Trang chủEnterpriseTập đoàn Dầu khí Việt NamLời giải cho bài toán điện gió ngoài khơi

Lời giải cho bài toán điện gió ngoài khơi


Để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên

Tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 vừa qua, ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp châu Âu gặp khó khăn trong việc triển khai các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên. Nói đúng hơn là mọi chuyện chỉ mới dừng ở khâu lên kế hoạch trên giấy, chứ chưa được tiến hành trên thực tế”. Theo ông Jaspaert, thời gian phát triển và xây dựng một trang trại điện gió ngoài khơi thường mất từ 6-7 năm, trong đó 3-4 năm đầu cho việc hoàn thiện dự án và tài chính, sau đó là ít nhất 3 năm xây dựng. Điều này có nghĩa rằng, nếu muốn đạt mục tiêu 6.000 MW công suất điện gió ngoài khơi vào năm 2030, các dự án đầu tiên phải được triển khai ngay trong năm 2027.

Để đạt được điều này, ông Jaspaert đề xuất Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý cho điện gió ngoài khơi, thiết lập các cơ chế hỗ trợ rõ ràng và đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia. Cụ thể, ông nhấn mạnh tất cả các giấy phép cần sẵn sàng và mọi trở ngại cần được giải quyết trong vòng 6 tháng tới để giữ kịp tiến độ. Ngoài ra, việc trao đổi thông tin và phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan cũng cần được cải thiện nhằm hạn chế tình trạng “đứng hình” như hiện tại.

Ảnh minh họa.

Chìa khóa thu hút đầu tư quốc tế

Trong báo cáo mới nhất, Bộ Công Thương cho biết đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo mới, như điện gió ngoài khơi, có chi phí đầu tư và sản xuất điện cao hơn so với nguồn điện truyền thống. Để đảm bảo khả thi cho các dự án, Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đang xem xét các chính sách ưu đãi đặc biệt như miễn tiền thuê đất, giảm thuế và ưu đãi về tỷ lệ bảo đảm huy động sản lượng điện tối thiểu hàng năm.

Ông Phan Xuân Dương, chuyên gia tư vấn năng lượng độc lập, cho rằng những chính sách này là hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo: “Nếu không có các chính sách ưu đãi đủ hấp dẫn, nhà đầu tư nước ngoài sẽ không mặn mà với thị trường này, bởi các chi phí khởi điểm quá cao và thời gian thu hồi vốn dài”. Bài học từ Đài Loan (Trung Quốc) và các nước phát triển về điện gió ngoài khơi đã cho thấy Chính phủ các nước này luôn có các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho giai đoạn đầu triển khai, giúp giảm thiểu rủi ro và tạo đà cho sự phát triển của ngành công nghiệp mới mẻ này.

Một trong những chiến lược quan trọng mà Việt Nam có thể học hỏi là cách tiếp cận hợp tác quốc tế với các đối tác giàu kinh nghiệm. Ông Mark Hutchinson, Chủ tịch Nhóm công tác Đông Nam Á của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC), đồng ý với ý tưởng cho phép doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam hợp tác với các công ty quốc tế trong các dự án thí điểm đầu tiên. “Các đối tác quốc tế không chỉ mang đến kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ mà còn hỗ trợ tài chính và cung ứng chuỗi sản xuất. Ngược lại, các đối tác trong nước có lợi thế về sự hiểu biết về pháp luật, văn hóa và chính trị”, ông Hutchinson chia sẻ.

Ông Jaspaert cũng bổ sung thêm rằng, kinh nghiệm từ Đan Mạch và Vương quốc Anh cho thấy sự tham gia của các công ty nước ngoài giúp đảm bảo tính bền vững của dự án, giúp Việt Nam giảm bớt rủi ro về tài chính và kỹ thuật. “Việt Nam cần khẩn trương xây dựng khuôn khổ pháp lý minh bạch và rõ ràng, cùng các chính sách hỗ trợ cho ngành điện gió ngoài khơi”, ông nhấn mạnh.

