Trong loại hạt này có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của người dùng.
Bên cạnh hạt mè và hạt chia, còn có một loại hạt khác được ví như ‘‘siêu thực phẩm’’ cho sức khỏe của con người. Đó chính là hạt lanh.
Tên tiếng anh của hạt lanh là Flaxseeds, thuộc hạt giống từ cây Linum usitatissimum. Hạt lanh có kích thước nhỏ, màu nâu hoặc màu vàng. Cây lanh có chiều dài từ 1 – 4 cm, thẳng đứng, có lá mọc xen kẽ. So với hạt mè và hạt chia, hạt lanh có kích thước lớn hơn, vỏ cứng và giòn hơn. Chúng thường có sẵn ở dạng hạt, dầu, bột, viên nén, viên nang và bột mì để tiện cho việc sử dụng.
Hạt lanh được gọi là ‘‘siêu thực phẩm’’ vì có chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, nhiều hơn một vài loại rau và cả cá béo. Theo công bố của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong khoảng 7g bột hạt lanh có chứa 37,4 calo, 1,28 g protein, 2,95 g chất béo, 1,91 g chất xơ, 17,8 mg canxi,… và nhiều chất chống oxy hóa khác. Đặc biệt, lượng omega-3 tìm thấy trong hạt lanh được cho là nhiều hơn cá hồi nên có thể phòng ngừa những loại bệnh nguy hiểm.
Nếu chưa nắm được hết công dụng của hạt lanh, bạn đọc có thể theo dõi ngay các thông tin dưới đây:
Ngăn ngừa ung thư
Lợi ích đầu tiên của hạt lanh chính là ngăn ngừa ung thư. Các chuyên gia dinh dưỡng và khoa học đã tìm ra những hợp chất chống ung thư hiệu quả như: Lignan, polyphenol,… trong loại hạt này.
Trong đó, polyphenol có tác dụng kiểm soát một số loại ung thư, bao gồm cả ung thư vú. Lignan cũng là một chất có khả năng chống oxy hóa hiệu quả. Cùng với hàm lượng chất xơ dồi dào và axit béo omega-3, loại hạt này còn giúp cải thiện sức khỏe và giảm tỷ lệ mắc ung thư ở con người.
Kiểm soát đường huyết
Công dụng kiểm soát đường huyết của hạt lanh đã được các chuyên gia khoa học chỉ ra. Theo đó, loại hạt này sẽ hỗ trợ giảm tình trạng đề kháng insulin, yếu tố chính gây nên tiểu đường tuýp 2 nhờ lượng chất xơ dồi dào, từ đó làm chậm quá trình hấp thu thức ăn, ngăn việc hấp thu nhanh carbohydrate làm tăng đường huyết.
Bên cạnh đó, hạt lanh còn giúp giảm huyết áp tự nhiên cho con người xuống 2 mmHg, từ đó có thể giảm nguy cơ do đột quỵ đến 14% và giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành đến 6%.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Hàm lượng acid béo phytosterol trong hạt lanh có khả năng cạnh tranh hấp thu với cholesterol ở ống tiêu hóa. Còn omega-3 nằm sẽ giúp kháng viêm mạnh. Do đó, hàm lượng chất béo lành mạnh sẽ tăng lên đồng thời hạn chế chất béo xấu để bảo vệ hệ tim mạch tốt hơn.
Kiểm soát cân nặng
Công dụng tiếp theo của hạt lanh chính là giảm cân. Theo các chuyên gia, loại hạt này có hàm lượng chất xơ cao nên sẽ giúp người ăn cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn, đồng thời hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa, táo bón. Chưa hết, choline trong hạt lanh sẽ phát huy vai trò cải thiện chức năng của não.
Làm đẹp da và tóc
Trong hạt lanh, người ta còn tìm thấy chất béo ALA. Chất được chứng nhận là có khả năng cung cấp các axit béo thiết yếu cũng như các loại vitamin nhóm B, từ đó hỗ trợ hiệu quả cho sức khỏe của tóc và da. Do đó, việc bổ sung hạt lanh trong các bữa ăn còn giúp giảm tình trạng khô, bong tróc da và tóc xơ rối, gãy rụng.
Hỗ trợ tiêu hóa
Hạt lanh có chứa cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Trong đó, chất xơ hòa tan giúp làm chậm tốc độ tiêu hóa, từ đó điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm cholesterol. Chất xơ không hòa tan giúp phân mềm hơn, ngăn ngừa táo bón và cải thiện hệ tiêu hóa.
Một số món ngon chế biến với hạt lanh
Một số cách chế biến hạt lanh mà bạn có thể lựa chọn để làm cho bản thân và gia đình như: Pha sinh tố, nướng với các loại bánh quy, trộn cùng salad rau quả và mix với bột yến mạch.
Lưu ý khi dùng hạt lanh
Mặc dù hạt lanh có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhưng người dùng vẫn nên ghi nhớ những lưu ý sau:
– Nên xay nhỏ hạt lanh trước khi sử dụng để không ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa .
– Nên bảo quạt hạt lanh trong các lọ kín, màu sẫm, tránh tiếp xúc với ánh nắng để không ảnh hưởng tới chất lượng hạt.
– Không nên dùng hạt lanh sống hoặc chưa được làm chín kỹ.
– Không ăn quá nhiều hạt lanh, chỉ nên ăn tối đa khoảng 50g hạt lanh trong một ngày.
– Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, người bị rối loạn đông máu, bệnh nhân ung thư vú, người dị ứng với hạt lanh,… không nên sử dụng loại hạt này.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/1-loai-hat-duoc-vi-la-sieu-thuc-pham-tot-hon-nhieu-loai-ca-beo-giup-kiem-soat-duong-huyet-khoe-da-muot-toc-172241110110231007.htm