Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiThành phố hoa vàng cỏ xanh chào đón 180 GV-SV-HS: Ba trên...

Thành phố hoa vàng cỏ xanh chào đón 180 GV-SV-HS: Ba trên trời có biết con được Tiếp sức đến trường?

Sáng 8-11, tại TP Tuy Hòa (Phú Yên), báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Phú Yên tổ chức lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường dành cho cho 180 tân sinh viên – học sinh – giáo viên có hoàn cảnh khó khăn.

Thành phố hoa vàng trên cỏ xanh chào đón 180 giáo viên, SV-HS nhận học bổng Tiếp sức đến trường - Ảnh 1.

Sáng 8-11, tại Phú Yên có mưa nhẹ các em sinh viên, học sinh và phụ huynh đội mưa đến tham dự chương trình – Ảnh: DUYÊN PHAN

Chương trình còn đặc biệt trao 100 suất học bổng dành cho học sinh THCS và THPT mồ côi, miền núi và 20 giáo viên có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Phú Yên.

Tranh thủ cắt cỏ cho bò trước, mặc áo người đồng bào đưa con đi nhận học bổng

Thành phố hoa vàng trên cỏ xanh chào đón 180 giáo viên, SV-HS nhận học bổng Tiếp sức đến trường - Ảnh 2.

Hai cha con ông Trần Trung Trinh (55 tuổi, trú xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) và em Y Quốc (học sinh lớp 9 Trường THCS và THPT Nguyễn Trung Trực, huyện Sơn Hòa) đã có mặt tại điểm trao học bổng từ rất sớm. Hôm nay ông Trinh đã mang chiếc áo truyền thống của người đồng bào cho Y Quốc mặt trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường – Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Sáng 11-8, hai cha con ông Trần Trung Trinh (55 tuổi, trú xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) và em Y Quốc (học sinh lớp 9 Trường THCS và THPT Nguyễn Trung Trực, huyện Sơn Hòa) đã có mặt tại điểm trao học bổng Tiếp sức đến trường từ rất sớm.

Từ xã Sơn Hà xuống TP Tuy Hòa hơn 40 cây số. Họ thức dậy từ lúc 4h sáng để kịp chạy xe.

Ông Trinh cho biết vợ ông là người đồng bào, qua đời đã 3 năm. “Gà trống nuôi con” một mình ông Trinh xoay sở, vay mượn đủ đường để nuôi Y Quốc nhưng cũng không thấm thía vào đâu,.

“Hằng ngày tôi đi cắt cỏ cho bò để kiếm thêm thu nhập, hôm nào khỏe thì được 100.000 đồng, hôm nào mệt thì được cũng được 50.000 đồng, cũng đủ mua ít rau và thịt để hai cha con ăn qua ngày.

Hôm qua tôi tranh thủ cắt cỏ để hôm nay có thời gian đưa cháu xuống thành phố nhận học bổng Tiếp sức đến trường” – ông Trinh bộc bạch.

Lấy chiếc áo truyền thống của người đồng bào từ trong một túi vải đựng cẩn thận, người cha 55 tuổi này cho biết hôm nay ông đã mang chiếc áo truyền thống của người đồng bào để cho Y Quốc mặt trong lễ trao học bổng.

“Đây là áo truyền thống của người đồng bào và chỉ được mặt trong những dịp quan trọng, lễ hội lớn. Hôm nay là ngày rất vui của cha con tôi nên hai tôi quyết định cho cháu mặc áo truyền thống” – ông Trinh nói.

“Cả đêm qua tôi và cha không thể chợp mắt được bởi vì quá mong chờ đến ngày hôm nay, tôi còn quá nhỏ nên chỉ dám hứa sẽ học tập thật tốt để sau này có tiền nuôi ba và xây dựng quê hương đổi mới” – Y Quốc nói.

Thành phố hoa vàng trên cỏ xanh chào đón 180 giáo viên, SV-HS nhận học bổng Tiếp sức đến trường - Ảnh 3.

Phụ huynh đưa con đội mưa đến tham dự chương trình từ sớm – Ảnh: DUYÊN PHAN

Thầy giáo người dân tộc đi khoe khi được Tuổi Trẻ tiếp sức đến trường

Thành phố hoa vàng trên cỏ xanh chào đón 180 giáo viên, SV-HS nhận học bổng Tiếp sức đến trường - Ảnh 4.