Phân kỳ đầu tư và cơ chế thí điểm

Ông Trần Hồ Bắc – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) gợi ý rằng Việt Nam có thể tham khảo cách tiếp cận của Đài Loan trong phát triển điện gió ngoài khơi. Theo đó, PTSC đề xuất áp dụng mô hình phát triển điện gió ngoài khơi qua ba giai đoạn: Thí điểm, hỗ trợ của Nhà nước và phát triển tự do theo cơ chế cạnh tranh.

Bước đầu tiên là giai đoạn thí điểm, cho phép Việt Nam thử nghiệm mô hình điện gió ngoài khơi với một số dự án nhỏ, qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm thực tiễn. Khi đã có kết quả tích cực, Nhà nước có thể tăng cường hỗ trợ thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính và chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp. Giai đoạn cuối cùng là khi thị trường đã phát triển và có sức cạnh tranh, các dự án sẽ tiến đến cơ chế đấu thầu công khai, minh bạch. Khi thị trường đã cạnh tranh rồi, lúc đó Nhà nước chỉ cần đóng vai trò điều tiết.

Ông Phan Xuân Dương, chuyên gia tư vấn năng lượng độc lập cũng nhấn mạnh rằng: “Cần có những dự án tiên phong để rút ra bài học kinh nghiệm, mở đường cho các dự án khác. Để làm được điều này, cần giao cho các tập đoàn Nhà nước có kinh nghiệm như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) triển khai thí điểm”.

Lời giải cho bài toán điện gió ngoài khơi

Công trường chế tạo chân đế điện gió ngoài khơi tại Cảng PTSC Vũng Tàu.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong triển khai các dự án điện gió ngoài khơi, Phó Tổng Giám đốc PTSC Trần Hồ Bắc đề xuất cần có chính sách về phân kỳ đầu tư, tăng cường phân cấp, phân quyền, chính sách về giao khu vực biển, giao đất… Đặc biệt, đại diện PTSC cũng đề nghị chính sách ưu tiên sản xuất điện gió ngoài khơi để xuất khẩu. Việc này không chỉ giúp Việt Nam giải quyết vấn đề giá điện còn cao của năng lượng tái tạo mà còn thực hiện các mục tiêu kinh tế, môi trường và đảm bảo an ninh biển đảo. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt hạ tầng truyền tải điện, cũng như các thỏa thuận quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu.

Đầu tư cho tương lai

Hiện nay, Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) dành một chương cho năng lượng tái tạo, tuy nhiên theo đánh giá của ĐBQH Thạch Phước Bình, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh, Dự thảo này vẫn chưa đề cập đến nguồn quỹ cho phát triển các dự án năng lượng tái tạo. “Nên chăng Luật này phải thể chế hóa nguồn vốn phát triển, xây dựng quỹ phát triển năng lượng tái tạo chuyên biệt, từ nhiều nguồn”, ông Thạch Phước Bình đề xuất.

Một quỹ chuyên biệt sẽ giúp hỗ trợ dài hạn cho các dự án năng lượng tái tạo, nhất là các dự án có vốn đầu tư ban đầu cao và thời gian thu hồi vốn dài như điện gió ngoài khơi. Việc thành lập quỹ này không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư mà còn giúp Việt Nam duy trì cam kết phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động địa phương.

Việc phát triển điện gió ngoài khơi không chỉ là giải pháp năng lượng cho tương lai, mà còn là cơ hội vàng để Việt Nam xây dựng ngành công nghiệp tái tạo bền vững, mở ra cơ hội hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế. Nhưng để biến những mục tiêu đầy tham vọng thành hiện thực, Việt Nam cần một kế hoạch hành động rõ ràng, các cơ chế pháp lý nhất quán, cùng sự tham gia của các đối tác có kinh nghiệm từ quốc tế.

Chỉ khi có sự phối hợp chặt chẽ từ Chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và các chuyên gia đầu ngành, Việt Nam mới có thể đặt những viên gạch đầu tiên cho ngành điện gió ngoài khơi, đạt được mục tiêu 6.000 MW vào năm 2030./.

Trúc Lâm



Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/8b1ef24a-d6f9-448f-acf2-b528213d93b2

Cùng chủ đề

Thành viên Tập đoàn Bamboo Capital đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng

BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện. BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm ĐồngBCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ...

