Bạc Liêu xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và hiệu quả trong việc thực hiện, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh.Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là các trụ cột chính của hệ thống an sinh, tham gia chính sách này, người dân được hưởng nhiều quyền lợi. Với phương châm “Không bỏ lại ai phía sau”, thời gian qua tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chủ trương nhằm hỗ trợ những nhóm đối tượng yếu thế như hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động tự do… có thể tiếp cận được với chính sách nhân văn này.Sáng 8/11, trong chương trình tham dự các hội nghị của các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp gỡ lưu học sinh và cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Trùng Khánh.UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch 197/KH-UBND về việc Tổ chức Đợt cao điểm “Đắk Lắk cùng cả nước 500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.Đây là chia sẻ của các chuyên gia trong nước và quốc tế đưa ra tại Hội thảo phòng chống ung thư Hà Nội năm 2024, do Bệnh viện Ung bướu Hà Nội phối hợp Hội ung thư Việt Nam, tổ chức ngày 8/11.Bạc Liêu xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và hiệu quả trong việc thực hiện, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh.Tỉnh Lai Châu sẽ tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 trong hai ngày 14 – 15/11.Với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng tỉnh Yên Bái, phát triển theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV sẽ được tổ chức trong 2 ngày 13 – 14/11/2024.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 7/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ tổ chức tại Quảng Trị. Thảo nguyên Suôi Thầu – Miền cổ tích ở Hà Giang. Lập nghiệp từ văn hóa truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là các trụ cột chính của hệ thống an sinh, tham gia chính sách này, người dân được hưởng nhiều quyền lợi. Với phương châm “Không bỏ lại ai phía sau”, thời gian qua tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chủ trương nhằm hỗ trợ những nhóm đối tượng yếu thế như hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động tự do… có thể tiếp cận được với chính sách nhân văn này.“Ðôi mắt là vô giá, mang đến đôi mắt sáng – khoẻ cho cộng đồng, đặc biệt là bà con DTTS. Chúng tôi luôn ưu tiên nâng cao tay nghề, cập nhật các công nghệ – kỹ thuật hiện đại, nỗ lực mang đến nhiều giá trị và lan toả thông điệp bảo vệ mắt cho mọi người dân”, đó là tâm sự của Bác sĩ CKII Huỳnh Trung Lâm, Giám đốc Bệnh viện Mắt – Da liễu tỉnh Cà Mau khi chia sẻ với phòng viên về công việc chung tay “mang lại ánh sáng” đến cho cộng đồng của đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện đã làm trong thời gian qua.UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành kế hoạch về thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát đến năm 2025 cho 1.056 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa địa bàn, với tổng kinh phí 46,85 tỷ đồng.Vừa qua, Đoàn công tác của Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú, Hòa Lợi về hiệu quả Dự án Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu do các tổ chức PCPNN tài trợ. Ông Võ Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Giồng Riềng tiếp và làm việc với Đoàn công tác.Thời gian qua, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được triển khai thực hiện quyết liệt và hiệu quả. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của thời tiết do biến đổi khí hậu, nắng nóng, khô hạn, tiềm ẩn nguy cơ cao cháy rừng bất cứ lúc nào, qua đó lực lượng kiểm lâm đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương, chủ động triển khai các phương án PCCCR.
Xác định đối tượng thụ hưởng tập trung thực hiện chương trình
Theo đó, tại các Nghị quyết của HĐND tỉnh, văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh luôn đặt ra yêu cầu cao nhất, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện sớm phát huy hiệu quả. Đồng thời, chú trọng đến công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân, xác định rõ đối tượng thụ hưởng để tập trung thực hiện có trọng tâm, trọng điểm các Chương trình.
Ngay những ngày đầu triển khai, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Đã giao Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh làm Cơ quan thường trực, chủ trì tham mưu giúp việc Ban Chỉ đạo người dân và các đối tượng hưởng lợi thường tham gia vào các hoạt động triển khai dự án tại cộng đồng.
Nhằm tuyên truyền, vận động đồng bào nắm đủ, hiểu đúng các quyền lợi được thụ hưởng, để cùng chung tay với chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719. Thông qua, các hình thức tham gia bao gồm, lao động tự nguyện, giám sát tiến độ công trình và góp ý kiến. Với những đóng góp cụ thể, thiết thực đã xây dựng nên lòng tin vững chắc vào Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, một làn sóng đồng thuận bao phủ cả vùng đồng bào DTTS ở địa phương.
Ông Tô Thành Phương, Trưởng ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu cho biết, ở những nơi người dân tham gia tích cực, việc triển khai các dự án đạt hiệu quả cao hơn và tiến độ thực hiện nhanh hơn. Sự tham gia giúp nâng cao tính sở hữu của người dân đối với các dự án, đảm bảo các công trình và dịch vụ được bảo trì và sử dụng bền vững sau khi hoàn thành.
