Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCô giáo người Tày 16 năm trèo đèo lội suối duy trì...

Cô giáo người Tày 16 năm trèo đèo lội suối duy trì lớp học ở nơi 7 không

Lớn lên trên mảnh đất Pác Nặm (Bắc Kạn), cô Long Thị Duyên phần nào thấu hiểu những khó khăn người đồng bào nơi đây đã và đang trải qua. Cuộc sống vùng cao thiếu thốn nên các bậc làm cha, làm mẹ dành nhiều thời gian trên nương rẫy hơn việc chăm sóc con cái, “đám trẻ cứ thế lớn lên như cây cỏ”. Tuổi thơ của cô cũng không ngoại lệ, bố mẹ đi làm xa, phải tự lập, do vậy từ nhỏ cô luôn ấp ủ trở thành giáo viên mầm non để yêu thương, dạy dỗ, chăm sóc các em nhỏ.

Những năm học phổ thông, cô kiên trì mục tiêu vào đại học, rồi làm giáo viên để đền đáp công ơn nuôi dưỡng của bố mẹ. Cô Duyên thi đỗ ngành sư phạm Mầm non, trường Đại học Sư phạm Hải Phòng (nay là Đại học Hải Phòng).

Cô giáo người Tày 16 năm trèo đèo lội suối duy trì lớp học ở nơi 7 không - 1

Lớp học 7 không

Được đến giảng đường đại học với cô Duyên là một kỳ tích. Vượt quãng đường hơn 300km từ bản làng đến trường đại học, nữ sinh dân tộc Tày khi ấy không ngừng nỗ lực, chăm chỉ học tập và rèn luyện. Năm 2007 cô xuất sắc tốt nghiệp đại học. 

Cầm trên tay tấm bằng cử nhân sư phạm, cô Duyên chọn xin về gần nhà dạy hợp đồng tại trường Mầm non Bộc Bô.

“Tôi được phân công về dạy ở điểm trường Khẩu Vai, cách trường chính và trung tâm xã chừng 7 km. Ngày ấy, đường vào điểm trường toàn đất đỏ, đi lại khó khăn, nhiều đoạn dốc cao chỉ có thể đi bộ. Từ trung tâm xã đi vào điểm trường mất khoảng 1-2 tiếng”, cô Duyên nhớ lại.

Dù sinh ra ở vùng cao, nhưng đến khi trở thành giáo viên, đến tận nơi dạy học, cô Duyên thấm hết những cơ cực của đồng bào nơi đây, cả bản chỉ thấp thoáng vài ngôi nhà gỗ, phụ thuộc hoàn toàn vào ruộng nương. “Những ngày đầu vào điểm trường, lớp được dựng tạm bằng tre, ngày mưa thì dột ước hết sách vở, ngày lạnh thì cô trò co ro ôm nhau sưởi ấm bên bếp lửa giữa lớp, gió rít bốn bề”, cô Duyên nói. 

Ngày ấy, các cô giáo thường đùa nhau đây là điểm trường 7 không: không phòng học kiên cố, không thiết bị học tập, không bảng phấn, không điện, không nước, không sóng điện thoại, không thể giao tiếp với học sinh, phụ huynh. Học trò 100% là dân tộc Mông, Dao, các em đến lớp không biết tiếng Kinh, cô trò chỉ có giao tiếp bằng cử chỉ, diễn tả hành động, quá trình dạy học càng gian nan.

“Dạy tiếng phổ thông cho trẻ người dân tộc rất khó, đòi hỏi giáo viên phải kiên nhẫn và phát âm chuẩn. Khi phát âm, trẻ thường bị pha lẫn tiếng mẹ đẻ, dẫn đến bị ngọng, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì sửa, nhắc lại nhiều lần, diễn tả bằng khẩu hình chậm để các em quan sát và phát âm theo”, cô Duyên chia sẻ.

