Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếCác bài thuốc y học cổ truyền tốt nhưng tại sao có...

Các bài thuốc y học cổ truyền tốt nhưng tại sao có người vẫn gặp họa khi sử dụng?

GĐXH – Theo các chuyên gia, hiện nay, thành tựu của y học cổ truyền và cơ sở đông y uy tín đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng mạo danh, quảng cáo sai sự thật tràn lan trên mạng xã hội.

Với hệ sinh thái phong phú, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về việc nuôi dưỡng và phát triển các cây thuốc, dược liệu quý hiếm. Theo thống kê của Viện Dược liệu, Việt Nam đã ghi nhận trên 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc. Trong đó có nhiều loài dược liệu quý về công dụng chữa bệnh lẫn giá trị về mặt kinh tế.

Cả nước đã hình thành các vùng trồng dược liệu lớn, với những cây thuốc quý như: Sâm Ngọc Linh, quế, hồi, sa nhân… Các loại dược liệu ở nước ta đang được sử dụng để làm thuốc, thực phẩm và hoá mỹ phẩm.

Những bài thuốc y học cổ truyền được quảng cáo rất tốt nhưng vì sao có người sử dụng vẫn gặp tai họa? - Ảnh 1.

Thuốc y học cổ truyền không có ưu thế điều trị bệnh cấp tính nhưng có đóng góp điều trị hiệu quả các bệnh không lây nhiễm như xương khớp, tim mạch, rối loạn tăng mỡ máu, đái tháo đường… Ảnh minh họa.

Cùng với y học hiện đại, y học cổ truyền đóng vai trò then chốt trong chăm sóc sức khỏe cho người dân. Hiện có khoảng 40% bệnh nhân ở tuyến y tế cơ sở, 20% bệnh nhân ở tuyến tỉnh và 10% bệnh nhân ở tuyến trung ương được điều trị bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền.

Bên cạnh đó, cả nước hiện có gần 70.000 hội viên Hội Đông y, với hơn 11 nghìn phòng chẩn trị và trung tâm đông y. Trong đó có nhiều lương y sở hữu những bài thuốc quý giá, gia truyền nhiều đời.

Theo các chuyên gia, thuốc y học cổ truyền không có ưu thế điều trị bệnh cấp tính nhưng có đóng góp điều trị hiệu quả các bệnh không lây nhiễm như xương khớp, tim mạch, rối loạn tăng mỡ máu, đái tháo đường…Theo đó, một số bệnh viện đã triển khai ứng dụng y học cổ truyền trong chăm sóc giảm nhẹ bệnh ung thư, điều trị đái tháo đường.

Tuy nhiên, hiện nay, ở nhiều nơi, người dân dùng dược liệu để chăm sóc sức khỏe hoặc làm thuốc đều do thói quen, nghe người khác mách bảo. Hoặc có tình trạng sử dụng nhầm dược liệu, sử dụng không đúng mục đích của các bài thuốc y học cổ truyền khiến dược liệu không phát huy được tác dụng, thậm chí gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ.

Bên cạnh đó, một vấn đề đáng chú ý là các thành tựu của y học cổ truyền và cơ sở đông y uy tín đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng mạo danh, quảng cáo sai sự thật tràn lan trên mạng xã hội.

Đề cập về tình trạng này trong buổi gặp mặt báo chí thông tin về Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lần thứ 2 năm 2024, PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, thời gian qua, Cục nhận được nhiều phản ánh, khiếu nại của các cơ ở y học cổ truyền làm ăn chân chính, lương y sở hữu bài thuốc y học cổ truyền bị các đối tượng mạo danh, quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội, gây mất uy tín và đe dọa sức khỏe người dân.

Đặc biệt, tình trạng quảng cáo “lương y gia truyền” để bán các loại thuốc đông y được thổi phồng chữa khỏi nhiều bệnh mạn tính như tiểu đường, ung thư xuất hiện rầm rộ các kênh Facebook, Tiktok, Youtube… Điều này ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của dược liệu y học cổ truyền.

