Nếu bạn đang muốn ăn lẩu nhưng không bếp hay nồi lẩu thì hoàn toàn có thể sử dụng nồi cơm điện để thực hiện món ăn siêu hấp dẫn này. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn 4 bước nấu lẩu bằng nồi cơm điện siêu đơn giản, siêu nhanh, siêu tiện lợi. Cùng tham khảo nhé!
1. Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Dưới đây là những nguyên liệu bạn cần chuẩn bị cho gia đình khoảng 5 – 6 người ăn. Nguyên liệu cho món lẩu có thể thay đổi tùy thích theo sở thích của bạn và gia đình.
Nguyên liệu |
Định lượng |
Xương ống |
500 gam |
Thịt bò |
200 gam |
Thịt gà |
300 gam |
Mực |
200 gam |
Tôm |
200 gam |
Xúc xích |
200 gam |
Cá viên |
200 gam |
Viên thả lẩu |
500 gam |
Nấm kim châm |
1 – 3 gói |
Cà chua |
2 – 3 quả |
Ngô ngọt |
2 – 3 bắp |
Hành tím |
2 củ |
Tỏi |
4 tép tỏi |
Sả |
2 nhánh |
Ớt |
1 – 2 quả |
Gia vị lẩu |
1 gói |
Rau ăn kèm (rau muống, rau cải, cần tây,…) |
Mỗi loại khoảng 200 gam tùy sở thích |
Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị sẵn để nấu món lẩu bằng nồi cơm điện tại nhà
Trong quá trình chọn nguyên liệu nấu lẩu, bạn cần chú ý một số điều dưới đây:
Thịt bò: Chọn thịt mới, có màu đỏ tươi, độ đàn hồi tốt, không bị nhớt tay khi chạm vào, có ít mỡ và gân bò trắng ở thớ thịt.
Thịt gà: Chọn phần thịt hồng hào, không xuất hiện các đốm màu bầm tím, tụ máu hay mùi hương lạ.
Xương ống: Chọn phần xương độ to vừa phải bằng 2 – 3 đốt ngón tay, không có các đốm xanh tím bất thường hay mùi ôi.
Mực: Chọn con mực còn nguyên, không bị nát đầu hay thân, chắc tay và có độ cứng khi cầm lên.
Tôm: Chọn tôm còn sống, không bị bóc vỏ, đầu vẫn dính chặt vào thân và phần thân có độ cong vừa phải.
Cà chua: Chọn cà chua có vỏ ngoài đỏ tươi, mịn bóng, không quá mềm, ủng hoặc quá cứng, còn xanh.
Rau: Chọn các loại rau xanh, không bị héo úa hay các đốm màu bất thường.
2. Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
Sau khi chuẩn bị sẵn các nguyên liệu, hãy sơ chế lần lượt như sau:
-
Xương ống: Rửa sạch dưới nước lạnh, có thể chặt nhỏ từng khúc nếu cần và để ráo.
-
Thịt bò: Rửa sạch với nước muối pha loãng rồi rửa lại với nước sạch và để ráo, thái thành các lát mỏng để khi nhúng lẩu nhanh chín hơn.
-
Thịt gà: Rửa sạch với nước muối loãng rồi rửa lại với nước sạch và để ráo, sau đó chặt thành miếng vừa ăn.
-
Tôm: Rửa sạch, cắt bỏ phần đầu, dùng tay hoặc dao rút sợi chỉ đen ở lưng tôm cho sạch rồi để ráo.
-
Mực: Rút phần đầu ra khỏi thân, kéo phần xương trắng ra và bóc lớp màng bên ngoài, sau đó rửa sạch và để ráo.
-
Cà chua: Lột vỏ cà chua, cắt bỏ phần cuống, rửa sạch và bổ miếng cau.
-
Rau và nấm: Cắt bỏ phần rễ thừa, rửa sạch, ngâm với chút muối rồi vớt ra để ráo, cắt nhỏ theo sở thích sao cho vừa ăn.
-
Ngô ngọt: Bóc vỏ ngô, bỏ hết phần râu, rửa sạch và cắt thành khúc vừa ăn.
-
Hành tím, tỏi, sả, ớt: Cắt phần rễ/bóc vỏ/bỏ hạt ớt, rửa sạch và băm nhuyễn, để riêng; sả đập dập.
-
Xúc xích, cá viên, viên thả lẩu: Rửa sạch dưới nước và để ráo, cắt xúc xích thành các hình dáng theo sở thích vừa ăn.
Lần lượt sơ chế các nguyên liệu để nấu lẩu bằng nồi cơm
3. Bước 3: Thao tác nấu lẩu bằng nồi cơm điện
Thao tác nấu lẩu bằng nồi cơm điện cũng sẽ tương tự như với nồi lẩu thông thường. Bạn cho nước, nguyên liệu vào nồi và ninh để nấu nước lẩu. Cụ thể chi tiết các bước như sau:
3.1. Cho nước và nguyên liệu vào nồi cơm điện
Bạn cho khoảng 800ml – 1 lít nước vào nồi cơm điện, thêm gói gia vị lẩu và cho trước các nguyên liệu sau để nước lẩu thêm ngọt và đậm vị gồm:
- Xương ống
- Thịt gà
- Ngô ngọt
- Cà chua
- Hành tím
Bạn khuấy đều tay, nêm nếm thêm gia vị (nếu cần) để nước lẩu đậm đà.