Thầy giáo Nay Lép (giáo viên thể dục trường THPT Tôn Đức Thắng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) cho biết sẽ để dành một phần tiền được hỗ trợ để chia sẻ cho các em học sinh khó khăn mà thầy đang dạy – Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Có mặt từ rất sớm tại điểm trao học bổng Tiếp sức đến trường, thầy Nay Lép (giáo viên trường THPT Tôn Đức Thắng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) cho biết sau khi ra trường và đi dạy thì đây là lần đầu tiên thầy giáo này được nhận hỗ trợ từ các nhà hảo tâm.

Thầy Nay Lép cho biết mình mồ côi cha mẹ từ nhỏ, tự thân một mình bươn chải để đến trường, khi vào giảng đường đại học thì may mắn được nhà trường tạo điều kiện, giúp đỡ trong học tập.

Thầy chia sẻ rằng sau khi nhận được thông báo triệu tập để nhận hỗ trợ từ chương Tiếp sức đến trường, thầy đã đi khoe với người thân và đồng nghiệp bởi vì quá hạnh phúc và bất ngờ.

“Số tiền được hỗ trợ tôi dành một phần để chia cho các học sinh khó khăn mà tôi đang dạy ở trường, và phần còn lại sẽ dùng để trang trải cuộc sống hằng ngày” – thầy nói nói.

Nữ học sinh người dân tộc Ba Na từng định học lớp 12 rồi nghỉ

Thành phố hoa vàng trên cỏ xanh chào đón 180 giáo viên, SV-HS nhận học bổng Tiếp sức đến trường - Ảnh 5.

Em Nguyễn Thị Xuyến (người Ba Na, học sinh lớp 12, Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Phú Yên) cho biết trước đây em đã có nghe đến học bổng Tiếp sức đến trường và từ lúc đó mong muốn nhận học bổng này đã hình thành trong tâm trí của em – Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Nổi bật với trang phục truyền thống của người đồng bào Ba Na, Nguyễn Thị Xuyến (người Ba Na) là học sinh lớp 12, Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Phú Yên) cho biết trước đây em đã có nghe đến học bổng Tiếp sức đến trường, và từ lúc đó mong muốn nhận học bổng này đã hình thành trong tâm trí của em.

Xuyến dự định chọn ngành Kế toán tại một trường đại học ở TP Đà Nẵng để nuôi ước mơ bước chân vào giảng đường đại học.

Nữ sinh người Ba Na tâm sự vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhiều lúc em chỉ nghĩ học đến hết lớp 12 rồi trở về buôn làng với gia đình. 

Ba đã mất từ lức Xuyến học lớp 5, còn mẹ thì làm nương rẫy nên cuộc sống bữa no bữa đủ. Vì khó khăn, mỗi tháng mẹ chỉ gửi cho xuyến vài của khoai, trái bắp. Tháng nào được mùa, mẹ Xuyến lại gửi thêm vài cân gạo.

“Thật sự tôi rất vui vì không ngờ mình được nhận học bổng của chương trình Tiếp sức đến trường. Số tiền này tôi sẽ tiết kiệm để dành vào giảng đường đại học. Tôi xin cảm ơn báo Tuổi Trẻ và các nhà tài trợ đã tạo điều kiện để tôi được bước tiếp trên con đường học vấn”.

Giá mà được nói với ba dù 1 chút: Con đã được tiếp sức đến trường

Thành phố hoa vàng trên cỏ xanh chào đón 180 giáo viên, SV-HS nhận học bổng Tiếp sức đến trường - Ảnh 6.

Cô Hà Ngọc Mỹ Duyên (giáo viên trường TH Xuân Yên, phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu) và em Phạm Hoàng Kha Vy lớp 4B có mặt tại hội trường từ sớm – Ảnh: MINH CHIẾN

Có mặt từ sáng sớm, cô Hà Ngọc Mỹ Duyên (giáo viên, tổng phụ trách Đội, Trường TH Xuân Yên, thị xã Sông Cầu) cho hay dẫn các học sinh đến nhận học bổng Tiếp sức đến trường.

“Phải thuê xe chở các em đi, cha mẹ các em cũng không có điều kiện đưa đón con. 6h30 chúng tôi xuất phát, nhưng 6h các phụ huynh đã chở con đến trường. Trời mưa lạnh nhưng các em rất háo hức, bản thân tôi cũng vui lây. Tôi cũng là người viết hồ sơ để xét học bổng cho các em, chắc rằng đây là kỷ niệm khó quên với các em”.

Đi cùng với cô Duyên, em Phạm Hoàng Kha Vy (lớp 4B, Trường TH Xuân Yên) khép nép chia sẻ ba em mất do dịch COVID-19, mẹ là người dân tộc thiểu số tại tỉnh Cao Bằng. Vy còn có một anh trai và một em trai.

