Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐổi tên kỳ thi học sinh giỏi có khiên cưỡng?

Đổi tên kỳ thi học sinh giỏi có khiên cưỡng?

Theo các chuyên gia, đề xuất nên đổi tên “kỳ thi học sinh giỏi” sang “kỳ thi học sinh tốt” cần phải xem xét kỹ để giữ đúng bản chất của kỳ thi.

img

Học sinh Trường THPT Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản (Nam Định) trong một giờ học.

Phù hợp với thông tư mới?

Có con đang học lớp 6 tại Hà Nội, chị Nguyễn Thị Trang cho biết, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh THCS và học sinh THPT. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 5/9/2021 và thực hiện theo lộ trình triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với học sinh cấp trung học.

Năm học 2024 – 2025, học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 đều học theo chương trình mới nên sẽ đánh giá theo Thông tư 22/2021. Cách xếp loại học lực những môn học đánh giá bằng nhận xét sẽ có 2 mức là đạt và chưa đạt; những môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số sẽ theo một trong 4 mức: Tốt, khá, đạt, chưa đạt.

Vị phụ huynh này cho rằng, điều này có nghĩa học sinh không còn xếp học lực loại giỏi như Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT và Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi. Do đó, chị Trang nhận thấy nên chăng thay đổi tên gọi từ “kỳ thi học sinh giỏi” thành “kỳ thi học sinh tốt” để phù hợp với quy định tại thông tư hướng dẫn về đánh giá học sinh trung học của Bộ GD&ĐT.

Tương tự, anh Lê Văn Mạnh ở tỉnh Nam Định chia sẻ, nếu như trước đây, khi học Chương trình 2006, việc đánh giá xếp loại học lực của học sinh cấp THCS, THPT được chia thành các loại: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém theo hướng dẫn tại Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT và sau này là Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi. Việc để tên gọi “kỳ thi học sinh giỏi” là phù hợp.

“Căn cứ vào hướng dẫn của Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ban hành ngày 20/7/2021, tên gọi kỳ thi học sinh giỏi sẽ không phù hợp với cách đánh giá, xếp loại mới vì năm học này không còn học lực giỏi. Nhưng, nếu thay bằng ‘kỳ thi học sinh tốt’ cũng có phần khiên cưỡng và rất lạ. Việc này cơ quan quản lý cần có nghiên cứu cụ thể để quyết định có nên đổi tên kỳ thi hay không”, anh Mạnh đặt vấn đề.

Trao đổi về vấn đề này, cô Phan Thị Hằng Hải – Hiệu trưởng Trường THPT Kim Ngọc (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) nhấn mạnh, kế thừa Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT, Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT yêu cầu việc đánh giá phải vì sự tiến bộ của người học.

Theo đó, việc đánh giá căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình GDPT; bảo đảm tính chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực, khách quan. Đánh giá thực hiện bằng nhiều phương pháp, hình thức, kỹ thuật và công cụ khác nhau, kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Hoạt động này phải coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong rèn luyện và học tập của học sinh; không so sánh học sinh này với học sinh khác…

Vì vậy, theo cô Hằng Hải, vẫn nên giữ nguyên tên của kỳ thi học sinh giỏi thay vì chuyển thành kỳ thi học sinh tốt. Bởi bản chất vẫn là thông qua kỳ thi để tìm ra những em có năng lực đặc biệt ở môn học nào đó. Về đánh giá học sinh, các thầy cô phải triển khai nghiêm túc hướng dẫn của Bộ GD&ĐT tại Thông tư số 22/2021 để đánh giá được phẩm chất, năng lực người học.

img

PGS.TS Trần Thị Minh Hằng – giảng viên cao cấp Học viện Quản lý Giáo dục. Ảnh: NVCC.

Tránh chạy theo dư luận

Dưới góc nhìn chuyên gia, PGS.TS Trần Thị Minh Hằng – giảng viên cao cấp đến từ Học viện Quản lý Giáo dục khẳng định, việc có nên đổi tên của kỳ thi học sinh giỏi hay không chúng ta cần suy xét thật kỹ, tránh chạy theo dư luận.

Thông tư 22 quy định hai hình thức đánh giá là bằng nhận xét và điểm số. Trong đó, việc đánh giá bằng nhận xét, ngoài ý kiến chính của giáo viên còn có sự phối hợp của học sinh, phụ huynh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học trò. Cả đánh giá bằng nhận xét và điểm số đều được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, định kỳ.

Thông tư 22 cho phép một số môn chỉ thực hiện đánh giá bằng nhận xét. Cụ thể các môn: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, kết quả học tập theo môn học chỉ được đánh giá bằng nhận xét theo một trong hai mức: Đạt, chưa đạt. Đối với các môn học còn lại, kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét với đánh giá bằng điểm số.