Ngoài ra, tình trạng tẩm ướp, phun các chất bảo quản vào dược liệu, thuốc đông y để bán ra thị trường khiến nhiều người mua sử dụng thời gian dài bị suy gan, suy thận phải nhập viện cấp cứu cũng gây nhiều bức xúc cùng mối e ngại đối với các loại dược liệu và bài thuốc y học cổ truyền.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Thế Thịnh khẳng định, các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận GDP (thực hành tốt phân phối thuốc) và các bệnh viện chính thống không bao giờ phun, tẩm ướp, sử dụng chất bảo quản trong dược liệu, thuốc đông y. Chỉ có các sản phẩm không chính thống, hoặc một số “ông lang, bà mế” nào đó có thể sử dụng chất bảo quản, người bệnh mua về sử dụng, gặp phải những bệnh lý đáng tiếc.

Vì vậy, theo ông Thịnh, biện pháp quan trọng nhất để tránh những trường hợp này là tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân cảnh giác với các đối tượng lừa đảo. Khi có nhu cầu dùng các bài thuốc y học cổ truyền để chữa bệnh, người dân cần đến các cơ sở uy tín để được kê đơn, bốc thuốc đúng với tình trạng bệnh, không nghe và tin theo những quảng cáo thổi phồng công dụng thuốc gia truyền, đông y của các “lang băm” để tránh “tiền mất tật mang”.



Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/cac-bai-thuoc-y-hoc-co-truyen-tot-nhung-tai-sao-co-nguoi-van-gap-hoa-khi-su-dung-172241107191109492.htm

Cùng chủ đề

Hơn 400 gian hàng quy tụ tại Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

GĐXH – Hội chợ quy tụ 425 gian hàng của hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền, cơ sở nuôi trồng dược liệu, bệnh viện y học cổ truyền, Hội Đông y trong nước và quốc tế. ...

Từng bước hiện đại hóa y học cổ truyền trong tương lai

Đó là yêu cầu cấp thiết mà thầy thuốc nhân dân, GS.TS BS CKII Nguyễn Hồng Siêm, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, hiện là Chủ tịch Hội đồng khoa học về sức khỏe cộng đồng - Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng chia sẻ bên lề "Hội thảo Khoa học...

Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền

Theo Quyết định, mục đích của Kế hoạch nhằm quán triệt, tuyên truyền, tổ chức thực hiện đầy đủ, chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ Ban Bí thư giao tại Kết luận số 86-KL/TW ngày 10 tháng 7 năm 2024 (Kết luận số 86-KL/TW) tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát huy hơn nữa vai trò của nền y học cổ truyền Việt Nam và Hội...

Phá lấu lòng heo cải chua thuốc bắc, ngon đâu bằng Lâm Ký

Vừa đến ngã tư Lãnh Binh Thăng - Tôn Thất Hiệp, hương thơm thuốc bắc đặc trưng tại tiệm phá lấu Lâm Ký dễ dàng níu kéo mọi bước chân. Với xung quanh là đường sá xe cộ nhộn nhịp, quán phá lấu Lâm...

Hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý theo Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An: Đề xuất điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc

Sau hơn 3 năm kể từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đọan I: từ năm 2021-2025, nhưng việc thực hiện nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý theo Chương trình ở Nghệ An vẫn chưa thể triển khai và giải ngân nguồn vốn do nội dung này đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc ngay...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

5 mẫu giày mùa lạnh có thể kết hợp với mọi kiểu trang phục

5 mẫu giày sau đây rất đáng sắm vì dễ phối đồ. ...

Vì sao trẻ con sẽ trở nên nghịch hơn khi ở cạnh mẹ?

GĐXH - Trẻ con đôi khi như thiên thần trước mặt người khác, nhưng lại vô cùng nhõng nhẽo, quậy phá trước mặt mẹ đều có lý do của chúng. ...

Loại quả bổ như ‘nhân sâm’ bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn trứng gà giúp no lâu, đảm bảo năng lượng và tránh ăn vặt gây tăng đường huyết. ...