“Biết được nhận học bổng, mình chạy đi khoe khắp cả xóm. Không biết ba trên trời có biết mình nhận học bổng không? Ba mình mất lúc giãn cách, nên cũng chẳng dặn dò mình điều chi, chỉ mong ba nói chuyện với mình một chút thôi cũng được”, Vy nói.

Mong cha mẹ sống lâu đến ngày mình có việc làm 

Thành phố hoa vàng trên cỏ xanh chào đón 180 giáo viên, SV-HS nhận học bổng Tiếp sức đến trường - Ảnh 7.

Vợ chồng ông Trần Quốc Đạo (phường 5, TP Tuy Hòa) nghỉ bán bánh căn để đến chung vui cùng cô con gái Trần Thị Cẩm Duyên – Ảnh: MINH CHIẾN

Cùng con gái đến nhận học bổng, vợ chồng ông Trần Quốc Đạo (61 tuổi, phường 5, TP Tuy Hòa) đầy tự hào. Dù mắc bệnh cao huyết áp, vỡ mạch máu mũi phải điều trị, ông vẫn ráng nuôi con ăn học đến nơi đến chốn.

“Hai vợ chồng tui bán bánh căn, bữa ni nó đi học học bổng thì dẹp bán luôn, đi nhận với con cho vui. Tui tự hào lắm, không biết mình sống được bao lâu mà nhìn con học giỏi, ngoan ngoãn là mãn nguyện lắm. 

Nhà tôi là hộ nghèo, còn căn nhà đang ở cũng là nhà tình thương. Con gái tôi đi học không được vợ chồng gửi tiền mà chỉ nhận tiền ăn mà khách hàng quẹt mã QR hay chuyển khoản qua mỗi lần ăn bánh căn”, ông Đạo nói.

Ngước nhìn ba, tân sinh viên Trần Thị Cẩm Duyên (sinh viên ngành ngôn ngữ Trung, ĐH Công Thương TP.HCM) tâm sự bản thân muốn học ra trường sớm để lo cho cha mẹ. 

“Học bổng này là nguồn động lực để tôi cố gắng. Tôi đang ở trọ ghép với bạn cũng như đi làm thêm để trang trải sinh hoạt phí. Tôi chỉ mong rằng ba mẹ có thể ở bên tôi thật lâu, đợi đến ngày tôi có công việc làm ổn định”, Duyên nói.

>> TTO đang cập nhật 

Lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường trao học bổng cho 60 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, 100 suất dành cho học sinh THCS và THPT mồ côi, miền núi và 20 giáo viên có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Phú Yên với tổng kinh phí hơn 1,67 tỉ đồng do Câu lạc bộ “Nghĩa tình Phú Yên” tài trợ.

Mỗi suất học học bổng dành cho tân sinh viên trị giá 15 triệu đồng. 2 suất đặc biệt trị giá 50tr đồng/4 năm. Mỗi suất dành cho học sinh THCS và THPT là 5,5tr đồng/suất (gồm 5tr đồng tiền mặt và quà tặng trị giá 500.000 đồng).

Ngoài ra, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ quà tặng cho tân sinh viên. Quỹ Khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam tài trợ 2 laptop cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn, thiếu thiết bị học tập.

Nhân dịp chào mừng ngày nhà giáo 20-11, chương trình trao tặng 20 phần quà dành cho giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của tỉnh Phú Yên. Mỗi phần quà trị giá 11 triệu đồng (gồm 10 triệu đồng tiền mặt và quà tặng trị giá 1 triệu đồng).

Đây là điểm trao thứ 10 trong chương trình học bổng “Tiếp sức đến trường” năm 2024 dành cho tân sinh viên thuộc chương trình “Vì ngày mai phát triển” lần thứ 599 của báo Tuổi Trẻ.

Trước đó, từ 2021 đến năm 2023, Câu lạc bộ “Nghĩa tình Phú Yên” đã tài trợ cho hơn 200 tân sinh viên và hỗ trợ cho hơn 250 học sinh học sinh khó khăn, mồ côi, người dân tộc miền núi và giáo viên có hoàn cảnh khó khăn vẫn bám trường bám lớp với tổng kinh phí hơn 4 tỉ đồng.

Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ “Đồng hành nhà nông” – Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam và các Câu lạc bộ “Nghĩa tình Quảng Trị”, Phú Yên; Câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Tiền GiangBến Tre và CLB Doanh nhân Tiền Giang, Bến Tre tại TP.HCM, Công ty Dai-ichi Life Việt Nam, ông Dương Thái Sơn và những người bạn cùng các doanh nghiệp và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ

Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam còn tài trợ 50 máy tính xách tay cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn, thiếu thiết bị học tập trị giá khoảng 600 triệu đồng, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ 1.500 balo trị giá khoảng 250 triệu đồng; Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ tài trợ 50 suất học bổng ngoại ngữ miễn phí trị giá 625 triệu đồng.