Để học trò làm quen với Tiếng Việt tốt hơn, cô Duyên chuẩn bị nhiều tranh ảnh, đồ dùng bắt mắt có chú thích chữ cái gây thích thú. Cô cũng nghĩ ra nhiều trò có tính tương tác cao để học trò vừa học vừa chơi, tiếp thu bài giảng nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Cô Duyên nhớ nhất những ngày dạy trẻ các bài ca dao, đồng dao, bài hát…, nhìn các trò bi bô đồng thanh đọc theo, cô càng tin lựa chọn trở thành giáo viên là đúng.

Hàng ngày, sau giờ học trên lớp, cô Duyên phải dành thời gian đến nhà phụ huynh để vận động cho con đến lớp đầy đủ, không bỏ học. Thậm chí phải cùng ăn, cùng ở, cùng lao động với nhiều gia đình, họ mới tin tưởng, cho con đến lớp. 

Cuộc sống bám bản gieo con chứ cứ thế trôi, đến nay cũng hơn 16 năm cô Duyên gắn bó với mảnh đất núi rừng này.

Cô giáo người Tày 16 năm trèo đèo lội suối duy trì lớp học ở nơi 7 không - 2

Mong cho học sinh có bữa no

Đi qua ngần ấy năm thăng trầm, cô Duyên chia sẻ, để làm tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định.

Từ những ngày bắt đầu theo nghề, cô Duyên luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Cô luôn giản dị trong ăn mặc, tóc buộc cao để dễ dàng chăm sóc những học trò nhỏ từ việc học đến từng bữa ăn giấc ngủ. Chỉ những ngày trường có sự kiện quan trọng, cô giáo người Tày mới ‘ăn diện’ áo dài và xoã tóc.

Cô nói, vì điểm trường còn nghèo nên muốn tích góp đồng lương để thỉnh thoảng mua thêm kẹo bánh, đồ chơi cho các em nhỏ.

Cô giáo người Tày 16 năm trèo đèo lội suối duy trì lớp học ở nơi 7 không - 3

Là giáo viên mầm non, cô Duyên luôn xác định rõ vai trò “giáo viên như mẹ hiền”. Mỗi khi nhìn học trò bị suy dinh dưỡng, cô đau đáu tìm cách cải thiện. “Tôi nhớ mãi những ngày đích thân đến nhà từng em để động viên phụ huynh cho con ăn ngủ tại lớp. Thời gian đầu chưa được hưởng ứng tích cực nhưng theo thời gian, việc học bán trú dần trở thành điều quen thuộc. Nhờ đó tình trạng suy dinh dưỡng giảm đáng kể”, cô Duyên mừng rỡ khi sự kiên trì của mình được đền đáp bằng sự mạnh khoẻ của các học trò.

Mong muốn lớn nhất của cô Duyên là góp sức tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, tất cả trẻ em tới trường đều được ăn no, mặc ấm và an toàn. “Các con đã đến trường, dù hoàn cảnh thế nào cũng được chăm sóc như nhau, không bạn nào được ưu ái hơn và cũng không bạn nào bị bỏ lại phía sau”, cô giáo nói.

Nhờ sự bền bỉ với nghề và tình yêu học trò sâu sắc, giờ đây cô Duyên trở thành người mẹ thứ hai, không thể thiếu, tại điểm trường Mầm non Bộc Bố, huyện Pác Nặm.

Nhiều năm liên tiếp cô Duyên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 3, danh hiệu Lao động tiên tiến. Cô cũng nhận nhiều giấy khen do tỉnh, thành phố trao tặng vì có thành tích thi đua, dạy học xuất sắc cùng nhiều sáng kiến hay cho ngành giáo dục.

Năm học này là năm thứ 17 công tác trong ngành giáo dục, cô giáo người Tày vẫn luôn tâm niệm được làm nghề mỗi ngày, được học trò yêu quý, được phụ huynh và đồng nghiệp tôn trọng là món quà, động lực quý giá nhất.



Nguồn: https://vtcnews.vn/co-giao-nguoi-tay-16-nam-treo-deo-loi-suoi-duy-tri-lop-hoc-o-noi-7-khong-ar903624.html

Cùng chủ đề

Xếp học sinh giỏi kế bạn yếu, có giúp nhau cùng tiến bộ?

