Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử...

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng giáo viên

Dự thảo Luật Nhà giáo đang trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV. Một trong những điểm mới của Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất là giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo.

Quản lý nhà giáo theo các yếu tố hành chính không còn phù hợp

Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, dự án Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu.

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý Nhà nước về nhà giáo.

So với nguồn nhân lực khác của đất nước, đội ngũ nhà giáo có những đặc trưng khác biệt và tính đa dạng cao, quyết định đến định hướng công tác quản lý Nhà nước về nhà giáo.

Cô và trò Trường Mầm non Kim Chung A (Hà Nội).
Cô và trò Trường Mầm non Kim Chung A (Hà Nội).

Theo Bộ GDĐT, hiện nay cả nước có gần 1,6 triệu nhà giáo. Như vậy, nhà giáo chiếm số lượng lớn trong tổng số nguồn nhân lực của quốc gia, đặc biệt là đội ngũ trí thức của đất nước; chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số viên chức của các ngành, lĩnh vực.

Nhà giáo có hoạt động nghề nghiệp đặc biệt với sản phẩm là nhân cách người học. Với mục tiêu phát triển và với những đặc điểm riêng biệt nhưng rất đa dạng của nhà giáo thì việc quản lý Nhà nước về nhà giáo theo định hướng quản lý nhân sự – tức là quản lý các yếu tố hành chính liên quan đến việc sử dụng nhà giáo mà ít quan tâm đến tiềm lực và sự phát triển của nhà giáo không phải là phương thức phù hợp.

Thay vào đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải chuyển từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực để tạo môi trường, điều kiện cho mỗi nhà giáo được phát triển nhiều nhất, có động lực làm việc lớn nhất, đóng góp cho nền giáo dục và đào tạo nhiều nhất nhằm đạt cùng mục tiêu của chính nhà giáo và mục tiêu giáo dục. Trong đó nhà giáo, cả công lập và tư thục, thấy được chính mình, nghề nghiệp của mình, sứ mệnh của mình, con đường thăng tiến của mình để rõ định hướng rèn luyện, phát triển.

Để giải quyết các yêu cầu nêu trên, dự án Luật Nhà giáo đề xuất giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo.

Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý trình cấp có thẩm quyền quyết định; ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển dụng, nội dung thực hành sư phạm trong thi/xét tuyển nhà giáo; điều phối biên chế nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo số lượng được cơ quan có thẩm quyền giao.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, các quy định nêu trên nhằm tăng cường vai trò chủ trì của các cơ quan quản lý giáo dục trong công tác quản lý nhà nước về nhà giáo, nhằm giúp ngành Giáo dục có sự chủ động trong quản lý, phát triển đội ngũ nhà giáo. Điều này phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 về tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Bên cạnh đó, với việc được giao quyền chủ động nêu trên, cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục mới có thể thực hiện được việc quản lý đội ngũ nhà giáo bằng chuyên môn, chất lượng, thay vì quản lý bằng các công cụ hành chính không phù hợp với đặc thù nghề nghiệp của đối tượng này.

Công cụ quản lý bằng chuyên môn sẽ giúp chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo về chất lượng, từ đó, sẽ giúp nâng cao chất lượng của toàn bộ hệ thống giáo dục.

Ngoài ra, các quy định về quản lý Nhà nước về nhà giáo được thiết kế trong dự án Luật Nhà giáo còn giúp tháo gỡ nhiều bất cập trong quản lý Nhà nước về nhà giáo hiện nay sẽ được tháo gỡ, như tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ đối với các cấp học mầm non, phổ thông diễn ra nhiều năm nay, những bất cập đối với công tác quản lý đội ngũ nhà giáo ngoài công lập…

Giao trách nhiệm, quyền chủ động trong tuyển dụng, sử dụng giáo viên

Chia sẻ về thực trạng quản lý Nhà nước về nhà giáo tại địa phương, GS.TS Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Nghệ An, đại biểu Quốc hội khóa XV nhìn nhận, công tác quản lý Nhà nước về nhà giáo hiện nay bộc lộ một số khó khăn, hạn chế trong công tác quy hoạch phát triển đội ngũ, tuyển chọn, sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, xếp loại, thực hiện chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên.

dc-thanh638374925253284060.jpg
GS.TS Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Nghệ An, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Từ việc nhìn nhận thực trạng quản lý đội ngũ nhà giáo, ông Thành đề xuất, cần giao trách nhiệm, sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng giáo viên cho cơ quan quản lý giáo dục; đồng thời cũng đề xuất các giải pháp quản lý Nhà nước về nhà giáo.