PGS.TS Trần Thị Minh Hằng cho rằng, Bộ GD&ĐT đã kịp thời ban hành những hướng dẫn chi tiết, cụ thể về đánh giá học sinh giúp phát huy được phẩm chất, năng lực của người học. Tên gọi kỳ thi học sinh giỏi các môn từ cấp huyện, tỉnh đến quốc gia đã tồn tại từ nhiều năm nay và phản ánh đúng được mục tiêu, ý nghĩa của kỳ thi là tìm ra những em có năng lực thực sự về một môn học nào đó.

Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh thêm, nếu đổi gọi tên là “kỳ thi học sinh tốt” thì chữ “tốt” nghĩa sẽ rất rộng vì bao hàm cả về phẩm chất đạo đức chứ không chỉ nói nên năng lực của học sinh về môn học nào đó.

Học tập là một hoạt động nên khi đánh giá, ta sẽ căn cứ vào khả năng thực hiện một cách có hiệu quả nổi bật của học sinh nên dùng từ “giỏi” sẽ hợp lý hơn cả. Còn để đánh giá học sinh này tốt hay không thì cần theo dõi cả quá trình học tập, phấn đấu lâu dài. “Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta thường nói học sinh này ứng xử tốt với ông bà/cha mẹ chứ không ai nói là ứng xử giỏi cả”, vị chuyên gia trao đổi.

Từ những phân tích trên, PGS.TS Trần Thị Minh Hằng nêu quan điểm cần giữ nguyên tên của “kỳ thi học sinh giỏi”. Nếu đổi tên thành “kỳ thi học sinh tốt” vừa mang tính khiên cưỡng mà không phản ánh đúng bản chất của kỳ thi. Việc đánh giá học sinh dựa trên phẩm chất, năng lực của người học đã có những hướng dẫn cụ thể, mỗi góc độ sẽ có cách gọi khác nhau.





Nguồn: https://danviet.vn/doi-ten-ky-thi-hoc-sinh-gioi-co-khien-cuong-20241108061225148.htm

Cùng chủ đề

Xếp học sinh giỏi kế bạn yếu, có giúp nhau cùng tiến bộ?

'Học thầy không tày học bạn' vốn là cách học nhiều giáo viên áp dụng khi xếp học sinh có học lực giỏi kèm học sinh có học lực chưa tốt để cả cùng tiến bộ. Thế nhưng, cách học này liệu có...

Nữ sinh Hải Phòng với hành trình đạt giải Nhất Học sinh Giỏi Quốc gia môn Ngữ văn

Phạm Anh Thư (sinh năm 2006), người con của mảnh đất hoa phượng đỏ Hải Phòng, sở hữu một số thành tích vô cùng ấn tượng: giải Nhất Học sinh Giỏi Quốc gia môn Ngữ văn năm 2024, tuyển thẳng lớp CLC K74 ngành Sư phạm Ngữ văn, Giải Nhất HSG...

Quận Hai Bà Trưng khẳng định không lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán

Sau khi hoàn thành khâu biên soạn đề thi, toàn bộ đề thi được niêm phong và chuyển về trưởng Ban ra đề thi, tiếp đó được bàn giao cho ban in sao đề thi, ban coi thi để thực hiện việc tổ chức thi. Sau khi hoàn thành khâu biên soạn đề thi, toàn bộ đề thi được niêm phong và chuyển về trưởng Ban ra đề thi, tiếp đó được bàn giao cho ban in...

Nghi vấn đề học sinh giỏi Toán bị lộ trước ngày thi: Phòng GD-ĐT quận Hai Bà Trưng nói gì?

Đại diện Phòng GD-ĐT quận Hai Bà Trưng cho biết, các khâu xây dựng đề thi học sinh giỏi môn Toán được thực hiện đúng quy định, không có việc lộ đề. Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) diễn ra ngày 29/10 với sự tham gia của 698 học sinh 18 trường. Học sinh dự thi các môn Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Giáo dục công dân, Khoa học...

Hi hữu có một Trường học tư

Trường THCS - THPT Newton gây chú ý khi có 5 học sinh xuất sắc ghi danh vào Đội tuyển học sinh giỏi TP. Hà Nội, đại diện tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024 - 2025. Thành tích đáng nể của 5 học sinh vào đội tuyển quốc gia 5 học sinh của Trường THCS - THPT Newton vào đội tuyển tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia gồm 4 em...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Học sinh, sinh viên Hà Nội “đầu trần, phóng như bay” khi tham gia giao thông

Học sinh, sinh viên không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu, kẹp ba khi đi xe máy điện, xe máy quá phân khối so với độ tuổi quy định... là những hình ảnh dễ bắt gặp trên các tuyến phố của Hà Nội. ...

7 học sinh tiểu học ở Phú Thọ bất ngờ đau bụng, nôn ói phải nhập viện sau tiết học Thể dục ở trường

Sau tiết học Thể dục tại Trường tiểu học Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, 7 học sinh có biểu hiện đau bụng, nôn ói phải nhập viện điều trị. ...