Ninh xương trước bằng nồi cơm điện để món lẩu đậm vị và thêm hấp dẫn
3.2. Khởi động nồi cơm điện
Cắm dây nồi cơm điện, đậy nắp nồi và tiến hành thao tác nấu nước lẩu. Nồi cơm điện cơ và nồi cơm điện tử có bảng điều khiển khác nhau nên thao tác nấu khác nhau nên bạn hãy tham khảo các bước nấu cụ thể dưới đây:
1 – Thao tác với nồi cơm điện tử
-
Bấm nút “Tính năng/ Function” trên bảng điều khiển và chọn 1 trong 3 chế độ “Nấu chậm”, “Hầm” hoặc “Súp” (nếu có)
-
Bấm “Bắt đầu/ Start” để nồi cơm bắt đầu nấu nước lẩu.
Nồi cơm điện tử có thể nấu chín thức ăn nhanh chóng, giữ nhiệt lâu hơn hẳn các loại nồi khác vì lòng nồi có chất liệu hợp kim nhôm, được tráng nhiều lớp chống dính chất lượng cao.
Bạn hoàn toàn có thể yên tâm thưởng thức khi sử dụng các dòng nồi cơm điện tử SUNHOUSE để nấu lẩu tại nhà.
Các thao tác nấu lẩu bằng nồi cơm điện tử
2 – Thao tác với nồi cơm điện cơ
-
Cho nước và các nguyên liệu nấu lẩu vào nồi cơm và gạt nút “Nấu/Cook” để bắt đầu.
-
Sau khoảng 30 – 40 phút, khi nhận thấy có khói bốc lên là nước đã sôi, nồi chuyển sang chế độ “Ủ ấm/Warm”.
Gạt nút Nấu/Cook để nấu lẩu bằng nồi cơm điện cơ
3.3. Ninh nguyên liệu để nấu nước lẩu
Bạn để nồi ở chế độ “Ủ ấm/Warm” trong khoảng 20 – 30 phút cho nguyên liệu trong nồi được ninh nhừ và nước lẩu thêm đậm đà.
Trong khi ninh nước lẩu, bạn cần mở nắp nồi và kiểm tra lượng nước để đảm bảo lượng nước vừa đủ trong quá trình nấu lẩu; cần dùng muôi khuấy đều và nêm nếm gia vị sao cho đậm đà, tự điều chỉnh theo sở thích.
Khi các nguyên liệu đã nhừ, nếm thấy vị đậm đà là bạn có thể cho các nguyên liệu nhúng vào để thưởng thức.
Ninh nguyên liệu ở chế độ Ủ ấm 20 – 30 phút để nấu lẩu bằng nồi cơm điện
Mời bạn tham khảo sự đa năng của sản phẩm nồi cơm điện cao tần 1.5l SUNHOUSE MAMA SHD8955 khi vừa có thể dùng để nấu lẩu, vừa có thể chế biến đa dạng các món ăn khác, giúp đơn giản hóa nhu cầu bếp núc và nâng cao trải nghiệm nấu ăn của bạn.
https://www.youtube.com/watch?v=cG9UktaJk
4. Bước 4: Thưởng thức lẩu
Lẩu được nấu bằng nồi cơm điện vẫn đảm bảo hương vị thơm ngon, đúng chuẩn. Bạn có thể để nồi cơm điện gần nguồn điện, cắm điện để nước lẩu sôi, lần lượt nhúng thịt bò, tôm, mực, các nguyên liệu khác vào và thưởng thức.
Lưu ý khi ăn lẩu bằng nồi cơm điện, bạn không nên dùng các loại muôi kim loại để khuấy từ phần đáy nồi khiến nồi bị hư hỏng lớp chống dính.
Bạn có thể dễ dàng thưởng thức món lẩu ngay tại nhà với 1 chiếc nồi cơm điện
5. 4 lưu ý khi nấu lẩu bằng nồi cơm điện
Khi nấu lẩu bằng nồi cơm điện, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo món lẩu được thơm ngon, chuẩn vị cũng như tránh hư hỏng nồi cơm điện:
-
Nên đổ nước lẩu khoảng ½ dung tích nồi cơm điện để khi nhúng thực phẩm tránh bị nước sôi tràn hoặc bắn ra ngoài gây nguy hiểm.
-
Không nên di chuyển nồi cơm điện trong lúc nấu để tránh bị tai nạn bị bỏng.
-
Nếu thấy nước bị vẩn đục thì có thể dùng muôi hớt bọt vẩn đục phía trên để nước lẩu trong hơn.
-
Vệ sinh nồi cơm điện cẩn thận sau khi ăn xong, loại bỏ thức ăn thừa và đảm bảo an toàn không bị mùi lẩu ám cho lần nấu cơm tiếp theo.
Lưu ý nên lau sạch nồi cơm điện sau khi nấu lẩu để tránh ám mùi
Vào những ngày thời tiết se lạnh, bạn có thể dễ dàng cùng gia đình nấu lẩu bằng nồi cơm điện ngay tại nhà. Điều này vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí, tối giản nhà bếp mà vẫn đảm bảo món ăn tươi ngon, hấp dẫn và đầy đủ dinh dưỡng cho gia đình mình.
Hãy đặt câu hỏi ngay dưới phần bình luận nếu bạn có thắc mắc về việc sử dụng nồi cơm điện tử để nấu lẩu.
Nguồn: https://sunhouse.com.vn/tu-van-mua-noi-com-dien/nau-lau-bang-noi-com-dien.html