Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhà giáo là 'viên chức đặc biệt'

Nhà giáo là ‘viên chức đặc biệt’

TPO – Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với việc ban hành Luật Nhà giáo, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập là viên chức đặc biệt, được hưởng mọi quyền lợi và chính sách đối với viên chức trong hệ thống pháp luật, đồng thời có một số chính sách đặc thù để có cơ hội phát triển tốt hơn.

TPO – Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với việc ban hành Luật Nhà giáo, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập là viên chức đặc biệt, được hưởng mọi quyền lợi và chính sách đối với viên chức trong hệ thống pháp luật, đồng thời có một số chính sách đặc thù để có cơ hội phát triển tốt hơn.

Sáng 9/11, ông Nguyễn Kim Sơn – Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) – đại diện Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo. Dự thảo luật đưa ra nhiều điểm mới về chính sách tiền lương và tuổi nghỉ hưu của nhà giáo.

Chính sách tiền lương của nhà giáo

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với việc ban hành Luật Nhà giáo, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập là viên chức đặc biệt, được hưởng mọi quyền lợi và chính sách đối với viên chức trong hệ thống pháp luật, đồng thời có một số chính sách đặc thù để có cơ hội phát triển tốt hơn.

“Nhà nước có chính sách thu hút người có trình độ cao, người có tài năng, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, người có năng khiếu đặc biệt tham gia tuyển dụng làm nhà giáo; nhà giáo đến công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo”, ông Sơn cho hay.

Đề cập đến những điểm mới, Bộ trưởng cho biết, so với quy định hiện hành, dự thảo Luật Nhà giáo đã chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh, chuẩn nghề nghiệp nhà giáo.

Nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập được bình đẳng với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập về định danh, chuẩn nghề nghiệp, các quyền, nghĩa vụ cơ bản và một số chính sách như đào tạo, bồi dưỡng, tôn vinh, khen thưởng, xử lý vi phạm.

Bên cạnh đó, chính sách tiền lương của nhà giáo sẽ được bố trí ưu tiên. Trong đó, lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, cũng theo Bộ trưởng Sơn, nhà giáo tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW.

Đối với nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo…được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác.

Đối với nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Đối với tuổi nghỉ hưu của nhà giáo, Bộ trưởng GD&ĐT cho biết, sẽ có quy định riêng phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp. Trong đó, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Đối với nhà giáo có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ tiến sĩ và nhà giáo làm việc trong các ngành, lĩnh vực chuyên sâu đặc thù được hưởng chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn.

Cân nhắc chính sách tiền lương với nhà giáo ngoài công lập

Thẩm tra liên quan đến tiền lương, phụ cấp với nhà giáo, ông Nguyễn Đắc Vinh – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục – cho biết, Ủy ban nhất trí với quy định trong dự thảo Luật và cho rằng đây là nội dung quan trọng, cần thiết để thể chế hóa kịp thời các chủ trương của Đảng. Cơ quan thẩm tra cũng tán thành các chính sách ưu tiên, hỗ trợ, thu hút nhà giáo như quy định tại dự thảo luật.

Tuy nhiên, theo ông Vinh, có ý kiến đề nghị nghiên cứu, thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết của Đảng về cải cách chính sách tiền lương; cân nhắc việc quy định chính sách tiền lương đối với nhà giáo ở khu vực ngoài công lập.

Ý kiến này cũng đề nghị không quy định lại chính sách thuê nhà công vụ đã được quy định trong Luật Nhà ở; đánh giá tác động kỹ lưỡng để bảo đảm khả thi, nhất là về nguồn lực thực hiện đối với chính sách bảo đảm chỗ ở tập thể cho nhà giáo khi đến công tác tại vùng nông thôn.

Về chế độ nghỉ hưu của nhà giáo, Ủy ban nhất trí quy định nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn (không quá 5 tuổi) so với quy định của Bộ luật Lao động và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ trước tuổi. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cần đánh giá tác động kỹ về nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách này.

Về đào tạo, bồi dưỡng, Ủy ban cơ bản tán thành quy định về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, không phân biệt nhà giáo khu vực công lập và khu vực ngoài công lập.

