GĐXH – Đến đám cưới trong tình trạng say xỉn, chú rể lĩnh ngay đòn của cô dâu đến choáng váng mặt mày.
Một đám cưới ở làng Chamari (quận Jalaun, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ) đã phải dừng tạm thời sau khi chú rể bị cô dâu tát tới tấp vì anh này đã đến địa điểm tổ chức trong tình trạng say xỉn.
Chú rể trong đám cưới được xác định là Ravikanth. Những người thân trong gia đình tiết lộ, trong buổi lễ varamala quan trọng, chú rể đã không tỉnh táo khiến cô dâu vô cùng khó chịu.
Người vợ đã tát chú rể nhiều lần sau đó bước ra khỏi sân khấu khiến các khách mời sốc nặng. May mắn, đám cưới đã tiếp tục khi hai bên đạt được thỏa thuận.
Những chuyện phải thống nhất trước đám cưới
Cách mà bạn cảm nhận yêu thương
Hầu hết mọi phụ nữ thường để ý tới tiểu tiết, chính vì vậy những cử chỉ nhỏ của chồng lại khiến họ cảm động.
Nhưng cũng có một số lại thích những món quà bất ngờ, số khác lại thích những bữa ăn tối, hay tiệc sinh nhật bất ngờ…
Hai bạn cần phải tìm hiểu và đặt ra câu hỏi về cách cảm nhận yêu thương, tránh trường hợp bất đồng khi thể hiện cảm xúc, hay hành động.
Phản ứng khi tâm trạng tồi tệ
Một ngày tồi tệ có thể xảy ra với tất cả mọi người và mỗi chúng ta đều có tư tưởng cá nhân trong cách xử lý.
Một số người muốn có không gian để suy nghĩ, số khác lại thích đi bộ, đọc sách… hay thậm chí là nói về những điều xấu xảy ra trong ngày.
Tìm câu trả lời hoặc chia sẻ những lưu ý khi tâm trạng buồn bực, giúp bản thân vợ, chồng không đi dến bất đồng.
Dự định con cái
Đây là vấn đề rất lớn đối với nhiều cặp đôi. Hãy luôn thận trọng trong việc lập kế hoạch trong việc này.
Bạn định có bao nhiêu đứa? Việc nuôi dạy con cái sẽ ra sao? Ai sẽ lo việc này? Hai bạn có đồng lòng với nhau không… đó là những câu hỏi mà cặp đôi nên thống nhất.
Vấn đề tài chính sau đám cưới
Tiền lương, tiền thưởng sẽ được chi dùng thế nào trong cuộc sống vợ chồng? Bạn cần bao nhiêu tiền để chi cho việc sinh nhật, cafe hay đi chơi với bạn bè? Bạn có cần phải báo cáo với vợ hay chồng không?…
Hãy trả lời tất cả các câu hỏi đó, bởi vấn đề tiền nong luôn là chủ đề dễ gây khẩu chiến giữa hai vợ chồng.
Đồng thời, cả hai cũng cần nghĩ đến một quỹ chung cho gia đình như những khi “trái gió trở trời” hay có chuyện đột xuất cần giải quyết… và nên thực hiện thật nghiêm túc.
Hai bạn muốn sống ở đâu sau đám cưới?
Đây là vấn đề quan trọng mà uyên ương cần thảo luận. Đặc biệt là khi nàng là con một và gia đình không muốn xa con, hay chàng thì sợ mang tiếng ở rể… hoặc vô số các tình huống tương tự.
Việc tôn thờ tín ngưỡng, tôn giáo
Điều này đặc biệt quan trọng khi hai bạn có tín ngưỡng khác nhau.
Cho dù cùng một tín ngưỡng, hai bạn vẫn nên thảo luận với nhau về những giá trị tinh thần, niềm tin, cách tổ chức ngày lễ theo đúng phong tục tập quán…
Với người Việt, nếu lấy vợ hoặc chồng theo đạo, bạn sẽ phải học giáo lý cùng chuẩn bị làm quen với lối sống mới
Vai trò của gia đình hai bên
Có thể bạn đời thích thường xuyên về thăm bố mẹ nhiều lần trong tuần, còn người ấy chỉ muốn thăm vào dịp nghỉ lễ.
Hay trong dịp về quê chồng, anh ấy muốn ở lại nhiều ngày, còn bạn lại chỉ muốn ở một thời gian ngắn còn dành thời gian cho nhà ngoại…
Hai bạn cần lưu tâm đến vấn đề này và trao đổi trước với nhau. Điều này rất cần đến sự tế nhị và cảm thông.
Cân bằng giữa công việc và gia đình
Bạn có thói quen dành hết thời gian cho công việc nhưng người bạn đời lại muốn bạn dành cho gia đình nhiều thời gian hơn, thế là mâu thuẫn nảy sinh.
Hay chồng thích thăng tiến, còn vợ lại thích an phận, không nhiều sóng gió, vậy là hai bạn bất đồng.
Do vậy, nói trước với nhau về đặc thù công việc để cùng tìm hướng cân bằng với cuộc sống chung, điều này sẽ tốt hơn cho tình cảm vợ chồng sau này.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/chong-bi-vo-bao-luc-ngay-giua-dam-cuoi-172241108111639976.htm