“Người DTTS là nhóm hưởng lợi chính của chương trình và họ đã tham gia tích cực vào các dự án phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi và thủ công mỹ nghệ. Sự tham gia này không chỉ giúp họ cải thiện thu nhập mà còn nâng cao năng lực sản xuất và tiếp cận thị trường. Những dự án mà người DTTS tham gia sâu rộng thường đạt hiệu quả tốt, với mức tăng trưởng kinh tế địa phương và thu nhập cá nhân rõ rệt”, ông Tô Thành Phương phân tích.
Trong thực tế, người dân tại các xã vùng đồng bào DTTS đã bày tỏ sự hài lòng với các chính sách hỗ trợ sinh kế từ Chương trình. Ông Thạch Cưng, Người có uy tín ngụ Ấp cái Giá, xã Hưng Hội ( Vĩnh Lợi) chia sẻ, với vai trò là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ “ 3 tích cực trong đồng bào Khmer”, tôi đã tham gia hầu hết các phong trào thi đua, qua đó đã nắm được tâm tư nguyện vọng của đồng bào, cũng như hiệu quả của các dự án mà Chương trình MTQG 1719 mang lại.
“Hiệu qủa và được sự hưởng ứng nhiệt tình là: hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và cung cấp kiến thức kỹ thuật. Những chính sách này, đã giúp nâng cao năng suất lao động, tạo việc làm và tăng thu nhập cho đồng bào trong phum sóc. Đa số, đồng bào tham gia vào các dự án hỗ trợ thể hiện sự hài lòng vì họ nhận thấy sự thay đổi tích cực về thu nhập và điều kiện sống.” ông Danh Cưng khẳng định.
Đồng bào các DTTS đánh giá tích cực về các nỗ lực của Chương trình trong việc cải thiện đời sống kinh tế, xã hội. Các chính sách hỗ trợ đặc thù, tôn trọng văn hóa và phong tục của các dân tộc đã giúp tăng cường lòng tin và sự ủng hộ từ cộng đồng.
Hiệu quả từ công tác vận động, tuyên truyền
Để có được kết quả như trên, nhằm nâng cao nhận thức và được sự đồng thuận cao trong đồng bào các DTTS, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch về việc truyền thông thực hiện Chương trình MTQG 1719. trên cơ sở đó, các Sở ngành và UBND các huyện đã ban hành kế hoạch truyền thông thực hiện Chương trình.
Trong thời gian qua, Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh, UBND các huyện đã chủ động, phối hợp triển khai công tác tuyên truyền thường xuyên, rộng khắp bằng nhiều hình thức trực quan như pa nô, phóng sự trên đài truyền hình, trang tin trên Báo Bạc Liêu, tuyên truyền trên các Hội nghị… nhằm tuyên truyền sâu rộng, giúp người dân vùng đồng bào DTTS và MN hiểu được ý nghĩa của Chương trình và quan điểm đúng đắn của Đảng, Nhà nước đối với công tác dân tộc trong giai đoạn hiện nay và tạo sự đồng thuận cao trong việc tham gia thực hiện Chương trình, góp phần vào thành công chung trong thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.
Ông Tô Thành Phương nhận định, thông qua các Hội nghị tập huấn cho các đối tượng Người có uy tín, cán bộ tham gia triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 các đại biểu gặp gỡ, giao lưu, học hỏi chia sẻ cách làm hay để cùng nhau thực hiện tốt vai trò tại địa phương.
“Qua đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Người có uy tín trong đồng bào DTTS trao đổi thông tin về công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Đồng thời, cũng là dịp để Ban Dân tộc và Tôn giáo làm tốt hơn nhiệm vụ của mình, trong công tác đẩy tuyên truyền về các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn vùng đồng bào DTTS”, ông Tô Thành Phương chia sẻ.
Có thể khẳng định, từ việc thực hiện các Chương trình MTQG, qua gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, Cơ quan làm công tác dân tộc các cấp đã tập trung thực hiện khá tốt vai trò tham mưu UBND cùng cấp chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, đã tạo được sự đồng thuận cao Nhân đưa Bạc Liêu đến cuối năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn dưới 1%.
Theo kế hoạch đã đề ra, đến cuối năm 2024, tỉnh Bạc Liêu sẽ đạt tổ chức thực hiện và giải ngân 100% kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước đã bố trí cho Chương trình năm 2024; triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung nhiệm vụ, hoàn thành 100% chỉ tiêu đề ra đối với các dự án, tiểu dự án; phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS toàn tỉnh từ 3% trở lên cuối năm 2024; Duy trì 100% số xã trong vùng có đường ô tô được nhựa hóa, bê tông hóa đến trung tâm xã…
Nguồn: https://baodantoc.vn/bac-lieu-hieu-qua-tu-su-dong-thuan-cua-dong-bao-cac-dtts-trong-thuc-hien-chuong-trinh-mtqg-1719-1731055512331.htm