Tuy nhiên, theo ông Vinh, có ý kiến đề nghị quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chi trả kinh phí bồi dưỡng đối với nhà giáo khi được cử tham gia các chương trình bồi dưỡng.

Luân Dũng





Nguồn: https://tienphong.vn/nha-giao-la-vien-chuc-dac-biet-post1689964.tpo

Cùng chủ đề

Về những điều cấm chạnh lòng

Quốc hội vừa thảo luận về những điều cấm giáo viên không được làm, đặc biệt là cấm giáo viên nhận tiền của người học. Nhiều người coi trọng nghề giáo cũng băn khoăn: Nên hay không nên cấm và cấm thế nào? Trong...

Cần ưu tiên chính sách cho nhà giáo

Có thể nói gần như ở mọi quốc gia, giáo dục luôn được xem là thành tố quan trọng nhất. Ở Việt Nam, chúng ta cũng đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nếu một quốc gia có một nền giáo...

Tạo chính sách đột phá cho nhà giáo

Hôm qua 9-11, Quốc hội đã thảo luận tổ về dự thảo Luật Nhà giáo với nhiều ý kiến quan tâm các chính sách đột phá cho nhà giáo như: tiền lương, phụ cấp, chế độ ưu đãi... Trình bày tờ trình dự luật,...

Đề xuất cấm nhà giáo ép buộc người học nộp các khoản tiền ngoài quy định

Dự thảo Luật Nhà giáo đưa ra quy định nhà giáo không được ép buộc người học nộp các khoản tiền hoặc hiện vật ngoài quy định của pháp luật. Ở dự thảo thứ 5 Luật Nhà giáo (được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8), Điều 11 nêu rõ những việc nhà giáo không được làm. Cụ thể, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập không được làm những...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho thầy cô sự phấn khởi, được tôn vinh

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy. Sáng 9-11, nêu ý kiến về dự Luật Nhà giáo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hơn 64 tỷ đồng xây mới cầu Bình Định

TPO - Cầu Bình Định (huyện miền núi Vĩnh Thạnh, Bình Định) được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1995, sau gần 30 năm đã bị xuống cấp nghiêm trọng. TPO - Cầu Bình Định (huyện miền núi Vĩnh Thạnh, Bình Định) được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1995, sau gần 30 năm đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Cầu Định Bình hiện...

Ngắm hồ Thiền Quang lung linh sắc màu về đêm

TPO - Sau khi được thành phố Hà Nội đầu tư gần 90 tỷ đồng để chỉnh trang, cải tạo gần như toàn diện. Hồ Thiền Quang như "lột xác" với một diện mạo mới, đặc biệt khi màn đêm buông xuống với ánh đèn lung linh choáng ngợp cả một khu vực. 11/11/2024 | 21:10 ...

Cô gái người Mông giành giải Hoa khôi Duyên dáng thanh niên Yên Bái

TPO - Vượt qua hơn 100 thí sinh đến từ các huyện, thị xã, thành phố, thí sinh người dân tộc Mông, ở huyện Mù Cang Chải vừa trở thành Hoa khôi cuộc thi "Duyên dáng thanh niên Yên Bái" năm 2024. TPO - Vượt qua hơn 100 thí sinh đến từ các huyện, thị xã, thành phố, thí sinh người dân tộc Mông, ở huyện Mù Cang Chải vừa trở thành Hoa khôi cuộc thi...

Thượng tá Trần Văn Tròn làm Phó Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang

Thượng tá Trần Văn Tròn, Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường - Công an tỉnh Tiền Giang được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh này. Thượng tá Trần Văn Tròn, Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường - Công an tỉnh Tiền Giang được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám...

Rác thải bủa vây dự án đường hơn 250 tỷ đồng ở Hà Nội

TPO - Khởi công từ năm 2020 và dự kiến hoàn thành sau 450 ngày nhưng đến nay dự án xây dựng đường Vũ Quỳnh nối tuyến đường Lê Đức Thọ - Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn còn dang dở, ảnh hưởng đến đời sống và việc đi lại của người dân. 11/11/2024 | 16:04 ...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Giáo sư nghiên cứu tập sự 33 tuổi nhận giải Toán học danh giá của Mỹ

TRUNG QUỐC - Ở tuổi 33, Vương Nghệ Lâm - giáo sư nghiên cứu tập sự của Viện Nghiên cứu cao cấp Études (Pháp), trở thành chủ nhân giải thưởng Toán học danh giá Salem 2024. Ngày 30/10, Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (IAS) công bố nhà khoa học nhận giải Salem 2024 lĩnh vực Toán học. Giáo sư nghiên cứu tập sự Vương Nghệ Lâm, 33 tuổi, là một trong hai nhà Toán học trẻ nhận giải. Theo...