Trong đó, quy hoạch đội ngũ giáo viên cần bảo đảm đồng bộ, dài hạn, đảm bảo sự chủ động của cơ quan quản lý giáo dục các cấp. Đồng thời, đổi mới công tác tuyển dụng, bổ nhiệm nhà giáo.

Về tuyển dụng, ông Thành đề xuất quy định nội dung, hình thức và các yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng riêng đối với nhà giáo, để đảm bảo phù hợp với đặc thù nghề nghiệp của nhà giáo, giảm thiểu các yêu cầu về hành chính, công vụ, tăng cường các yêu cầu và đánh giá về năng lực sư phạm.

Cũng theo ông Thành, cần xây dựng môi trường làm việc cho nhà giáo đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường sư phạm, môi trường giáo dục, an toàn cho nhà giáo trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Kỳ vọng về dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Nghệ An cho rằng, đây sẽ là cơ sở để nâng cao vị trí, vai trò của nhà giáo, tạo động lực để họ yên tâm công tác, có nhiều đóng góp và cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Dự thảo Luật Nhà giáo bước đầu đã tạo được không khí phấn khởi cho hơn 1,6 triệu nhà giáo; nhận được sự đồng thuận ủng hộ của cha mẹ học sinh và nhân dân.



Nguồn: https://daidoanket.vn/du-thao-luat-nha-giao-giao-quyen-chu-dong-cho-nganh-giao-duc-trong-tuyen-dung-su-dung-giao-vien-10294066.html

Cùng chủ đề

Dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội xem xét trong tuần này

Kinhtedothi - Tiếp tục chương trình làm việc, trong tuần từ 4/11 đến 9/11, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước; cùng một số Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), Luật Nhà giáo... Dự kiến, Quốc hội sẽ dành 1,5 ngày để thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát...

băn khoăn về tính công bằng

Không thể có quá nhiều "đặc quyền, đặc lợi" Tại phiên họp thứ 38 của Quốc hội, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thẩm tra sơ bộ của các Ủy ban Quốc hội với Dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ kiến tạo các chính sách đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong bối...

Giữ gìn nhân cách của người thầy

Hai cô giáo đã nhận sai Phản ứng dữ dội của dư luận trước cách hành xử của hai cô giáo nêu trên cho thấy, các cô đã chạm đến giới hạn của đạo đức nhà giáo.  Sự việc bắt đầu bằng việc một phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) đã gửi đơn kèm file ghi âm tố cáo cô giáo N.T.V. (giáo viên chủ nhiệm lớp 4B) đã...

Cần tách bạch để xem xét kiến nghị “nhân viên trường học thành nhà giáo”

Nhân viên trường học nhiều tâm tư Khi Dự thảo Luật Nhà giáo được thông tin rộng rãi đến các cơ sở giáo dục trên cả nước, một lần nữa nhân viên trường học (thư viện, thí nghiệm, công nghệ thông tin…) lại chạnh lòng khi thấy mình chưa được quan tâm thoả đáng; cụ thể là không xuất hiện trong Dự thảo Luật Nhà giáo. “Chúng tôi cũng là những người công tác trong trường học, công việc rất...

Dự thảo Luật Nhà giáo: Khó vẫn phải làm

Tạo thuận lợi cho nhà giáoDự thảo Luật Nhà giáo ghi nhận lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo(GDĐT) quy định về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo. Đây sẽ là văn bản xác...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phản biện Nghị quyết về sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập

Ngày 8/11, Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. ...

Trình Quốc hội hơn 22 ngàn tỷ đồng để phòng, chống ma túy

Ngày 8/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Áp lực từ thực trạng tình hình ma túyBáo cáo...