'Học thầy không tày học bạn' vốn là cách học nhiều giáo viên áp dụng khi xếp học sinh có học lực giỏi kèm học sinh có học lực chưa tốt để cả cùng tiến bộ. Thế nhưng, cách học này liệu có...

TP. Bắc Ninh đề xuất thí điểm cho học sinh nghỉ thứ Bảy ở 4 trường THCS

Phòng GD&ĐT TP. Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) vừa đề xuất lãnh đạo UBND TP cho phép thí điểm dạy học 5 ngày/tuần và nghỉ thứ Bảy ở các Trường THCS Suối Hoa, Ninh Xá, Vệ An và Nguyễn Đăng Đạo.

Hiến kế giải bài toán cử nhân sư phạm thất nghiệp, nhiều nơi vẫn thiếu giáo viên

Độc giả VietNamNet 'hiến kế' các địa phương cần công khai thống kê chi tiết số chỉ tiêu giáo viên đang thiếu của từng trường, ở từng môn học để những người có nguyện vọng biết tới và nộp hồ sơ. Từ đầu năm nay, nhiều trường học tại huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) phải tạm dừng một số môn học vì thiếu giáo viên dạy. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh cho biết, dù...

Ngã rẽ của một cử nhân bằng trung bình và bài toán tuyển dụng giáo viên giỏi

Giáo viên cần giỏi nhưng phải thực chất. Có một cách tuyển dụng giáo viên giỏi đơn giản, hiệu quả, đã được một trường tư ở Hà Nội áp dụng thành công nhiều năm nhưng chưa được nhân rộng. Khi năm học mới đã diễn ra 2 tháng, câu chuyện thiếu giáo viên lại được nhắc tới và trở thành vấn đề tại nhiều địa phương, thậm chí như Thanh Hóa phải dừng một số môn học vì không có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Uống nước mướp đắng thường xuyên có tốt?

Uống nước mướp đắng thường xuyên có tốt cho sức khoẻ?Mướp đắng không chỉ được chế biến thành nhiều món ăn ngon tốt cho sức khoẻ mà còn được chế biến thành trà uống. Uống nước mướp đắng thường xuyên có những tác dụng sau đây:Mướp đắng thanh nhiệt giải độcBáo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BS Nguyễn Huy Hoàng cho biết, theo Đông y, đa phần các vị thuốc vị đắng đều có tác dụng...

Ngắm tuyến đường xuyên rừng đẹp như tranh ở TP.HCM

(VTC News) - Sau hơn 13 năm khánh thành, đường Rừng Sác - Cần Giờ không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mà còn trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua. Cách trung tâm TP.HCM khoảng 50km, huyện Cần Giờ là khu vực duy nhất có vị trí giáp biển. Không chỉ có vị trí chiến lược quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Cần Giờ...

SeABank khởi động giải chạy SeARun 2024 hướng tới cộng đồng

Giải chạy cộng đồng thường niên “SeABank Run For The Future 2024” (SeARun 2024) do Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) tổ chức sẽ khởi tranh từ ngày 08/11 - 30/11/2024 trên nền tảng trực tuyến qua ứng dụng UpRace.Không chỉ là sân chơi rèn luyện thể chất, SeARun 2024 còn hướng tới cộng đồng với mục tiêu trồng thêm 68.000 cây xanh và trao 10 học bổng trọn đời phổ thông cho...

Đề xuất miễn học phí ngành Y: Hay nhưng không thực tế?

Mới đây, tại phiên họp Quốc hội ngày 4/10, đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu) đặt vấn đề, các y bác sĩ là những chiến sĩ thầm lặng trên mặt trận chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, chế độ phụ cấp trực đêm, ca mổ đã hơn 10 năm qua chưa được thay đổi.Vì vậy, đại biểu đề nghị quan tâm điều chỉnh tăng các khoản phụ cấp để động viên và...

