Trang chủNewsKinh tếĐòi hỏi tư duy thúc đẩy phát triển

Đòi hỏi tư duy thúc đẩy phát triển

Con số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường 10 tháng tiếp tục cao. Hàng loạt khó khăn của doanh nghiệp vẫn đang đợi được giải quyết. Yêu cầu gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp không chỉ bức bách về thời gian, mà cả về cách tư duy.

Gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp: Đòi hỏi tư duy thúc đẩy phát triển

Con số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường 10 tháng tiếp tục cao. Hàng loạt khó khăn của doanh nghiệp vẫn đang đợi được giải quyết. Yêu cầu gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp không chỉ bức bách về thời gian, mà cả về cách tư duy.

Con số chứa đựng nhiều điểm nghẽn

Hơn 173.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 10 tháng qua khiến TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương lo lắng. Trong bảng tính tỷ lệ doanh nghiệp gia nhập thị trường so với doanh nghiệp rút lui của ông, xu hướng thấp dần xuống (xem bảng).





Tỷ lệ doanh nghiệp gia nhập thị trường/doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Nguồn: TS. Nguyễn Đình Cung

“Tăng trưởng đầu tư của khu vực tư nhân cũng đang ở mức thấp, khoảng 7,1%, dù đã hồi phục theo từng quý, song vẫn quá thấp so với nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế, cũng như so với năng lực của khu vực này”, ông Cung bổ sung các vấn đề đáng quan tâm từ số liệu thống kê.

So với giai đoạn trước dịch, cụ thể là 2014-2019, tăng trưởng của khu vực này luôn trên 10%. Năm 2017 ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục là 17%. “Tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong 5 năm đó đã góp phần lớn vào tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam các năm 2017-2019. Nếu không thúc đẩy đầu tư tư nhân, tạo không khí mới trong đầu tư phát triển, thì GDP không thể có được mức tăng đột phá trong giai đoạn tiếp theo”, TS. Cung khẳng định.

Tuy nhiên, điều ông Cung lo ngại hơn cả là, những khó khăn của doanh nghiệp dường như vẫn quá nhiều, quá lâu được giải quyết. “Tôi không hiểu tại sao những kiến nghị của doanh nghiệp chậm được giải quyết đến vậy. Điểm lại, vẫn là các vấn đề về hoàn thuế, tiếp cận tín dụng, đất đai, gỡ bỏ điều kiện kinh doanh không phù hợp… Nhiều vấn đề đã có cách giải quyết, nhưng vẫn không được xử lý dứt điểm”, ông Cung đặt vấn đề khi liên tục nhận được các kiến nghị của các hiệp hội doanh nghiệp.





Doanh nghiệp ngành nhôm xuất khẩu rất khó, nhưng kiến nghị nhiều năm vẫn chưa được giải quyết.  Ảnh: Đức Thanh

Sự bất an của cộng đồng kinh doanh

Bà Lý Thị Ngân, Chánh văn phòng Hiệp hội Nhôm thanh định hình Việt Nam (VAA) không biết nói thế nào cho hết nhẽ về những khó khăn của doanh nghiệp trong ngành. “Doanh nghiệp xuất khẩu rất khó, nhưng kiến nghị thì nhiều năm rồi vẫn chưa được giải quyết. Chúng tôi tiếp tục kiến nghị điều chỉnh khung thuế và giảm thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm từ nhôm dạng thanh, que, hình mã HS 7604 từ 5% về 0%…”, bà Ngân nói.

Kiến nghị trên đã được VAA gửi tới Bộ Tài chính nhiều lần, đề nghị báo cáo Chính phủ, Quốc hội, bắt đầu từ năm 2018, khi phát hiện bất cập trong thực hiện Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016. Suốt từ đó, VAA cũng như các thành viên đã nhiều lần nhắc lại, nhưng đến nay vẫn không nhận được phản hồi.

Lý do là nhóm sản phẩm nhôm định hình – thuộc mã HS 7604 – là sản phẩm đã qua chế biến trên dây chuyển sản xuất, cần sự đầu tư hàng trăm tỷ đồng mỗi nhà máy và cần sự nghiên cứu, phát triển để biến từ nhôm nguyên liệu thành nhôm định hình, đang phải chịu mức thuế suất thuế xuất khẩu là 5%. Trong khi đó, sản phẩm có mã HS 7610 được gia công đơn giản như cắt, gọt, đục đệm… với chi phí đầu tư thấp từ sản phẩm nhôm định hình lại có mức thuế suất 0%. “Điều này là sự thiếu công bằng với các nhà sản xuất nhôm định hình Việt Nam”, bà Ngân chia sẻ quan điểm của VAA.

