Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNhững thách thức khi làm phim lịch sử

Những thách thức khi làm phim lịch sử

(Tổ Quốc) – Sáng 9/11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), đã diễn ra Hội thảo phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học”. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông, Trưởng Ban Chỉ đạo HANIFF VII tham dự Hội thảo.

Các nhà làm phim đang sợ hãi và tự ngăn cản mình

Theo nhà văn Nguyễn Quang Thiều, có hai nền điện ảnh đã chuyển thể văn học thành điện ảnh vô cùng thành công là Trung Quốc và Mỹ, đồng thời, Trung Quốc cũng là nền điện ảnh có phim lịch sử thành công bậc nhất thế giới.

Ông Nguyễn Quang Thiều chỉ ra thách thức trong việc làm phim lịch sử và chuyển thể tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh đến từ nhiều phía, trong đó có từ chính tác phẩm văn học, từ người xem, từ người làm phim và nhà quản lý. “Đôi khi các nhà làm phim lại tôn trọng tác phẩm văn học quá mức (đối với phim chuyển thể) hoặc mơ hồ với nhân vật lịch sử quá nên đã kìm hãm sự sáng tạo. Chúng ta phải được quyền tạo ra một không gian sáng tạo nhân vật hay giai đoạn lịch sử đó. Ở Việt Nam có nhiều nhà làm phim tài năng làm ra các bộ phim sáng giá nhưng đề tài lịch sử bị hạn chế. Chúng ta thiếu sáng tạo hay không dám phán định lịch sử. Chúng ta hạn chế trong nghệ thuật và tư duy. Chúng ta đang sợ hãi và tự ngăn cản mình”- ông Nguyễn Quang Thiều nhận xét.

Những thách thức khi làm phim lịch sử - Ảnh 1.

Quang cảnh Hội thảo

Ông Nguyễn Quang Thiều lấy dẫn chứng, vì sao Trung Quốc làm cho cả thế giới biết đến Quan Vân Trường nhưng người Việt Nam không biết và yêu Quang Trung? Vì chúng ta không dám sáng tạo, không dám xây dựng hình ảnh về vua Quang Trung, một ông vua tài năng tầm cỡ vĩ nhân thời điểm ất .

Đồng quan điểm, đạo diễn Charlie Nguyễn chia sẻ thêm, bản thân đạo diễn cũng sợ và hoang mang khi tiếp xúc với chủ đề này dù nhiều người ôm ấp dự án phim lịch sử vô cùng hấp dẫn. Nhiều người đón nhận phim lịch sử như một phim tài liệu, nó sẽ bó tay bó chân nhà làm phim.

“Nhìn nhận một bộ phim lịch sử là một tác phẩm nghệ thuật, chứ không phải là lịch sử, để có cái nhìn đúng về tác phẩm điện ảnh về lịch sử. Hành trình làm phim lịch sử phải biến con người lịch sử thành con người có những cảm xúc, có đời sống nội tâm, có đời sống tinh thần. Nếu đòi hỏi tác phẩm điện ảnh phải chính xác như lịch sử thì chỉ có lịch sử, không có điện ảnh”- đạo diễn Charlie Nguyễn cho biết.

Ngoài việc thách thức trong sáng tạo thì nguồn vốn làm phim lịch sử cũng rất lớn để đầu tư bối cảnh, trang phục, nhiều nhà làm phim nói vui rằng chưa làm phim thì còn có nhà ở, làm phim xong “mất nhà”.

Nhà sản xuất Trinh Hoan chia sẻ, việc làm phim lịch sử, nhiều nhà làm phim có nhiều kịch bản về lịch sử đặc biệt là nhà Nguyễn nhưng đầu tư tốn kém nên rất khó kêu gọi vốn.

Những thách thức khi làm phim lịch sử - Ảnh 2.

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều chia sẻ tại Hội thảo

Nhà sản xuất Trinh Hoan cũng nêu cái khó thứ 2 trong làm phim lịch sử, ngoài vốn là sự quan tâm của công chúng. Làm sao để thu hút công chúng mà vẫn phải đảm bảo tính lịch sử, tính sáng tạo. “Trong khi làm phim hiện đại đầu tư ít tiền mà dễ thu hồi vốn thì phim lịch sử vừa khó làm, khó hấp dẫn khán giả, lại đầu tư nhiều mà khó thu hồi vốn. Điều đó khiến chúng tôi khó thuyết phục các nhà đầu tư”.