Ngân hàng TMCP Bắc Á tài trợ 1.500 quyển sách về giáo dục tài chính, hướng dẫn kỹ năng quản lý tài chính cho tân sinh viên….

Thành phố hoa vàng trên cỏ xanh chào đón 180 giáo viên, SV-HS nhận học bổng Tiếp sức đến trường - Ảnh 8.



Nguồn: https://tuoitre.vn/thanh-pho-hoa-vang-co-xanh-chao-don-180-gv-sv-hs-ba-tren-troi-co-biet-con-duoc-tiep-suc-den-truong-20241108064244957.htm

Cùng chủ đề

Bị bỏ rơi từ nhỏ, nương nhờ nhà chùa nhiều lần, chàng trai Phú Yên đậu Đại học Kinh tế TP.HCM

Bị mẹ ruột bỏ rơi, lớn lên bằng chuỗi ngày được “chuyền” từ nhà này sang nhà khác nuôi, hay nương nhờ nơi cửa Phật, Quốc Huy vẫn nỗ lực chạm tới giấc mơ vào đại học.  Huy nói mình biết ơn mẹ đã...

Trồng sắn dây trong bao xi măng ở Phú Yên, cả làng tò mò, đào củ sắn dây dễ như ăn kẹo, có tiền

Đến phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hò, tỉnh Phú Yên gặp chị Nguyễn Thị Nga là một trong những người đầu tiên ở địa phương trồng sắn dây trong bao xi măng với quy mô nửa sào đất (250 m²). Với 1m2 trồng 04 gốc, diện tích 250 m2 chị...

Thiếu tình thương cha mẹ, làm mẫu trang điểm kiếm sống, là HS giỏi tỉnh, tân SV ĐH Bách khoa TP.HCM

Trong khuôn viên Trường đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM, tân sinh viên Lê Kiều Hân (19 tuổi) ngồi lần giở những trang sách. Cô mở điện thoại, vào nhóm làm thêm xem có lịch mới hay không. ...

Lo sốt vó học phí cho con, cha ‘đơn thân’ rảo xe khắp xóm coi có ai kêu mần việc không

Khi hay tin con vào đại học, anh Lê Văn Nghiên hốt hoảng vì lo. Nhà không có bò để bán, căn nhà tình thương nếu cầm cố cũng chẳng được bao nhiêu, lấy đâu cho con học. ...

New Zealand đặt kế hoạch phục hồi số du học sinh hậu Covid-19, vào năm 2025

Theo các chuyên gia, ngành giáo dục quốc tế của New Zealand có thể phục hồi số lượng tuyển sinh như mức trước đại dịch vào năm 2025 sau giai đoạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thiếu kỹ năng, dễ tự chuốc họa

Bị trộm cướp, móc túi do bất cẩn đến một số vụ phát hiện camera quay lén trong nhà vệ sinh, khu vực công cộng gần đây, nhiều bạn trẻ có vẻ giật mình khi nghiệm lại dường như đang thiếu kỹ năng bảo vệ chính mình. ...

Làm sao để hiện thực hóa ước mơ tự do tài chính?

Tự do tài chính là mục tiêu có thể đạt được nếu mỗi người có chiến lược chi tiêu, quản lý tài chính và đầu tư hiệu quả. ...

Phương pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị loét dạ dày

Loét dạ dày tá tràng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài việc tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp tự nhiên giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh lý này. ...

Hoàn thành 150 công trình xã hội Co.op Cares

Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) vừa hoàn thành chuỗi 150 công trình xã hội thuộc nền tảng Co.op Cares, mang lại những thay đổi tích cực cho hàng ngàn gia đình và người yếu thế trên khắp cả nước. ...

Bị bỏ rơi từ nhỏ, nương nhờ nhà chùa nhiều lần, chàng trai Phú Yên đậu Đại học Kinh tế TP.HCM

Bị mẹ ruột bỏ rơi, lớn lên bằng chuỗi ngày được “chuyền” từ nhà này sang nhà khác nuôi, hay nương nhờ nơi cửa Phật, Quốc Huy vẫn nỗ lực chạm tới giấc mơ vào đại học.  Huy nói mình biết ơn mẹ đã...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

OpenAI có thể lỗ 44 tỷ USD đến năm 2028

Nếu như những năm đầu thành lập, cả Google và Facebook đều thể hiện sức mạnh tài chính đáng nể thì OpenAI – công ty gần 10 năm tuổi – cho thấy bức tranh trái ngược. Theo hồ sơ tài chính mà The Information thu thập được, nhà phát triển ChatGPT ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhanh, có thể đạt 100 tỷ USD năm 2029 song có thể lỗ tổng cộng 44 tỷ USD từ năm 2023 đến...

