Trang chủNewsChính trịNgười thầy là đầu tàu cho giáo dục

Người thầy là đầu tàu cho giáo dục

NDO – Bày tỏ mong muốn khi Luật Nhà giáo ra đời, các thầy cô giáo sẽ thực sự được tôn vinh, thực sự được tạo điều kiện thuận lợi, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Chính các thầy, cô sẽ là đầu tàu cho nền giáo dục.

Sáng 9/11, phát biểu tại thảo luận Tổ về Dự án Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh vị trí, ý nghĩa chiến lược của giáo dục và đào tạo; trong đó trọng tâm là công tác đào tạo giáo viên.

Phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí người thầy

Mở đầu, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, “đây là dịp tôn vinh nghề nghiệp của những người thầy – cũng là chúc mừng ngày 20/11. Nhân đây tôi chúc mừng các thầy cô giáo, chúc mừng sự nghiệp giáo dục của chúng ta”.

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, giáo dục và đào tạo có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ. Trong công tác cán bộ, đào tạo cán bộ là quan trọng, đã nói tới đào tạo là phải có thầy.

“Đây là đột phá quốc gia và là trọng tâm. Trong đào tạo người thầy rất quan trọng, muốn giáo dục phát triển được đầu tiên phải có thầy, có trường”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.

Với định hướng chung này của Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng cần phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí người thầy.

“Tôi đọc qua dự thảo Luật thấy là đang ở tầm những gì trước đây chưa quy định thì quy định. Phải vượt lên được về tầm, xác định được vai trò quan trọng của giáo dục, đào tạo; trong giáo dục và đào tạo người thầy là chủ thể chính – ở đây còn nhiều đòi hỏi khác nữa mà chúng ta phải quán triệt”, Tổng Bí thư lưu ý.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Người thầy là đầu tàu cho giáo dục ảnh 1

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị cần quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí người thầy.

Cũng theo Tổng Bí thư, đã nói tới thầy thì phải có trò, do đó vấn đề đặt ra là: Luật Nhà giáo giải quyết được tương quan giữa thầy và trò như thế nào và phải giải quyết được mối quan hệ thật tốt giữa thầy và trò. Nếu không có trò không có thầy. Trong Luật này phải giải quyết được mối quan hệ rất quan trọng này.

Tổng Bí thư dẫn chứng việc giải quyết chính sách phổ cập giáo dục, tức là các cháu đã đến tuổi là phải được đến trường, và tiến đến nữa là Nhà nước phải nuôi, bỏ học phí, nuôi ăn các cháu.

“Tiến bộ phải đến mức độ như vậy. Nên không thể nói thiếu thầy được, có trò là phải có thầy – quy định rõ như thế. Mà điều này hiện nay rất thuận lợi, ở trong xã, trong phường, trong huyện, quận… sẽ có bao nhiêu cháu 3 tuổi, dữ liệu dân cư biết ngay. Vậy là có trò rồi, có trò thì phải chủ động có thầy. Bây giờ lại thiếu tới trăm nghìn thầy thì các cháu đi học thế nào? Cái gì thiếu phải giải quyết”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Dự án Luật Nhà giáo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, gồm 9 chương, 50 điều, cụ thể hóa 5 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 07/7/2023 của Chính phủ, bao gồm: Định danh nhà giáo, Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo, Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; Quản lý nhà nước về nhà giáo.

Đề cập tới quy hoạch trường học, Tổng Bí thư lưu ý: “Đã có trò, có thầy thì phải có trường; quy hoạch, quản lý thế nào mà nói không có trường được. Chính sách phổ cập giáo dục các cháu đến tuổi đi học không được thực hiện. Tất cả phải được giải quyết và đó là việc đang rất thời sự. Chưa kể vùng sâu, vùng xa có chính sách rất đặc thù, đặc biệt. Mối quan hệ, tương quan giữa thầy và trò phải được giải quyết. Có thầy phải có trò, rồi còn ở bậc đại học, thậm chí học tập suốt đời. Rất nhiều chính sách phải được bao quát vào dự thảo Luật”.

Cần xác định người thầy là nhà khoa học

Nhấn mạnh, người thầy cũng là “một nhà khoa học”, Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra câu hỏi: Mối quan hệ thầy giáo và nhà khoa học như thế nào? Tổng Bí thư nhắc nhở, “không thể có luật về nhà khoa học nữa nên điều đó phải được thể hiện, được khái quát”.

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Mối quan hệ giữa nhà khoa học, các thầy cô giáo; giữa trung tâm nghiên cứu với doanh nghiệp, với nhà nước phải tường minh. Hiện nay, khoa học và trí thức đều “không dừng lại”, do đó, đòi hỏi người thầy phải có tâm thế của nhà khoa học, phải có chuyên môn rất sâu.

Tổng Bí thư cũng lưu ý về quá trình hội nhập của thầy, cô giáo trong bối cảnh đất nước và ngành giáo dục đang hội nhập hiện nay. Tổng Bí thư dẫn chứng: “Vừa rồi chúng ta tuyên bố phổ cập tiếng Anh trong giáo dục – tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2, thầy phải tiếng Anh thế nào mới phổ cập được. Thầy có trình độ tiếng Anh thế nào? Có quy định thầy nước ngoài không, có phải chấp hành theo Luật Nhà giáo của Việt Nam không? Chúng ta đã đề cập gì chưa?