Nếu không có sự kích thích, hỗ trợ từ Nhà nước thì khó cho các nhà làm phim đầu tư vào đề tài lịch sử. “Chúng ta cần nhiều thứ, từ bối cảnh, trường quay, trang phục, đạo cụ… Mỗi một triều đại có đặc trưng riêng, phải có sự nghiên cứu và thống nhất đối với từng triều đại. Nếu có sự động viên của Nhà nước, có đầu tư kho để lưu trữ các phục trang, đạo cụ cùng một triều đại, thời điểm lịch sử để phục vụ các đoàn làm phim thì sẽ kích thích sự sáng tạo”- Nhà sản xuất Trinh Hoan nói.

Cũng theo Nhà sản xuất Trinh Hoan, vừa rồi, dự thảo Luật Thuế VAT sửa đổi còn đề xuất tăng thuế VAT đối với các sản phẩm điện ảnh, thể thao tăng từ 5% lên 10%, tôi thấy không hợp lý. “Làm phim từ khi đầu tư đến khi thu lại vốn phải mất thời gian ít nhất là 1 năm. Nhà đầu tư bỏ ra 20 tỉ mà vì thuế phải lên 21 tỉ thì sẽ ngưng ngay, họ không đầu tư nữa. Chúng tôi đề nghị Quốc hội xem lại Dự thảo Luật Thuế VAT nếu không thì sẽ khó cho ngành điện ảnh, càng khó cho phim lịch sử, phim rủi ro cao. Nếu các nhà làm luật muốn điện ảnh phát triển đặc biệt là sản phẩm lịch sử, văn hóa phát triển thì phải xem lại việc tăng thuế VAT”- Nhà sản xuất Trinh Hoan kiến nghị.

Cần sự đồng hành từ chính sách và cơ quan quản lý

Theo Nhà sản xuất, đạo diễn Trung Quốc Tiền Trọng Viễn, Giám đốc sản xuất As One Production, một trong những ưu thế của điện ảnh Trung Quốc là chuyển thể từ tác phẩm văn học, và phim lịch sử, có thể kể đến nhiều tác phẩm điện ảnh, truyền hình chuyển thể nổi tiếng như Thủy hử, Tây Du ký…

Những thách thức khi làm phim lịch sử - Ảnh 3.

Ông Tiền Trọng Viễn chia sẻ tại Hội thảo

Ông Tiền Trọng Viễn cho biết, khán giả Trung Quốc rất yêu mến phim lịch sử, song vì khán giả quá am hiểu lịch sử nên làm phim lịch sử cũng là thách thức lớn, đòi hỏi các nhà làm phim phải sáng tạo mới có thể kéo người xem đến rạp.

Ông Tiền Trọng Viễn chia sẻ kinh nghiệm làm phim lịch sử ở Trung Quốc: “Trong quá trình chế tác phim và chọn tác phẩm, phải có quy trình cụ thể. Ví dụ Trường An tam vạn lý có chủ đề về nhà thơ Lý Bạch, chúng tôi phải nghiên cứu rất nhiều để đưa ra tác phẩm hoàn chỉnh. Làn sóng tích cực là các bạn trẻ đã quay lại tìm hiểu và đọc thơ nhà Đường sau khi xem phim. Năm ngoái, chúng tôi còn có tác phẩm Phong Thần. Hai phim này thành công vì trên nền tảng văn học, ê-kíp có sự sáng tạo và thay đổi nhằm đưa tác phẩm đến gần với công chúng”.

Ông Tiền Trọng Viễn cũng cho biết, Chính phủ Trung Quốc và các cơ quan, bộ ban ngành có chính sách hỗ trợ rất tốt cho các nhà làm phim lịch sử.

