Trang chủKinh tếNông nghiệpLạ, ở vùng rừng núi non nước hữu tình của Kon Tum...

Lạ, ở vùng rừng núi non nước hữu tình của Kon Tum lại có một loài cá mang tên cá cơm, cá đặc sản

Lâu nay chỉ nghe nói đến cá cơm ở biển, loài cá nước mặn đã cho ra thứ nước mắm ngon nổi tiếng của nước ta, còn cá cơm sông thì quả thực rất lạ. Trong hệ thống sông của Kon Tum, loài cá này chỉ có ở dòng sông Sê San…

Dòng Sê San hùng vĩ không chỉ được biết đến là “dòng sông năng lượng” chảy qua hai tỉnh Kon TumGia Lai rồi chảy ngược sang nước bạn Campuchia, đây còn là dòng sông được thiên nhiên ban tặng cho nhiều loại cá đặc sản như cá anh vũ, cá lăng, cá chép, cá bống… 

Không ít bài viết đã từng đề cập sự đa dạng, phong phú về nguồn lợi thuỷ sản của dòng sông này, nhưng với tôi, tôi ấn tượng về một loài cá nhỏ bé – cá cơm sông.

Đặc sản cá cơm sông

Trong một chuyến công tác tại Ia H’Drai, chúng tôi may mắn được anh em cán bộ của UBND huyện Ia H’Drai chiêu đãi một món ăn mà mọi người gọi đó là đặc sản của dòng Sê San – món cá cơm chiên vàng béo ngậy, giòn tan có thể “mê hoặc” bất kỳ ai ngay từ lần đầu thưởng thức.

Lâu nay, tôi chỉ nghe nói đến cá cơm ở biển, loài cá nước mặn đã cho ra thứ nước mắm ngon nổi tiếng của nước ta, nhưng cá cơm sông thì quả thực rất lạ. 

Nghe mọi người giới thiệu, trong hệ thống sông của Kon Tum, loài cá này chỉ có ở dòng Sê San, thuộc khu vực lòng hồ của thuỷ điện Sê San 4. Cá cơm sông nhỏ hơn cá cơm biển, chiều dài khoảng 3 – 4cm, có thân mình trắng trong, phần bụng trắng đục như hạt cơm.

Chị Bích Phương – người nấu ăn cho anh em cán bộ của UBND huyện Ia H’Drai cho biết: Cá cơm sử dụng ngay khi còn tươi, nhưng vì cá cơm khi đã đánh bắt lên khỏi mặt nước rất nhanh bị ươn nên thông thường người ta đem phơi ngay để cất giữ được lâu và dễ dàng vận chuyển đi các nơi, nên các món ăn phổ biến từ cá cơm sông thường là chế biến từ món cá khô.

img

Những ai khi đến Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum đều muốn mua cá cơm khô làm quà. Cá cơm là loài cá đặc sản sống ở dòng sông Sê San.

Cá cơm sông Sê San có thể chế biến thành rất nhiều món ăn như cá cơm chiên vàng rồi cho thêm chút mắm, bột ngọt, hay kho với thịt ba chỉ thành món để ăn cơm hợp với những ngày mưa; hoặc cá cơm chiên rồi đem trộn với xoài xanh thái chỉ thành một món gỏi rất hợp làm món nhậu cho đấng mày râu… Những ai khi đến đây, thưởng thức các món được chế biến từ cá cơm đều mê tít, lúc về thế nào cũng nói tôi để lại cho vài ký mang theo. Nhiều người còn nghiện món ăn này đến mức còn nhờ tôi gửi xe hoặc khi có ai ra gửi mang giùm…

Những món ăn từ cá cơm đều rất dân dã, cách chế biến cũng không mấy cầu kỳ, nhưng lại làm “siêu lòng” không ít thực khách khi đến với vùng đất Ia H’Drai. Chẳng khó để lý giải điều này, bởi trước hết đây được đánh giá là loại thực phẩm sạch do cá cơm sống trong tự nhiên thức ăn chính của cá là sinh vật phù du, giáp xác nên mọi người không phải băn khoăn về vấn đề thức ăn công nghiệp, dư thừa chất kháng sinh như cá nuôi hay chất bảo quản như cá tươi từ nơi khác vận chuyển về. Và nói gì thì nói, không thể phủ nhận rằng những món ăn chế biến từ cá cơm rất ngon, không ngán nên người ta có thể ăn hoài không chán, không lo cả đến chuyện cholesterol…

Món quà của dòng sông Sê San

Với những người làm nghề chài cá trên sông Sê San và cả người dân sống ở vùng đất Ia H’Drai, loài cá cơm chính là món quà của dòng sông dành tặng cho cuộc sống vốn còn nhiều khó khăn của họ.