Đặc biệt, bà cho biết, nhóm sản phẩm này bị áp thuế xuất khẩu trong ngưỡng từ 5% đến 40% khiến  các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi thâm nhập thị trường nước ngoài, nhất là thị trường Hoa Kỳ – đối tác lớn nhất của ngành nhôm hiện nay.

VAA không phải là hiệp hội mòn mỏi nhất với kiến nghị nhiều năm trời.

Ngày 5/11 vừa qua, 5 hiệp hội, ngành hàng lại ký chung công văn gửi Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và Ban Soạn thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. 5 hiệp hội đó là Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), Hội Lương thực – Thực phẩm TP.HCM, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, Hội Sản xuất nước mắm TP. Phú Quốc và Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao. Kiến nghị này được gửi sau cuộc họp ngày 30/10 của Bộ Y tế để lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định trên.

“Chúng tôi thấy rằng, kết quả cuộc họp chưa phản ánh đầy đủ và chính xác các quan ngại của chúng tôi về những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện quy định về muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt và bột mỳ trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm”, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Vasep làm rõ lý do của công văn trên.

Theo ông Nam, các doanh nghiệp luôn ủng hộ tuyệt đối chính sách bổ sung vi chất dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe người dân, trong đó có giải pháp bắt buộc i-ốt cho muối, gia vị dạng rắn dùng trong các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

“Chỉ có một điểm duy nhất chúng tôi quan ngại và kiến nghị là quy định dùng muối bổ sung i-ốt, bột mỳ bổ sung sắt, kẽm trong chế biến thực phẩm, vì nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam yêu cầu không sử dụng muối có bổ sung i-ốt, như Nhật Bản, Australia và yêu cầu có giấy xác nhận cam kết sản phẩm không dùng loại muối này. Điều này tạo áp lực lớn lên các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam”, ông Nam giải trình chi tiết.

Trong công văn trên, các hiệp hội kiến nghị loại trừ sản phẩm thực phẩm xuất khẩu khỏi phạm vi điều chỉnh của Nghị định sửa đổi Nghị định 09/2016/NĐ-CP. Việc bổ sung vi chất trong muốn, bột mỳ trong chế biến thực phẩm được đề nghị là khuyến khích. Ngoài ra, các hiệp hội kiến nghị cho phép sản xuất, nhập khẩu muối không bổ sung i-ốt để đáp ứng các nhu cầu riêng.

Đòi hỏi tư duy thúc đẩy phát triển, thay vì quản lý

Kiến nghị của 5 hiệp hội liên quan đến Nghị định 09/2016/NĐ-CP không mới, thậm chí đã được Chính phủ đưa vào phần việc phải làm trong Nghị quyết 19/2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Cụ thể, Chính phủ đã giao Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 09/2016/NĐ-CP theo hướng: bãi bỏ quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt” tại điểm a, khoản 1, Điều 6; bãi bỏ quy định “bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” tại điểm b, khoản 1, Điều 6. Thay vào đó, chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng.

“Những giải pháp này đều xuất phát từ yêu cầu hợp lý của người kinh doanh. Có lẽ, thành công của giai đoạn cải cách môi trường kinh doanh những năm 2014-2019 là những người làm chính sách mang tâm thế của người thúc đẩy phát triển, thay vì người quản lý nhà nước”, TS. Cung nhìn nhận.

Không phải ngẫu nhiên ông Cung nhắc đến thời điểm này. Nhìn lại, những năm 2014-2019 là thời điểm môi trường đầu tư kinh doanh Việt Nam có bước thăng hạng đột phá. Kể từ năm 2014, năm đầu tiên Chính phủ ban hành Nghị quyết 19/2014/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam chính thức lấy thước đo là thứ hạng so với các nền kinh tế trong khu vực, cũng như các bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Đáng nói là, cải cách không chỉ để thăng hạng trên các bảng xếp hạng toàn cầu, mà quan trọng hơn là bãi bỏ thực chất các vướng mắc, các rào cản đối với hoạt động kinh doanh, làm cho môi trường kinh doanh thật sự thông thoáng, thuận lợi.

Bãi bỏ, đơn giản hóa quy định về điều kiện kinh doanh là kế thừa công cuộc cải cách đã từng có trước đây, nhưng quy mô, mức độ và tính quyết liệt của cải cách lần này lớn hơn nhiều so với trước. Nhờ đó, hàng ngàn điều kiện kinh doanh đã được bãi bỏ; hàng ngàn điều kiện khác đã được bổ sung, sửa đổi theo hướng thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

“Tôi cho rằng, tâm trạng của môi trường kinh doanh, môi trường chính sách khi đó đã tạo nên thay đổi bước ngoặt, từ đó tạo nên sự nhảy vọt về tăng trưởng. Thời điểm này cũng đang cần sự nhảy vọt như vậy và đang có cơ sơ để đạt được khi Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói rằng, dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm, phải gỡ điểm nghẽn thể chế…”, ông Cung nhấn mạnh.