17 đại biểu Việt Nam tham gia Tàu Thanh niên Đông Nam Á

Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP) lần thứ 48 đã chính thức được khởi động lại sau 5 năm tạm dừng do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đoàn Việt Nam gồm 17 đại biểu là các thanh niên tiêu biểu thuộc nhiều độ tuổi và lĩnh vực chuyên môn khác nhau. ...

Lần đầu tiên vị trí pháp lý của nhà giáo ngoài công lập được xác lập

Theo Dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, lần đầu tiên, vị trí pháp lý của nhà giáo ngoài công lập được xác lập đầy đủ, đồng bộ với tư cách nhà giáo chứ không chỉ là người lao động theo cơ chế hợp đồng lao động. ...

TPHCM đang chịu tốc độ sụt lún 2-5cm mỗi năm

Tình trạng triều cường diễn biến phức tạp, với mức đỉnh triều ngày càng dâng cao, kèm theo tác động của biến đối khí hậu, đang khiến tình trạng sụt lún bề mặt đất của TPHCM trở nên rất đáng lo ngại. ...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Điểm mới cần lưu ý trong bài thi V-SAT để không mất điểm

Năm 2025, gần 20 trường ĐH sẽ sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH do Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) cung cấp ngân...

Cùng chuyên mục

Phụ huynh muốn chuyển lớp học sinh làm con mình gãy tay, trường không đồng ý

Học sinh bị bạn làm gãy tay, phụ huynh muốn nhà trường chuyển lớp cho bạn gây tai nạn vì sợ học chung không an toàn. Nhà trường nói gì? Phản ánh đến Tuổi Trẻ Online, chị Nguyễn Phương Thảo cho biết ngày 16-10-2024,...

Hai học sinh bị ‘đánh hội đồng’ phải nhập viện

Trong vòng 3 tuần, trên địa bàn tỉnh Bến Tre xảy 2 vụ học sinh bị bạn 'đánh hội đồng', phải nhập viện điều trị. ...

Tin nhắn bắt, kiểm điểm giáo viên dạy thêm là giả mạo

Theo đó, chiều 7/11, lãnh đạo nhiều trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 1 (TP Hồ Chí Minh) nhận được tin nhắn gửi qua Zalo do lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận này chuyển đến. Nội dung tin nhắn này như sau: “Sở GD&ĐT đề nghị các Phòng GD&ĐT báo cáo về tình hình các trường tiểu...

Tặng áo dài, áo ấm cho cô, trò trường mầm non thuộc Trại giam Hồng Ca

Đoàn công tác của Cục Công tác Đảng và công tác chính trị - Bộ Công an vừa có chuyến thăm, giao lưu và tặng quà trường Mầm non Họa Mi trực thuộc Trại giam Hồng Ca, Yên...

Rơi nước mắt những câu chuyện vượt khó trong học tập

(NLĐO) – Những người trong hội trường đã không cầm được nước mắt khi nghe những câu chuyện trải lòng về vượt khó của các tân sinh viên ...

Mới nhất

Đồi cỏ hồng mới toanh ở Mộc Châu lãng mạn như phim Hàn

Sơn La - Đồi cỏ hồng ở Mộc Châu đang được giới trẻ truyền tai nhau là điểm check-in đẹp không kém các đồi cỏ hồng Đà Lạt. Laodong.vn Nguồn:https://dulich.laodong.vn/kham-pha/doi-co-hong-moi-toanh-o-moc-chau-lang-man-nhu-phim-han-1415753.html

Bạc Liêu: Hiệu quả từ sự đồng thuận của đồng bào các DTTS trong thực hiện Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và hiệu quả trong việc thực hiện, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh.Bảo hiểm y tế, bảo hiểm...

Khánh Hòa dự kiến khởi công Dự án KCN Dốc Đá Trắng vào tháng 4/2025

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Hữu Hoàng đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Dốc Đá Trắng, phấn đấu khởi công trước ngày 2/4/2025. Khánh Hòa dự kiến khởi công Dự án KCN Dốc Đá Trắng vào tháng 4/2025Phó...

Chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn

Một số dự án chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đã tăng giá từ 30 - 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao gấp đôi so với các dự án thông thường. Chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội tăng giá 30-50% sau một nămMột số...

Mới nhất