Vợ chồng ở Sóc Trăng tóc đen sinh con tóc đỏ, 4 cháu ngoại lần lượt chào đời với màu tóc bất ngờ

Bố mẹ tóc đen nhưng chị Tú có mái tóc đỏ đều, đẹp, phần lông mi cũng có màu hơi đỏ. ...

Ngư dân bắt được con cá khổng lồ có ‘hình xăm’ kỳ lạ

Trong lúc đánh bắt trên biển, ngư dân đã bắt được một con cá khổng lồ phủ đầy "hình xăm". ...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Bác sĩ bối rối tìm nguyên nhân gây uốn ván cho người đàn ông 65 tuổi

Ngày 6/11, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thông tin về 1 ca mắc uốn...

Dấu hiệu nhận biết viêm màng não ở trẻ em

Hỏi:Tôi được biết nhiều trẻ mắc viêm màng não nhưng thường đến bệnh viện...

Kiểm soát bếp ăn tập thể trường học

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến nay, TP.Hà Nội đã kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại 20 cơ sở bếp ăn tập thể trường học. Trong đó, có 15 cơ sở đạt, xét nghiệm nhanh đạt 190/190 mẫu. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến nay, TP.Hà Nội đã kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại 20 cơ sở bếp ăn tập thể trường học. Trong...

Cùng chuyên mục

Những loại gia vị giúp tăng cường sức khỏe đường ruột

Nghệ Hợp chất hoạt động chính trong nghệ là curcumin, được biết đến với tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Nghệ có thể giảm viêm ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả ruột. Curcumin đóng vai trò quan trọng trong việc giảm viêm ruột bằng cách điều chỉnh các con đường gây viêm trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, curcumin có thể ức chế sự hoạt hóa của các tế bào...

7 loại quả sấy khô cực tốt giúp kéo dài tuổi thọ

Táo đỏ Táo đỏ rất giàu vitamin C, sắt và các loại axit amin khác nhau, thích hợp cho người trung niên và người cao tuổi. Táo đỏ giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Táo đỏ có vị ngọt, có thể ăn trực tiếp như món ăn nhẹ hoặc dùng kèm với các nguyên liệu khác để tạo nên những bữa ăn ngon. Hạt dẻ Hạt dẻ luôn được mệnh danh là "vua của các loại trái cây sấy khô". Hạt...

Những lý do tại sao độ tuổi 20-30 nên ăn chuối

Chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng cung cấp năng lượng, hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ chức năng não. ...

Bộ Y tế bác bỏ thông tin sử dụng muối i-ốt có nguy cơ bị cường giáp

Ngày 7/11, Bộ Y tế cho biết, lập luận thiếu cơ sở khoa học, bằng chứng của một số cá nhân, doanh nghiệp trong thời gian qua đưa ra gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng không tốt đến các nỗ lực của ngành y tế trong phòng, chống các các rối loạn thiếu i-ốt và đi ngược lại...

Bộ Y tế: Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào thừa i-ốt

DNVN - Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt và Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào thừa i-ốt. ...

Mới nhất

Tổ hợp hóa dầu Long Sơn nói thêm về tạm dừng nhà máy, đầu tư bổ sung 700 triệu đô la Mỹ

Chủ đầu tư Tổ hợp hóa dầu Long Sơn cho biết sẽ đầu tư 700 triệu đô la Mỹ bằng dự án nhập nguyên liệu ethane từ Mỹ, đồng thời vẫn giữ vững các cam kết khi dừng hoạt động thương mại. ...

Gạo AAN vinh dự nhận giải thưởng Thương hiệu quốc gia năm 2024

Gạo AAN vừa chính thức được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam (THQG) vào tối ngày 4.11 tại buổi lễ trao giải THQG. Sự kiện vinh dự đón tiếp sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương; Lãnh đạo UBND tỉnh/thành phố; Hội đồng THQG Việt Nam; các tổ chức xúc tiến...

Nam vương Tuấn Ngọc “đọ sắc” với đại diện Trung Quốc, ai nổi bật hơn?

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam và hơn 60 thí sinh đến từ khắp nơi trên thế giới chính thức bước vào hành trình chinh phục ngôi vị cao...

Mới nhất