Tuy nhiên, những xoay chuyển tư duy này không chỉ ở giới công chức chung chung, mà cần bắt đầu từ nhiều vị trí lãnh đạo…





Nguồn: https://baodautu.vn/go-diem-nghen-cho-doanh-nghiep-doi-hoi-tu-duy-thuc-day-phat-trien-d229450.html

Cùng chủ đề

Đà Nẵng tìm giải pháp huy động nguồn lực xã hội cho đề án thành phố đổi mới sáng tạo

DNVN - Việc xây dựng Đà Nẵng trở thành TP đổi mới sáng tạo (ĐMST), trung tâm khởi nghiệp ĐMST quốc gia tại miền Trung - Tây Nguyên rất cần sự chung tay của các cơ quan nhà nước, các viện trường, cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia và người dân. ...

Cán bộ thanh tra Sở Du lịch Kiên Giang bị tố “vòi vĩnh” doanh nghiệp

Đại diện pháp luật một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Du lịch - Lữ hành đã gửi bằng chứng tố cán bộ thanh tra của sở Du lịch tỉnh Kiên Giang “vòi vĩnh”. ...

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, doanh nghiệp dệt may trong nước đang tích cực sản xuất, đáp ứng thời gian giao hàng và về đích theo đúng kế hoạch. Đến thời điểm hiện tại, Công ty CP Dệt may Đầu tư thương mại Thành Công (TCM) nhận khoảng 92% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý IV/2024 và khoảng 90% kế hoạch doanh thu đơn hàng năm 2024. Bên...

Ghi nhận tại nhiều ngân hàng thương mại: Tỷ lệ giao dịch số tiệm cận mức tuyệt đối

DNVN - Hiện nay, tỷ lệ giao dịch số tại nhiều ngân hàng đạt từ 97-98%, tiệm cận mức tuyệt đối. Tỷ lệ tăng trưởng giao dịch trên kênh số của ngành vẫn đạt mức 2 con số hằng năm cả về số lượng lẫn giá trị giao dịch. ...

Hé lộ về bà chủ chuỗi nhà thuốc Mỹ Châu vừa bị khởi tố cùng nam ca sỹ Quốc Kháng

Ngoài nhà thuốc Mỹ Châu (Mỹ Châu Pharmacy Group), bà Lê Thị Mỹ Châu còn làm chủ các doanh nghiệp khác. Nhưng một trong hai doanh nghiệp này đã giải thể, phá sản. Ngoài Mỹ Châu Pharmacy Group, bà Lê Thị Mỹ Châu còn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

VN-Index giảm hơn 7 điểm trong phiên 8/11, áp lực lớn từ cổ phiếu Vinhomes

Cổ phiếu Vinhomes giảm 3,9% và là “tội đồ” góp nhiều điểm giảm nhất cho chỉ số chung. Hàng loạt cổ phiếu lớn khác như VIC, VCB, CTG, VHM… giảm giá và tạo áp lực mạnh lên thị trường chung. VN-Index giảm hơn 7 điểm trong phiên 8/11, áp lực lớn từ cổ phiếu Vinhomes Cổ phiếu Vinhomes giảm 3,9% và là “tội đồ” góp nhiều điểm giảm nhất cho chỉ số chung. Hàng loạt cổ phiếu lớn khác như...

Khánh Hòa dự kiến khởi công Dự án KCN Dốc Đá Trắng vào tháng 4/2025

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Hữu Hoàng đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Dốc Đá Trắng, phấn đấu khởi công trước ngày 2/4/2025. Khánh Hòa dự kiến khởi công Dự án KCN Dốc Đá Trắng vào tháng 4/2025Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Hữu Hoàng đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ...

Chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn

Một số dự án chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đã tăng giá từ 30 - 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao gấp đôi so với các dự án thông thường. Chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội tăng giá 30-50% sau một nămMột số dự án chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đã tăng giá từ 30 - 50%...

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam

Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng, T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh - sạch, từng bước đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa năng lượng bền vững tại...

Vĩnh Hoàn tạm ứng cổ tức gần 450 tỷ đồng

Vĩnh Hoàn sắp dành 450 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% vốn điều lệ, tức mỗi cổ phiếu nhận 2.000 đồng. Vĩnh Hoàn sắp dành 450 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% vốn điều lệ, tức mỗi cổ phiếu nhận 2.000 đồng. Công ty cổ phần Vĩnh...