Xót xa cảnh người bố tàn tật lết từng bước chân mưu sinh nuôi con ăn học ở Vĩnh Phúc

if (!isNotAllow3rd) { loadJsDefer('https://apis.google.com/js/platform.js?onload=onLoadGapi'); loadJsDefer('https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v5.0'); } function onLoadGapi() { ...

Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3)

Nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có cùng tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, tập trung vào sự minh bạch, giữ gìn cho môi trường, họ sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh và nhận được sự hỗ trợ xứng...

Các tỉnh thành ủng hộ “Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo”

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo đang kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo. ...

Bài đọc nhiều

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Thúc đẩy giao lưu, hợp tác giáo dục Việt Nam

Vừa qua, Đại học Phenikaa phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ giáo dục quốc tế khảo thí Hán Ngữ (CTI) và Công ty TNHH Giáo dục quốc tế CTI Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hợp tác giáo dục Việt Nam-Trung Quốc năm 2024” (Vietnam – China Education Conference 2024).

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Điểm mới cần lưu ý trong bài thi V-SAT để không mất điểm

Năm 2025, gần 20 trường ĐH sẽ sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH do Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) cung cấp ngân...

Cùng chuyên mục

‘Bà giáo’ khó đứng lớp mầm non

TP - Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55. TP - Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm...

Thêm trường đại học không xét tuyển học bạ năm 2025

Nhà trường không dùng điểm học bạ để xét tuyển mà chỉ làm điều kiện sơ tuyển từ năm 2025. Năm 2025, Trường Đại học Nha Trang sẽ xét tuyển theo phương thức kết hợp kết quả học tập THPT và kết quả đánh giá năng lực học tập đại học. Trường tổ chức sơ tuyển (điều kiện cần) thông qua kết quả học bạ theo các môn do trường quy định, sau đó xét tuyển (điều kiện đủ) bằng...

Đề xuất miễn học phí ngành Y: Hay nhưng không thực tế?

Mới đây, tại phiên họp Quốc hội ngày 4/10, đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu) đặt vấn đề, các y bác sĩ là những chiến sĩ thầm lặng trên mặt trận chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, chế độ phụ cấp trực đêm, ca mổ đã hơn 10 năm qua chưa được thay đổi.Vì vậy, đại biểu đề nghị quan tâm điều chỉnh tăng các khoản phụ cấp để động viên và...

7 học sinh tiểu học ở Phú Thọ bất ngờ đau bụng, nôn ói phải nhập viện sau tiết học Thể dục ở trường

Sau tiết học Thể dục tại Trường tiểu học Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, 7 học sinh có biểu hiện đau bụng, nôn ói phải nhập viện điều trị. ...

Thêm trường không dùng điểm học bạ xét tuyển đại học năm 2025

Thêm một trường đại học thông báo không dùng điểm học bạ để xét tuyển mà chỉ là điều kiện sơ tuyển thí sinh vào năm 2025 ...

Mới nhất

Sen Vòi phủ PVD: Sản phẩm cao cấp mới của Viglacera trong hệ sinh thái vật liệu xây dựng xanh – Tổng công ty...

Trong bối cảnh hiện nay, việc lựa chọn các sản phẩm vật liệu xây dựng không chỉ đơn thuần là vấn đề công năng hay thẩm mỹ, mà còn liên quan sâu sắc đến yếu tố bền vững và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Trước nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm thân...

Toạ đàm Tầm quan trọng của vật liệu trong thiết kế thi công nội ngoại thất – Tổng công ty Viglacera

Vasta Stone và Công ty TNHH Đá Mỹ thuật VPS vừa phối hợp tổ chức tọa đàm “Tầm quan trọng vật liệu trong thiết kế thi công nội ngoại thất” với sự tham gia của các chuyên gia, CEO, kiến trúc sư, chủ đầu tư và các nhà phân phối trên lĩnh vực này. https://www.youtube.com/watch?v=M1zsQN3nkJg Trước khi Tọa đàm diễn...

Có nên mua hay không?

Ưu điểm của máy ép chậm là gì? Máy ép chậm có gì vượt trội hơn so với máy ép nhanh thông thường? Đây chắc hẳn là những câu hỏi...

Thuan Thanh Eco-Smart IP Viglacera ngày càng trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư – Tổng công ty Viglacera

 Không dừng lại ở những tiêu chuẩn khắt khe dẫn đến thành tựu hiện có, Viglacera tiếp tục nâng tầm các KCN lên một vị thế mới khi quyết định đi đầu trong phát triển KCN xanh, thông minh, hướng tới thiết lập các KCN sinh thái. Minh chứng rất rõ ràng, năm 2024, Tổng công ty Viglacera...

Dây cấp nước máy rửa bát là gì? Cách chọn & Hướng dẫn

Bạn đang sử dụng máy rửa bát và gặp tình trạng dây cấp nước hư hỏng nhưng lại không biết nên chọn loại dây như thế nào để thay thế...

Mới nhất

Có nên mua hay không?

Theo 3 cách phân loại