Giá cà phê hôm nay 8/11: Thế giới tăng, trong nước giảm 1.000 đồng/kg

Giá cà phê thế giớiĐầu giờ sáng 8/11 (giờ Việt Nam), trên sàn London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 11/2024 tăng 113 USD/tấn, ở mức 4,420 USD/tấn. Giá giao tháng 1/2025 tăng 98 USD/tấn, ở mức 4,346 USD/tấn.Giá cà phê Arabica trên sàn New York giao tháng 12/2024 tăng 7,95 cent/lb, ở mức 256,70 cent/lb, giao tháng 3/2025 tăng 7,85 cent/lb, ở mức 255,90 cent/lb.Giá cà phê trong nướcGiá cà phê ở trong nước hôm...

Bài đọc nhiều

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Thúc đẩy giao lưu, hợp tác giáo dục Việt Nam

Vừa qua, Đại học Phenikaa phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ giáo dục quốc tế khảo thí Hán Ngữ (CTI) và Công ty TNHH Giáo dục quốc tế CTI Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hợp tác giáo dục Việt Nam-Trung Quốc năm 2024” (Vietnam – China Education Conference 2024).

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Điểm mới cần lưu ý trong bài thi V-SAT để không mất điểm

Năm 2025, gần 20 trường ĐH sẽ sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH do Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) cung cấp ngân...

Cùng chuyên mục

‘Bà giáo’ khó đứng lớp mầm non

TP - Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55. TP - Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm...

Thêm trường đại học không xét tuyển học bạ năm 2025

Nhà trường không dùng điểm học bạ để xét tuyển mà chỉ làm điều kiện sơ tuyển từ năm 2025. Năm 2025, Trường Đại học Nha Trang sẽ xét tuyển theo phương thức kết hợp kết quả học tập THPT và kết quả đánh giá năng lực học tập đại học. Trường tổ chức sơ tuyển (điều kiện cần) thông qua kết quả học bạ theo các môn do trường quy định, sau đó xét tuyển (điều kiện đủ) bằng...

Đề xuất miễn học phí ngành Y: Hay nhưng không thực tế?

Mới đây, tại phiên họp Quốc hội ngày 4/10, đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu) đặt vấn đề, các y bác sĩ là những chiến sĩ thầm lặng trên mặt trận chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, chế độ phụ cấp trực đêm, ca mổ đã hơn 10 năm qua chưa được thay đổi.Vì vậy, đại biểu đề nghị quan tâm điều chỉnh tăng các khoản phụ cấp để động viên và...

7 học sinh tiểu học ở Phú Thọ bất ngờ đau bụng, nôn ói phải nhập viện sau tiết học Thể dục ở trường

Sau tiết học Thể dục tại Trường tiểu học Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, 7 học sinh có biểu hiện đau bụng, nôn ói phải nhập viện điều trị. ...

Thêm trường không dùng điểm học bạ xét tuyển đại học năm 2025

Thêm một trường đại học thông báo không dùng điểm học bạ để xét tuyển mà chỉ là điều kiện sơ tuyển thí sinh vào năm 2025 ...

Mới nhất

Làm sao để hiện thực hóa ước mơ tự do tài chính?

Tự do tài chính là mục tiêu có thể đạt được nếu mỗi người có chiến lược chi tiêu, quản lý tài chính và đầu tư hiệu quả. ...

Chuyến đi đặc biệt của 62 công nhân Supe Lâm Thao

Lần đầu tiên được chọn là 1 trong 62 công nhân tiêu biểu đi tham quan nước ngoài với hành trình 5 ngày 4 đêm, anh Mai Đình Huấn cảm thấy...

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước. Ngành y năm nay có 3 tân giáo sư, 68 tân phó giáo sư. Trong đó, chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ...

45 năm đổi mới và vươn tầm quốc tế

Với lịch sử 45 năm phát triển, Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng (CONINCO) - một trong những đơn vị tư vấn xây dựng hàng đầu Việt Nam, đã để lại nhiều dấu ấn thành công qua các công trình trọng điểm quốc gia trong tất cả các lĩnh vực từ thủy điện, thuỷ lợi, nông nghiệp cho tới công nghiệp dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải, năng lượng... trên mọi miền Tổ quốc, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước và đưa ngành tư vấn xây dựng Việt Nam vươn tầm quốc tế.

Mới nhất

Có nên mua hay không?