Bài đọc nhiều

Chính thức ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia

(ĐCSVN)- Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ- TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chiến lược quốc gia về Ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia) vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, blockchain được định...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Chính sách kinh tế của Trump và Harris tác động đến thị trường vàng như thế nào?

Các chuyên gia đang đánh giá tác động các chính sách kinh tế của cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đối với thị trường vàng. Sau nhiều tháng diễn thuyết, thăm dò, tranh luận và suy đoán, ngày bầu cử cuối cùng đã đến. Hôm nay, người dân Mỹ sẽ tới các điểm bỏ phiếu để lựa chọn giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống hiện tại Kamala...

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Từ nay đến cuối năm, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tập trung bình ổn giá hàng hóa, kiểm soát lạm phát dịp Tết Ất Tỵ 2025. Chuẩn bị Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, khi nhu cầu mua sắm của người dân dự kiến sẽ tăng mạnh, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ và thực phẩm đã khẩn trương triển...

Cùng chuyên mục

Bước đi nào cho nhà đầu tư trong biến động giá vàng?

(ĐCSVN) - Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đầy biến động và triển vọng suy thoái kinh tế Mỹ năm 2024, vàng lại nổi lên như một kênh đầu tư trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, những đợt tăng giá mạnh và giảm sâu đột ngột gần đây đã khiến nhà đầu tư trong nước trở nên dè dặt hơn với kim loại quý này. Sự linh hoạt của cơ quan quản lý và chiến lược đầu...

Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội

Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia thông báo khởi xướng điều tra rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội. Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia (MITI) đã có thông báo khởi xướng điều tra rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội...

Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững

Hiện toàn tỉnh Sơn La có 39 chuỗi rau, 178 chuỗi quả, 15 chuỗi chè, cà phê; trên 100 cơ sở áp dụng VietGAP, GlobalGAP... giúp tiêu thụ nông sản bền vững. Sơn La hiện có trên 350.000 ha đất nông nghiệp. Tận dụng lợi thế về khí hậu, đất đai, các địa phương đã tập trung phát triển vùng nguyên liệu nông sản theo hướng đầu tư chiều sâu, nâng cao năng suất và chất lượng sản...

Vụ đấu giá mỏ cát 1,2 tỷ lên 370 tỷ, Chủ tịch Quảng Nam lệnh tiếp tục điều tra

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu rà soát lại quy trình, thủ tục thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn và xử lý nghiêm các hành vi thông đồng, thao túng, làm nhiễu loạn thị trường nhằm trục lợi. Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng tại cuộc họp về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong...

Vietnam Airlines hợp tác quảng bá hình ảnh Việt Nam tại Trung Quốc

(ĐCSVN) - Tại “Chương trình giới thiệu Du lịch Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Trùng Khánh, Trung Quốc ngày 08/11/2024, Vietnam Airlines đã trao biên bản ghi nhớ hợp tác song phương với công ty du lịch GuangZhou Yuanzhilv Technology. ...

Mới nhất

Phát huy hơn nữa mối quan hệ keo sơn đặc biệt Việt Nam

(ĐCSVN) - Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, bày tỏ phấn khởi trước những thành tựu mỗi nước đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội. ...

Kỳ Duyên chuộng đồ ôm sát, khoe dáng gợi cảm tại Hoa hậu Hoàn vũ 2024

(Dân trí) - Trong hơn một tuần dự thi Miss Universe 2024 (Hoa hậu Hoàn vũ), Hoa hậu Kỳ Duyên gây chú ý với phong cách thời trang đa dạng từ gợi cảm đến thanh lịch. Ảnh: Facebook nhân vật  Nguồn: https://dantri.com.vn/giai-tri/ky-duyen-chuong-do-om-sat-khoe-dang-goi-cam-tai-hoa-hau-hoan-vu-2024-20241108085655783.htm

Top 5 mỹ nhân nổi bật nhất chung kết Miss Earth 2024

Trước chung kết Miss Earth 2024 (Hoa hậu Trái đất), cộng đồng yêu nhan sắc đưa ra dự đoán về những ứng viên sáng giá cho ngôi vị cao nhất tại...

Quốc Cường Gia Lai rút kháng cao, đồng ý trả 2.882 tỉ đồng cho bà Trương Mỹ Lan

(NLĐO) - Quốc Cường Gia Lai từng kháng cáo bản án sơ thẩm liên quan phán quyết buộc công ty trả cho bà Trương Mỹ Lan...

Mới nhất