“Khi chúng tôi làm phim từ đề tài lịch sử và chuyển thể văn học thì nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ các đơn vị, bộ ban ngành và Chính phủ. Các chuyên gia lịch sử sẽ hỗ trợ, phân tích cho chúng tôi những chi tiết lịch sử từ nhỏ nhất. Điều thứ 2 là nguồn tài chính, chúng tôi nhận được từ Chính phủ và các cấp địa phương, các thành phố mà chúng tôi đến quay phim đều được ủng hộ nhiệt tình. Bắt đầu từ khi viết kịch bản, lên kế hoạch, khảo sát điểm quay… chúng tôi đều nhận được sự hỗ trợ tài chính. Quan trọng nhất là quá trình quay và làm phim tại địa phương, sẽ được địa phương hỗ trợ nhiệt tình. Năm ngoái chúng tôi quay phim Giải mã ở Chiết Giang, được địa phương hỗ trợ nhiệt tình để chúng tôi hoàn thành bộ phim. Vì chúng tôi mong muốn khi quay phim ở những điểm danh lam thắng cảnh đất đông khách du lịch hoặc các khu bảo tồn quốc gia, nếu không có sự giúp đỡ của Chính quyền địa phương thì chúng tôi không hoàn thành cảnh quay được”- ông Tiền Trọng Viễn cho biết.

Những thách thức khi làm phim lịch sử - Ảnh 4.

Đạo diễn Charlie Nguyễn chia sẻ tại Hội thảo

Giải thích vì sao làm phim được hỗ trợ như vậy, ông Tiền Trọng Viễn cho biết, việc quay phim lịch sử thúc đẩy phát triển du lịch cho địa phương, vì vậy Chính phủ Trung Quốc và các địa phương đều rất ủng hộ các bộ phim được quay ở các địa phương. Có nhiều chính sách hỗ trợ và đều có văn bản hướng dẫn các địa phương trong ủng hộ và trên các trang mạng của các địa phương đều có hướng dẫn công khai.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết: “Các phim lịch sử sẽ phải là dòng phim quan trọng với đất nước. Chúng ta luôn mong muốn có các bộ phim cho người Việt Nam, vì người Việt Nam. Các bộ phim làm sao để truyền tải thông điệp văn hóa, lịch sử, chính trị. Có nhiều nguyên nhân cản trở sự phát triển phim lịch sử Việt Nam. Tôn trọng lịch sử là trách nhiệm đạo đức với mọi người, đặc biệt là văn nghệ sĩ. Chúng ta có nhiều chính sách khuyến khích dòng phim này”, PGS. Bùi Hoài Sơn nói.

Cũng theo ông Bùi Hoài Sơn, Nhà nước thông qua Bộ VHTTDL có chính sách tạo điều kiện cho phim lịch sử bằng việc đặt hàng, trại sáng tác để có các tác phẩm chất lượng cao./.



Nguồn: https://toquoc.vn/nhung-thach-thuc-khi-lam-phim-lich-su-20241109174217051.htm

Cùng chủ đề

Thúc đẩy phim lịch sử và chuyển thể văn học để nâng tầm điện ảnh Việt

(CLO) Ngày 9/11, tại Hà Nội, hội thảo “Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học”, thuộc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII, đã thu hút đông đảo ý kiến thảo luận từ các nhà làm...

Vì sao Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử?

(Tổ Quốc) - Sáng 9/11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), đã diễn ra Hội thảo phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học". Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông,...

Kinh nghiệm tiếp cận quỹ cho các nhà làm phim độc lập

(Tổ Quốc) - Sáng 8/11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), đã diễn ra Hội thảo Tiêu điểm Điện ảnh Đức. Hội thảo có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông; Đại sứ Đức tại Việt Nam Helga...

Điện ảnh sáng tạo, cất cánh

(Tổ Quốc) - Tối 7/11, Lễ Khai mạc Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. ...

Khai mạc Chợ Dự án Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

(Tổ Quốc) - Sáng 7/11, tại Hà Nội, trước thềm Khai mạc Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), đã diễn ra lễ khai mạc Chợ Dự án LHP. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nghiên cứu, đề xuất cho nhân viên trường học được hưởng phụ cấp nghề

(Tổ Quốc) - Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu, đề xuất cho đội ngũ nhân viên trường học được hưởng chế độ phụ cấp nghề phù hợp với vị trí, việc làm, tương xứng với tính chất, mức độ đào tạo. ...

Vì sao Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử?

(Tổ Quốc) - Sáng 9/11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), đã diễn ra Hội thảo phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học". Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông,...

Độc đáo nghi thức cúng dâng Dèng của đồng bào Tà Ôi

(Tổ Quốc) - Người Tà Ôi tổ chức cúng dâng Dèng vào các dịp lễ của gia đình, làng bản. Đặc biệt là trước khi đi buôn bán Dèng ở nơi xa để tạ ơn Giàng (ông trời) đã ban cho nghề truyền thống dệt Dèng. ...

