – Cạnh tranh chiến lược và tự chủ đổi mới sáng tạo của Trung Quốc thế kỷ 21” đưa ra góc nhìn về cơ hội, thách thức của Việt Nam trong cuộc đua ngành bán dẫn.
Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu

Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu

Bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng, trọng yếu mà Việt Nam xác định sẽ tập trung đẩy mạnh với mục tiêu trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bỏ giới hạn giờ làm việc

Chính phủ Hàn Quốc đề xuất một đạo luật chip đặc biệt để trợ cấp cho các nhà sản xuất chip và miễn trừ giới hạn giờ làm việc trên toàn quốc, nhằm giải quyết các rủi ro tiềm ẩn từ các biện pháp mà Tổng thống Mỹ sắp nhậm chức.

Ngành công nghiệp bán dẫn đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại, nền kinh tế lớn thứ tư châu Á, với chip chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm ngoái.

Tuần trước, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã cảnh báo về những rủi ro phát sinh từ mối đe dọa áp thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc của ông Trump, có thể khiến các đối thủ Trung Quốc cắt giảm giá xuất khẩu và làm suy yếu ngành công nghiệp chip của Hàn Quốc ở nước ngoài.

Dự luật sẽ cần đạt được sự thống nhất tại quốc hội trước khi trở thành luật. Động thái của Seoul được đưa ra trong bối cảnh các nhà sản xuất chip như Samsung Electronics cũng chuẩn bị cho sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các đối thủ ở Trung Quốc hay Đài Loan (Trung Quốc).

https   d1e00ek4ebabms.cloudfront.net production 53ca073e 911b 425e 8c7a eb24ed191eee.jpg.jpeg
Ông Trump đắc cử đặt ra tương lai không chắc chắn đối với chính sách trợ cấp của Đạo luật Chip. Ảnh: FT

Một nội dung của dự luật là cho phép nhân viên tham gia nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn sẽ được phép làm việc nhiều hơn mức tối đa 52 tiếng mỗi tuần quy định trong luật lao động hiện hành.

Tập đoàn vốn hóa lớn nhất Hàn Quốc – Samsung Electronics đang tụt hậu so với các đối thủ như TSMC và SK Hynix trong tận dụng nhu cầu AI bùng nổ.

Trong khi đó, vào tháng 10, ông Trump đã đe dọa sẽ cắt giảm trợ cấp chip liên bang, trong đó có Samsung và SK Hynix của Hàn Quốc, để chuyển sang áp thuế nhập khẩu.

Trợ cấp 65 tỷ USD

Một quốc gia Đông Á khác là Nhật Bản, đang chuẩn bị đề xuất kế hoạch trị giá 65 tỷ USD nhằm hỗ trợ tài chính trong nhiều năm cho các doanh nghiệp bán dẫn nội địa.

Đây là một phần trong nỗ lực tăng cường kiểm soát chuỗi cung ứng chip trước những cú sốc toàn cầu, gồm cả căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.

Các nguồn tin cho hay, kế hoạch này đặc biệt nhắm vào liên doanh đúc chip Rapidus và các nhà cung cấp chip lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

Rapidus đang hướng đến mục tiêu sản xuất chip tiên tiến hàng loạt trên đảo Hokkaido ở phía bắc Nhật Bản từ năm 2027 thông qua quan hệ đối tác với IBM và tổ chức nghiên cứu Imec có trụ sở tại Bỉ.

Năm ngoái, Chính phủ Nhật Bản cho biết họ sẽ phân bổ khoảng 2 nghìn tỷ yên (13 tỷ USD) để hỗ trợ ngành công nghiệp chip.

Dự kiến, vào ngày 22/11, gói kinh tế toàn diện của Tokyo sẽ được thông qua, kêu gọi tổng cộng 50 nghìn tỷ Yên đầu tư cho lĩnh vực bán dẫn trong 10 năm tới, với kỳ vọng đạt tác động kinh tế ước tính 160 nghìn tỷ Yên.

(Tổng hợp)

Bán dẫn Trung Quốc đối mặt nguy cơ khủng hoảng thừaChi tiêu dành cho thiết bị sản xuất chip của Trung Quốc dự báo sẽ giảm trung bình 4% mỗi năm từ giờ đến năm 2027, báo hiệu ngành công nghiệp bán dẫn nước này đang đứng trước nguy cơ cuộc khủng hoảng thừa.