Móng chân mọc ngược nên xử trí thế nào?

Móng chân mọc ngược không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày. Đặc biệt, khi không được xử lý đúng cách, người bệnh còn có nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Dưới đây, MEDLATEC sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân...

Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam

Nhấn mạnh Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác. Dấu ấn khu di tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sinh sốngCũng trong chiều 8-11,...

Tàu siêu tốc Hyperloop thu nhỏ hoàn thành thử nghiệm dài nhất

Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL), Trường Kinh doanh và Kỹ thuật Vaud (HEIG-VD), công ty Swisspod Technologies, thực hiện trong dự án LIMITLESS. Nhóm dự án đã hoàn thành 82 thử nghiệm nhằm mô phỏng hành trình của tàu siêu tốc Hyperloop trong môi trường áp suất thấp 50 millibar có kiểm soát. Trong đó, thử nghiệm dài nhất là hành trình 11,8 km với tốc độ...

Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình tại Quốc hội Giải trình tại Quốc hội về một số ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình tại Quốc hội Giải trình tại Quốc hội về một số ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản...

6.000 “chiến binh Rồng” tham gia giải Marathon – Cà Mau 2024 Cúp Petrovietnam

6.000 “chiến binh Rồng” tham gia giải Marathon - Cà Mau 2024 Cúp Petrovietnam Giải Marathon - Cà Mau 2024 Cúp Petrovietnam thu hút sự tham gia của khoảng 6.000 vận động viên - những “chiến binh Rồng” đích thực (Ảnh minh họa) Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du tịch tỉnh Cà Mau, giải Marathon - Cà Mau 2024 Cúp Petrovietnam nằm trong chuỗi sự kiện chính của chương trình “Cà Mau -...

Khóa đào tạo đặc biệt tại Công ty Bê tông khí Viglacera – Tổng công ty Viglacera

(Viglacera) Mới đây, Công ty Cổ phần Bê tông khí Viglacera chưng áp Viglacera đã tổ chức khóa đào tạo đặc biệt liên quan đến công nghệ sản xuất, kỹ thuật lắp dựng tường gạch block AAC và tấm tường ALC cho hơn 15 đại lý khu vực miền Bắc. Ông Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công ty Bê tông khí Viglacera phát biểu khai mạc Khóa đào tạo Gạch block AAC (Autoclaved Aerated Concrete) và tấm tường ALC (Autoclaved...

Viglacera nằm trong 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024 – Tổng công ty Viglacera

Theo Brand Finance, Viglacera là thương hiệu có giá trị cao trong hệ sinh thái các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và bất động sản tại Việt Nam. Năm 2024 này, với vị trí xếp hạng - đứng thứ 58/100, Viglacera lại một lần nữa cho thấy đã có sự phát triển vượt bậc (năm 2023 là vị trí 63/100, cũng do Tổ chức này chấm điểm và đánh giá xếp hạng). Điểm cụ thể của...

Viglacera chính thức triển khai lắp đặt hệ thống thiết bị phủ PVD trên sen vòi – Tổng công ty Viglacera

Viglacera chính thức triển khai lắp đặt hệ thống thiết bị phủ PVD - công nghệ bảo vệ bề mặt - tại Công ty Sen vòi Viglacera – đơn vị trực thuộc Tổng công ty Viglacera – CTCP. Các kỹ sư đến từ hãng Protec Surface Technologies của Ý trực tiếp lắp đặt sản phẩm tại Nhà máy. Dự kiến, thời gian lắp đặt sẽ kéo dài từ 7 đến 10 ngày, sau đó đội ngũ chuyên gia của...

Bài đọc nhiều

Không nhanh chóng sửa đổi, bổ sung chính sách, Việt Nam sẽ đối mặt với thực trạng thiếu điện

Chia sẻ với PV, ĐBQH Phạm Văn Thịnh (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang) cho biết, nếu không nhanh chóng sửa đổi, bổ sung chính sách, đất nước sẽ đối mặt với thực trạng thiếu điện. Sau nhiều lượt dự thảo, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, các cơ quan, tổ chức hữu quan, Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội xem xét trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, diễn ra...