Đề xuất lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp

(Tổ Quốc) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 9/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về Dự án Luật Nhà giáo. ...

Nha Trang có tuyến buýt điện đưa du khách khám phá thành phố biển

(Tổ Quốc) - Nha Trang có tuyến buýt điện kết nối những điểm du lịch của thành phố, thúc đẩy du lịch xanh, mang đến trải nghiệm thú vị cho người dân và du khách. ...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

OpenAI có thể lỗ 44 tỷ USD đến năm 2028

Nếu như những năm đầu thành lập, cả Google và Facebook đều thể hiện sức mạnh tài chính đáng nể thì OpenAI – công ty gần 10 năm tuổi – cho thấy bức tranh trái ngược. Theo hồ sơ tài chính mà The Information thu thập được, nhà phát triển ChatGPT ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhanh, có thể đạt 100 tỷ USD năm 2029 song có thể lỗ tổng cộng 44 tỷ USD từ năm 2023 đến...

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Hội thi được tổ chức từ ngày 19 - 27/4/2024 với sự tham gia của 23 đội tuyên truyền lưu động thuộc Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật các tỉnh, thành phố trên cả nước.Lễ khai mạc vào...

Cùng chuyên mục

Bệnh viện dã chiến cấp 2 vận chuyển thành công thai phụ trong tình trạng nguy kịch tại Nam Sudan

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 của Việt Nam tại Nam Sudan đã vận chuyển bay liên hoàn một thai phụ mang thai đôi trong tình trạng nguy kịch. Thành công này không chỉ là niềm tự hào của đội ngũ...

Show diễn đặc biệt tôn vinh và quảng bá giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam

“Sắc màu di sản” là show diễn đặc biệt, nhằm tôn vinh, giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam thông qua thời trang, sẽ diễn ra vào 19 giờ, ngày 16/11, tại không gian nhà cổ 22 Hàng Buồm. (Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/show-dien-dac-biet-ton-vinh-va-quang-ba-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-viet-nam-post992294.vnp

Nam hành khách doạ mở cửa thoát hiểm trên chuyến bay chỉ bởi tiếp viên không đồng ý một yêu cầu này

Trên chuyến bay của Korean Air từ Bangkok (Thái Lan) đến Seoul (Hàn Quốc), một hành khách nước ngoài gây ồn ào khi đòi ngồi ghế gần cửa thoát hiểm của tiếp viên. ...

Báo Nghệ An ra mắt chuyên trang ‘Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh’

Chiều 9/11, Báo Nghệ An phối hợp với Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh tổ chức ra mắt chuyên trang điện tử đặc biệt về 'Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh'. Theo tư liệu, những năm 1930 - 1931, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh đã để lại mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, trở thành biểu tượng anh hùng, kiên trung, bất khuất của...

Mới nhất

Nườm nượp đi check-in hoa dã quỳ ở ngoại ô Hà Nội

TPO - Hằng năm, cứ vào cuối thu khi hoa dã quỳ vào độ bung nở, khoe sắc vàng đầy sức sống, thuần khiết khắp các triền núi trong Vườn quốc gia Ba Vì, nhiều bạn trẻ lại rủ nhau tới đây chụp ảnh với mong muốn lưu lại khoảnh khắc mà chỉ xuất hiện vào dịp này ...

Tổng kết Giải thưởng khoa học công nghệ dành cho giảng viên trẻ và sinh viên

Ngày 9/11, tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN), Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Quỹ...

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến: Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết dân tộc lên tầm cao...

Chiều 9/11, tại Hội trường 2/9, Tp.Pleiku, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV năm 2024 đã long trọng tổ chức với chủ đề Đại hội “Các dân tộc tỉnh Gia Lai đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.Chiều 09/11, tại Hà...

Đề xuất trả bảo hiểm thất nghiệp cho người có hợp đồng từ 1 tháng

Theo dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, Chính phủ đề xuất bổ sung thêm trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp là người lao động bị sa thải hoặc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc. Sáng 9/11, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung trình Quốc hội dự thảo Luật Việc làm sửa đổi với...

Bệnh viện dã chiến cấp 2 vận chuyển thành công thai phụ trong tình trạng nguy kịch tại Nam Sudan

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 của Việt Nam tại Nam Sudan đã vận chuyển bay liên hoàn một thai phụ mang thai đôi trong tình trạng nguy kịch. ...

Mới nhất