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Chủ đề cuộc thi UPU lần thứ 54 hay nhất trong 10 năm qua

Tại lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025, nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ, đối với ông, chủ đề cuộc thi năm nay hay nhất trong 10 năm qua. Ngày 11/11, chia sẻ tại lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng Phạm Tấn Ngọc Thụy cho hay, cuộc thi viết thư quốc tế UPU là một sân chơi ý nghĩa, bổ ích,...

Cùng chuyên mục

Giáo sư nổi tiếng ngành y quê Vĩnh Long, qua Mỹ học ngành độc lạ nay ‘siêu hot’

Bác Sĩ Phạm Lê An là nam giáo sư ngành Y duy nhất năm nay. Hơn 20 năm trước, ông từng qua Mỹ theo học một chuyên khoa lạ lẫm và trở thành một trong những bác sĩ đặt nền móng cho khoa này ở Việt Nam. Năm nay, ngành Y có thêm 3 giáo sư là Phạm Lê An, Trần Phan Chung Thủy và Trịnh Thị Diệu Thường. Trong đó, bác sĩ An là nam giáo sư duy nhất. Ông...

Mathnasium Championship 2024:Kiến tạo tương lai từ tư duy Toán học

Hành trình tìm kiếm tài năng Toán Tư duy khép lại với 36 thí sinh xuất sắc nhất toàn quốc tại vòng Chung kết Mathnasium Championship 2024.

Thi đâu thắng đó với suy nghĩ “học để ứng dụng vào thực tế”

Chi tiết máy là một môn học chuyên ngành quan trọng trong lĩnh vực Cơ khí. Bằng tình yêu khoa học, Nguyễn Thị Thanh Nguyên (Khoa Cơ khí, trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM)...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

TP.HCM gặp gỡ tri ân những nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô

Sáng 11-11, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức gặp gỡ những nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Hồ Hải - phó...

Mới nhất

‘Thương vụ’ hòa bình của ông Trump ở Ukraine

Ngay sau chiến thắng áp đảo ở cuộc bầu cử ngày 6-11 vừa qua, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã lập tức bắt tay vào thực hiện cam kết sẽ kết thúc chiến sự ở Ukraine 'trong vòng 24 giờ'. Các sinh viên Đại học Bách khoa nhìn ra bên ngoài cửa kính bị vỡ của khu ký...

Sỏi mật là gì – Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và nhận biết biểu hiện bệnh

Mặc dù sỏi mật là bệnh lành tính, nhưng về lâu dài nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc nắm rõ các triệu chứng...

Ông Donald Trump muốn ‘lách’ Thượng viện Mỹ để bổ nhiệm nội các

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 10.11 cho rằng tân thủ lĩnh đa số kế tiếp của thượng viện nên đồng ý để ông bổ nhiệm các vị trí then chốt của nội các mới mà không cần thượng viện phê chuẩn. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có yêu cầu đối với thủ lĩnh đa số...

Tỷ phú Elon Musk ảnh hưởng thế nào tới quyết định chọn nhân sự của ông Trump?

Tỷ phú Elon Musk được cho là người có ảnh hưởng lớn trong việc lựa chọn nhân sự cho chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Đài CNN ngày 10/11 cho biết, dinh thự Mar-a-Lago của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã liên tục đón tiếp rất nhiều vị khách trong 48h qua. Những vị khách này...

Hiện thực hoá khát vọng “Make in Vietnam”

Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị được ban hành với phương châm Việt Nam sẽ chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cụm từ “Make in Vietnam” được đưa ra năm 2019 đã khiến nhiều người tò mò xen lẫn hoài nghi. Sau một thời gian ngắn cụm từ này đã thành định...

Mới nhất