Muốn hội nhập được phải có con người, mà con người đào tạo được trước hết phải là người thầy. Cần có các chính sách rất cụ thể. Nếu bây giờ không có thầy tiếng Anh làm sao có trò tiếng Anh được. Thầy dạy Toán, thầy dạy Văn cũng phải có tiếng Anh chứ không chỉ riêng thầy dạy Ngoại ngữ. Phải tiếp cận, phải hội nhập. Các chính sách đó phải được thể hiện ở đây, phải có những đòi hỏi, những yêu cầu cụ thể”.

Người thầy là đầu tàu cho giáo dục

Ngoài ra, Tổng Bí thư lưu ý, chính sách học tập suốt đời cũng cần được quy định trong dự thảo Luật Nhà giáo, không thể quy định thô cứng theo kiểu giáo sư đến tuổi nghỉ hưu không còn là nhà giáo, không tham gia giảng dạy nữa.

“Những thầy lớn tuổi lại có uy tín, thầy hướng dẫn; nhưng đến tuổi thì nói do Luật Giáo dục tôi hết tuổi, tôi không còn là nhà giáo nữa. Rõ ràng là như vậy sẽ khó khăn. Trong khi chúng ta đang huy động các lực lượng xã hội vào công tác giáo dục, công tác giảng dạy”, Tổng Bí thư lưu ý.

Tổng Bí thư cũng đề nghị cần khuyến khích xã hội hóa, huy động xã hội tham gia vào công tác giáo dục, công tác giảng dạy, nhất là tại một số môi trường rất đặc biệt như trong trại giam hay giáo viên công tác tại miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Người thầy là đầu tàu cho giáo dục ảnh 3

Tổng Bí thư Tô Lâm chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.

Dẫn chứng thêm về việc dạy và học tại khu vực miền núi, Tổng Bí thư cho biết đã tới và “thấy rất khó khăn”. Nhiều nơi chưa có trường nội trú, nhà công vụ cho giáo viên. Trước thực tế này, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, “mỗi trường như thế phải có nhà công vụ cho giáo viên. Giáo viên phải có chỗ ở”.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, khu vực này cũng cần được coi là đặc biệt, bởi các thầy không chỉ dạy học mà còn phải dỗ dành, động viên học sinh đến trường. Do đó cần có chính sách vừa cụ thể, vừa bao quát khuyến khích cho nhà giáo làm việc trong môi trường đặc biệt này. Bởi ở vùng khó khăn về kinh tế – xã hội, cũng là vùng trũng về giáo dục đào tạo, khó khăn về phát triển nguồn nhân lực.

Cuối cùng, Tổng Bí thư bày tỏ mong muốn Luật Nhà giáo ra đời sẽ được các thầy cô chào đón.

“Phải làm sao tạo cho người thầy đón nhận Luật này thực sự phấn khởi, thực sự là tôn vinh, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người thầy. Chứ không để Luật ra thầy lại thấy khó khăn hơn. Thầy làm tốt rồi sẽ lôi kéo được trò, người thầy là đầu tàu cho giáo dục”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.





Nguồn: https://nhandan.vn/tong-bi-thu-to-lam-nguoi-thay-la-dau-tau-cho-giao-duc-post843982.html

Cùng chủ đề

Đảng đổi mới đưa đất nước vươn mình

Hơn 94 năm lãnh đạo Cách mạng, Đảng ta không ngừng hoàn thiện phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền. Và hiện tại, đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới thì yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng để dẫn dắt dân tộc bước vào “kỷ nguyên vươn mình” đang đặt ra cấp bách. Thực tiễn và lịch sử cả trong nước và...

Tạo chính sách đột phá cho nhà giáo

Hôm qua 9-11, Quốc hội đã thảo luận tổ về dự thảo Luật Nhà giáo với nhiều ý kiến quan tâm các chính sách đột phá cho nhà giáo như: tiền lương, phụ cấp, chế độ ưu đãi... Trình bày tờ trình dự luật,...

Kỷ nguyên vươn mình – Nhận thức mới, quyết tâm mới của người đứng đầu Đảng

(VTC News) - Không chỉ phản ánh tinh thần thể hiện trong các văn kiện sắp tới của Đảng, theo các chuyên gia, "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" còn truyền tải thông điệp rõ hơn về một nhận thức mới và quyết tâm mới của người đứng đầu Đảng. Những diễn ngôn "khởi điểm mới", "kỷ nguyên mới", "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" xuất hiện trong xã hội sau khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô...

Đề xuất cấm nhà giáo ép buộc người học nộp các khoản tiền ngoài quy định

Dự thảo Luật Nhà giáo đưa ra quy định nhà giáo không được ép buộc người học nộp các khoản tiền hoặc hiện vật ngoài quy định của pháp luật. Ở dự thảo thứ 5 Luật Nhà giáo (được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8), Điều 11 nêu rõ những việc nhà giáo không được làm. Cụ thể, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập không được làm những...

Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệt

Chính phủ hồi âm ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế về dự thảo nghị quyết thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại. Mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệtChính phủ hồi âm ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế về dự thảo nghị quyết thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

[Ảnh] Trong vắt những nụ cười trẻ thơ sau thảm họa sạt lở ở Lào Cai

NDO - Hai tháng sau các thảm họa lũ lụt và sạt lở tại Lào Cai, những đứa trẻ tại các vùng Kho Vàng, Nậm Tông (huyện Bắc Hà) hay Làng Nủ (Bảo Yên) đã có thể nở nụ cười hồn nhiên, chờ đợi tương lai tươi sáng hơn ở phía trước. NDO - Hai tháng sau các thảm họa lũ lụt và sạt lở tại Lào Cai, những đứa trẻ tại...

Chủ tịch nước Lương Cường đến Santiago de Chile, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile

NDO - Khoảng 15 giờ 45 phút chiều 9/11, theo giờ địa phương (rạng sáng 10/11 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Arturo M. Benitez ở thủ đô Santiago de Chile, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile theo lời mời của Tổng thống Gabriel Boric Font. Đón Chủ tịch nước Lương Cường...

Phát huy vai trò cầu nối thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Chile

NDO - Gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Chile, chiều 9/11 theo giờ địa phương (sáng 10/11, giờ Hà Nội) tại thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời, một...

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây nhà và điểm trường cho địa phương thiệt hại bởi lũ

Với tâm niệm “đóng góp cho xã hội là một phần bổn phận và là vinh dự của doanh nghiệp”, cùng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, chung tay chia sẻ và ủng hộ người dân bị thiệt hại do bão lũ gây ra, T&T Group và Ngân hàng SHB đã đồng hành cùng Bộ Công an trong chương trình triển khai xây dựng 150 căn nhà cho người dân và xây dựng 1 điểm trường cho...

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Chile

NDO - Nhân dịp thăm chính thức Cộng hòa Chile, chiều 9/11 theo giờ địa phương (sáng 10/11 giờ Hà Nội) tại thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Chile. Chủ tịch nước Lương Cường gặp gỡ cán bộ...

Bài đọc nhiều

Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh

Thưa các đồng chí, quý vị đại biểu, khách quý! Đại hội XIII đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc,...

Trình Quốc hội hơn 22 ngàn tỷ đồng để phòng, chống ma túy

Ngày 8/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Áp lực từ thực trạng tình hình ma túyBáo cáo...

Thu hút người có trình độ cao tham gia tuyển dụng làm nhà giáo

Nhà nước có chính sách thu hút người có trình độ cao, người có tài năng, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, người có năng khiếu đặc biệt tham gia tuyển dụng làm nhà giáo ...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội đại đoàn kết tại tỉnh Hà Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về dự, trò chuyện cùng cán bộ, nhân dân thôn Lời (xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc năm 2024, do Ban CTMT thôn tổ chức, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống của MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024). ...

Chủ tịch nước Lương Cường đến Santiago de Chile, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile

NDO - Khoảng 15 giờ 45 phút chiều 9/11, theo giờ địa phương (rạng sáng 10/11 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Arturo M. Benitez ở thủ đô Santiago de Chile, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile theo lời mời của Tổng thống Gabriel Boric Font. Đón Chủ tịch nước Lương Cường...

Phát huy vai trò cầu nối thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Chile

NDO - Gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Chile, chiều 9/11 theo giờ địa phương (sáng 10/11, giờ Hà Nội) tại thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời, một...

Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh

Thưa các đồng chí, quý vị đại biểu, khách quý! Đại hội XIII đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc,...

Phát huy vai trò nòng cốt trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công

Việt Nam luôn coi trọng các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Công, trong đó coi GMS và ACMECS là các cơ chế có ý nghĩa chiến lược, gắn với các đối tác quan trọng hàng đầu; coi CLMV là cơ chế nhằm gia tăng sự hỗ trợ và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với...

Mới nhất

Hải Phòng chi gần 1,4 tỷ đồng khen thưởng học sinh, sinh viên xuất sắc

TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139...

Bốn loại cây công nghiệp nào vừa được UBND tỉnh Bình Phước đưa vào phát triển đến năm 2030?

Ngày 10/11/2024, nguồn tin từ UBND tỉnh Bình Phước cho biết, UBND tỉnh này vừa ban hành Kế hoạch số 325/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án phát triển cây công...

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát cần triển khai như ngày hội của toàn dân

(ĐCSVN) - Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu...

Tưng bừng Ngày hội ở Vân Sơn

'Phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, cán bộ, nhân dân cần tiếp tục xây dựng Vân Sơn thành vùng quê đáng sống, là nơi để cho ai đi xa cũng nhớ về, ai đã đến một lần cũng muốn quay lại...', Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long mong muốn. ...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội đại đoàn kết tại tỉnh Hà Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về dự, trò chuyện cùng cán bộ, nhân dân thôn Lời (xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc năm 2024, do Ban CTMT thôn tổ chức, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống của MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024). ...

Mới nhất