Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ III, năm 2019 của tỉnh Yên Bái, 12/12 chỉ tiêu đều đạt và vượt mục tiêu đã đề ra. Đặc biệt, có nhiều chỉ tiêu vượt cao, minh chứng cho sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và bước đi, lộ trình đi đúng hướng, phù hợp trong quá trình thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn.Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, diện mạo vùng DTTS và miền núi ở tỉnh Quảng Nam đã từng bước đổi thay, nhiều địa phương trên đà khởi sắc từng ngày.Ngày 11/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với các Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng, Đại hội XIV của Đảng, cho ý kiến vào các dự thảo Báo cáo chính trị, dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Bộ Chính trị xem xét.Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu và đất đai… để ổn định cuộc sống, là nguyện vọng thiết thực của người dân từ nhiều năm nay mà vẫn chưa thành hiện thực.Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết, sau khi họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp Trung ương đợt 2 năm 2024, Hội đồng công nhận thêm 5 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp quốc gia thuộc nhóm dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.Chợ cá Tha La (ấp Cây Châm, xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang) còn được gọi là chợ “âm phủ” vì hoạt động về đêm, người mua kẻ bán tấp nập nhưng chẳng nhìn rõ mặt nhau. Chúng tôi tình cờ được biết đến phiên chợ đặc biệt này trên hành trình khám phá sông nước miền Tây.Kinh viết trên lá buông có từ rất lâu đời và nổi tiếng không chỉ ở vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang mà cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Di sản này được người Khmer ở An Giang gìn giữ và phát huy. Hiện nay, người duy nhất ở tỉnh An Giang nắm giữ trọn vẹn kỹ thuật viết chữ trên lá buông là Hòa thượng Chau Ty (82 tuổi, trụ trì chùa Soài So, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn). Hòa thượng, Người có uy tín Chau Ty là truyền nhân đời thứ 9 của sãi cả chùa Xvay Ton.Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, diện mạo vùng DTTS và miền núi ở tỉnh Quảng Nam đã từng bước đổi thay, nhiều địa phương trên đà khởi sắc từng ngày.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam”. Mê đắm rẻo cao Kỳ Sơn. Gương sáng A Mlưn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Bám sát chỉ đạo từ Trung ương và tỉnh, Ban Dân tộc Vĩnh Phúc đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi trong các tháng cuối năm 2024. Qua đó góp phần nâng cao ý thức, nhận thức và trách nhiệm của người dân vùng DTTS và miền núi về việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân.Nhằm góp phần hỗ trợ người dân các tỉnh bị ảnh hưởng bão Yagi (bão số 3) khôi phục sản xuất, ổn định lại cuộc sống, Hội Chữ Thập Đỏ TP. Hồ Chí Minh đã tặng 600 con bò giống sinh sản cho người dân 4 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Thái Nguyên.Nằm ở cửa ngõ Đông Bắc của Tổ quốc, Lạng Sơn hội tụ nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các DTTS vô cùng quý giá. Đây là những thế mạnh thúc đẩy ngành Du lịch của Lạng Sơn phát triển lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, để du lịch xứ Lạng thực sự “cất cánh” thì những tiềm năng – “kho báu” này cần được khai thác quy mô, bài bản hơn.Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (Tiểu dự án 1 – Dự án 3) thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững được triển khai ở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã và đang mang lại những tín hiệu tích cực, thông qua qua nguồn kinh phí triển khai dự án đã giúp nhiều hộ có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thêm cơ hội thoát nghèo.Trong những nỗ lực tìm mọi giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS, thì từ nguồn lực của Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025, các địa phương vùng thụ hưởng dự án ở tỉnh Nghệ An đã chủ động xây dựng triển khai nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, từng bước đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trên địa bàn.
Với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV, năm 2024 có nhiệm vụ đánh giá những thành tựu, kết quả đã đạt được trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc và đại đoàn kết dân tộc; phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2019 – 2024.
Nhìn lại sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu lần thứ III năm 2019, đã có 12/12 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra. Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều của toàn tỉnh giảm từ 18,07% vào năm 2021 xuống còn 9,16% vào năm 2023 (bình quân giảm 4,45%/năm) vượt 0,45% so với mục tiêu Đại hội lần thứ III; Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông, đạt 100% (vượt 10% so với mục tiêu Đại hội); 95,3% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế (vượt 9,3% so với mục tiêu Đại hội); Tỷ lệ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 93,5% (vượt 18,5% so với mục tiêu Đại hội)…
Để có được kết quả trên, giai đoạn 2019 – 2024, các cấp, các ngành, địa phương của tỉnh Yên Bái đã tập trung lãnh đạo và triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống, vùng đặc biệt khó khăn. Công tác dân tộc, chính sách dân tộc được cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở quan tâm triển khai thực hiện. Cơ quan công tác dân tộc ở địa phương từng bước được củng cố, kiện toàn. Các chương trình, chính sách dân tộc và 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 được triển khai thực hiện nghiêm túc. Từ các nguồn lực đầu tư hỗ trợ của các chương trình, chính sách dân tộc đã góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi.
“Nhờ đó, kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS của tỉnh Yên Bái đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể, đời sống của Nhân dân được nâng lên, GRDP bình quân đầu người từ 37,1 triệu đồng năm 2019 tăng lên 50,8 triệu đồng năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo người DTTS giảm bình quân 6,98%/năm, đạt và vượt kế hoạch đề ra… Đồng bào các DTTS phát huy tinh thần đoàn kết, vượt qua những khó khăn, đóng góp công sức, trí lực, tài sản trong thực hiện chương trình giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới; tham gia tích cực vào các phong trào thi đua yêu nước góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển”, ông Trần Xuân Thủy, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái nhấn mạnh.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc, Yên Bái vẫn còn những hạn chế nhất định: Đời sống của một bộ phận Nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng giảm nghèo chưa thật sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS còn cao; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường chuyển biến chậm.
Kết cấu hạ tầng nông thôn của tỉnh tuy đã được tăng cường đầu tư, song còn thiếu so với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, sinh hoạt của người dân, nhất là các xã, thôn bản vùng sâu, vùng xa. Chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa ở vùng DTTS so với mặt bằng chung của tỉnh vẫn còn thấp. Việc triển khai một số chương trình, chính sách, phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS còn chậm…
Từ những kết quả đã đạt được cũng như nhìn nhận thực tế những tồn tại, hạn chế trong 5 năm qua; giai đoạn 2024-2029 tỉnh Yên Bái sẽ tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển toàn diện kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS. Thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm DTTS còn nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù.
Đồng thời, khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, địa phương thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; phấn đấu từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa các dân tộc. Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống dân sinh, sản xuất nông, lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ, kết nối vùng sản xuất hàng hoá.
Bên cạnh đó, tăng cường thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; đầu tư, phát triển du lịch gắn với tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, quan tâm phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người DTTS. Đẩy mạnh phát triển mạng lưới y tế ở cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân. Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, tạo niềm tin vững chắc của đồng bào các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước.
Nguồn: https://baodantoc.vn/yen-bai-nhieu-chi-tieu-vuot-cao-sau-5-nam-thuc-hien-quyet-tam-thu-dai-hoi-dai-bieu-cac-dtts-lan-thu-iii-1731142463352.htm