PGS.TS Lê Bộ Lĩnh: Tạo “điểm tỳ pháp lý” vững chắc cho điện gió ngoài khơi

PGS.TS Lê Bộ Lĩnh: Tạo “điểm tỳ pháp lý” vững chắc cho điện gió ngoài khơi Tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam lên đến 600.000 MW (Ảnh minh họa) Việc tập trung đầu tư các dự án nguồn điện từ sớm, từ xa có vai trò quan trọng, để bảo đảm cung ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển trong tương lai, nhất là các nguồn điện nền, điện năng lượng tái...

Luật điện lực (sửa đổi): Cần thể hiện rõ cơ chế đột phá trong triển khai điện gió ngoài khơi

Luật điện lực (sửa đổi): Cần thể hiện rõ cơ chế đột phá trong triển khai điện gió ngoài khơi ĐGNK được đánh giá là nguồn năng lượng tái tạo đầy hứa hẹn, có thể góp phần vào quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững của Việt Nam. Nguồn năng lượng này có tiềm năng cung cấp điện sạch, đáng tin cậy và giá cả phải chăng để đáp ứng nhu cầu...

Cần phải thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) trong 1 kỳ họp

Cần phải thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) trong 1 kỳ họp | 07/11/2024 Lượt xem: ...

TS Dư Văn Toán: Điện gió ngoài khơi là “bệ phóng” cho phát triển kinh tế biển Việt Nam

TS Dư Văn Toán: Điện gió ngoài khơi là “bệ phóng” cho phát triển kinh tế biển Việt Nam | 07/11/2024 Lượt xem: ...

Cùng chuyên mục

Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình tại Quốc hội Giải trình tại Quốc hội về một số ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản...

6.000 “chiến binh Rồng” tham gia giải Marathon – Cà Mau 2024 Cúp Petrovietnam

6.000 “chiến binh Rồng” tham gia giải Marathon - Cà Mau 2024 Cúp Petrovietnam Giải Marathon - Cà Mau 2024 Cúp Petrovietnam thu hút sự tham gia của khoảng 6.000 vận động viên - những “chiến binh Rồng” đích thực (Ảnh minh họa) Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du tịch tỉnh Cà Mau, giải Marathon - Cà Mau 2024 Cúp Petrovietnam nằm trong chuỗi sự kiện chính của chương trình “Cà Mau -...

Cơ sở thực tiễn để đưa phân bón quay về đối tượng chịu thuế GTGT 5%

Việc áp thuế GTGT 5% giúp chủ động đảm bảo phát triển nguồn cung phân bón cho nông nghiệp từ sản xuất nội địa. Trước khi triển khai thực hiện Luật thuế 71/2014/QH13 (Luật số 71) các mặt hàng phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng thuế suất GTGT 5%. Theo đó, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng này được khấu trừ thuế GTGT...

Cấp bách hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành điện

Quốc hội thảo luận Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cấp bách hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành điện | 07/11/2024 Lượt xem: ...

Cần chính sách rõ ràng cho năng lượng gió ngoài khơi

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình): Cần chính sách rõ ràng cho năng lượng gió ngoài khơi | 07/11/2024 Lượt xem: ...

Mới nhất

Liệu có được hưởng lợi từ đà tăng của giá cà phê thế giới?

Dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, giá cà phê Arabica ngày 9//11. Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024 có thể sẽ có điều chỉnh tăng tùy thuộc vào khu vực...

20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã xuất viện

Ngày 8-11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở huyện Tam Đường đã xuất viện. ...

Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày …

Ngày 04 tháng 9 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 27/2014/TT-BCT quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã tiến hành tổng kết đánh giá...

Philippines khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông tin: Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines đã có thông báo khởi xướng điều tra tự vệ đối với xi măng nhập khẩu. Cục Phòng vệ thương mại cho biết, theo thông báo ngày 4/11/2024 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngày 31/10/2024, Bộ...

Chó robot tuần tra Mar-a-Lago, bảo vệ tuyệt đối cho ông Trump

Các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ tiến hành nhiều phương án để siết chặt an ninh quanh Mar-a-Lago, bao gồm triển khai chó robot tuần tra. ...

Mới nhất