Gawon MEOVV từng là người mẫu, như bản sao Park Min Young

Theo truyền thông Hàn Quốc, nhóm MEOVV bao gồm 5 thành viên, chính thức ra mắt vào tháng 9 năm nay.The Black Label đã thông báo về việc tổ chức sự kiện trải nghiệm cửa hàng pop-up độc đáo dành cho những người hâm mộ của nhóm. Sự kiện sẽ diễn ra tại The Hyundai Seoul từ ngày 29.8 đến 4.9, mang đến cho du khách cơ hội mua một số sản phẩm của MEOVV và chụp ảnh...

Cùng chuyên mục

Thiếu kỹ năng, dễ tự chuốc họa

Bị trộm cướp, móc túi do bất cẩn đến một số vụ phát hiện camera quay lén trong nhà vệ sinh, khu vực công cộng gần đây, nhiều bạn trẻ có vẻ giật mình khi nghiệm lại dường như đang thiếu kỹ năng bảo vệ chính mình. ...

Thủ tướng: Lưu học sinh phải có lý tưởng, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng mong muốn lưu học sinh, cộng đồng người Việt Nam tại Trùng Khánh luôn tuân thủ tốt pháp luật sở tại, luôn đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau; luôn hướng về quê hương, đất nước. Sau gần 40 năm đổi mới, từ một nước bị bao vây, cấm vận, từ một nước nghèo nàn lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá, GDP chỉ đạt trên dưới 4 tỷ USD,...

Viettel nâng băng thông dịch vụ Internet cáp quang lên tới 50%

Tháng 10/2024, Viettel triển khai nâng băng thông lên tới 50% với mức giá không đổi cho khách hàng đang sử dụng dịch vụ Internet cáp quang. Đây là lần thứ tư nhà mạng nâng băng thông miễn phí cho khách hàng từ năm 2019 đến nay. Cụ thể, các khách hàng đang sử dụng gói cước băng thông 80Mbps -100 Mbps sẽ được nâng lên 150 Mbps; 120Mbps -180Mbps sẽ được nâng lên 1,5 lần tương ứng. Các khách...

Hội NCT tỉnh Bến Tre Phát huy vai trò của người cao tuổi trong các hoạt động xã hội

Thời gian qua, các cấp Hội NCT trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã tích cực tham gia các phong trào thi đua, nêu gương sáng trong lao động, sản xuất, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thực hiện nếp sống văn minh, đi đầu trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Thực hiện chương trình phối hợp của Hội NCT Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Viêt...

Khởi động liên hoan phim hoạt hình Dòng khát vọng

(CLO) Liên hoan Phim hoạt hình "Dòng khát vọng" tạo điều kiện để phát triển những dự án tiềm năng, mở ra cơ hội giao lưu quốc tế để phim hoạt hình Việt được tỏa sáng cùng bạn bè năm châu. ...

Mới nhất

Làm sao để hiện thực hóa ước mơ tự do tài chính?

Tự do tài chính là mục tiêu có thể đạt được nếu mỗi người có chiến lược chi tiêu, quản lý tài chính và đầu tư hiệu quả. ...

Chuyến đi đặc biệt của 62 công nhân Supe Lâm Thao

Lần đầu tiên được chọn là 1 trong 62 công nhân tiêu biểu đi tham quan nước ngoài với hành trình 5 ngày 4 đêm, anh Mai Đình Huấn cảm thấy...

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước. Ngành y năm nay có 3 tân giáo sư, 68 tân phó giáo sư. Trong đó, chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ...

45 năm đổi mới và vươn tầm quốc tế

Với lịch sử 45 năm phát triển, Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng (CONINCO) - một trong những đơn vị tư vấn xây dựng hàng đầu Việt Nam, đã để lại nhiều dấu ấn thành công qua các công trình trọng điểm quốc gia trong tất cả các lĩnh vực từ thủy điện, thuỷ lợi, nông nghiệp cho tới công nghiệp dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải, năng lượng... trên mọi miền Tổ quốc, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước và đưa ngành tư vấn xây dựng Việt Nam vươn tầm quốc tế.

Mới nhất

Có nên mua hay không?