Với sản lượng cá cơm dồi dào, dòng sông này đã ban tặng cho những người mưu sinh trên vùng lòng hồ Sê San 4 một nguồn lợi kinh tế đáng kể. 

Với những người chuyên đánh bắt cá cơm làm hàng hoá, cá cơm đã mang lại cho họ một nguồn thu đáng kể; còn với những người khai thác cá để làm thức ăn nuôi cá lồng cũng giảm một phần chi phí, tăng lợi nhuận.

Phải mất khá nhiều thời gian chúng tôi mới tìm gặp được người chuyên đánh bắt cá cơm để tìm hiểu công việc, quy trình làm cá cơm khô và thu nhập từ nghề này, nhưng vì ban ngày, mọi người đều nghỉ hết chỉ đến đêm mới chong đèn thả lưới nên không dễ để gặp được. 

Anh Nguyễn Văn Thủ- một người chuyên đánh bắt cá cơm bị chúng tôi “bắt cóc” khi đang lúi húi phơi mẻ cá mới kéo bên bờ sông.

Anh Thủ cho biết: Cá cơm ở đây nhiều lắm, trước đây, hầu như người ta chỉ khai thác cá để làm thức ăn nuôi cá lồng, nhưng sau này, do có nhiều người ưa chuộng món ăn từ cá cơm nên nhu cầu đánh bắt làm hàng hoá tăng cao, người đánh bắt cá cơm vì thế cũng nhiều hơn. 

Việc này không đòi hỏi nhiều vốn liếng lắm, cũng không mấy vất vả, nhưng phải chịu khó, cẩn thận. Người làm nghề chỉ cần đầu tư vài tay lưới, mấy ngọn đèn, buổi tối đi thuyền ra thả lưới rồi thắp đèn, cá thấy ánh đèn sẽ rủ nhau tới thành đàn lớn, đến khoảng 3-4 giờ sáng thì dậy kéo lưới. 

Hôm nào may mắn thì được khoảng chục ký, hôm nào ít thì được 4- 5 ký, cá cơm tươi được người ta mua sỉ khoảng 17.000 – 18.000 đồng/kg, cá cơm khô thì được giá 100.000 đồng/kg, ngày tính ra cũng được từ 100.000 – 200.000 đồng, với những người điều kiện còn nhiều khó khăn như chúng tôi thế là vui rồi. 

Cá sau khi được kéo lên, người ta phải nhặt sạch những con ốc và các loại cá khác rồi đem phơi trên các tấm bạt dưới nắng, chọn những ngày nắng to phơi đúng một nắng, đảo nhiều lần thì cá mới ngon, trắng, thơm, giữ được nguyên vị ngọt, béo của cá tươi và cất giữ được lâu. 

Sau khi phơi khô, nhặt lại lần nữa cho hết các loại cá tạp rồi đóng gói kín để nơi khô ráo. Thế nên chỉ có mùa nắng thì mọi người ở đây mới làm cá khô, mùa mưa thì phải bán cá tươi, nhu cầu ít hơn nên thu nhập cũng ít hơn.

Đó là với những người đánh bắt cá cơm để bán, còn với hầu hết người dân sống ở khu vực Ia H’Drai, cá cơm khô là thực phẩm không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Trước đây, khi đường xá đi lại còn nhiều khó khăn, nhất là mùa mưa, con đường thực phẩm thường xuyên bị cắt đứt thì những món ăn từ cá cơm khô là chủ đạo. 

Rồi với những gia đình kinh tế còn thiếu thốn, loại thức ăn với giá cả tương đối rẻ như thế này giúp họ vượt qua những ngày cơ cực. Thế nên, nhiều người dân ở đây nói đùa rằng, cá cơm là món quà của vùng đất này giúp họ vượt qua những lúc khó khăn để gắn bó thêm với quê hương mới.

Chị Bùi Thị Huệ (thôn 2, xã Ia Dom) chia sẻ: Mỗi lần có lương là mình mua 3 – 4 ký cá khô để dành, những lúc mưa gió, những khi hết tiền, chỉ cần một ít cá kho với nắm rau hái ngoài vườn là đủ thức ăn cho cả nhà. Một ký cá khô có thể nấu được cả chục lần, vừa rẻ, vừa sạch lại dễ ăn. Chẳng riêng gì nhà mình đâu, nhà nào ở đây cũng vậy, lúc nào cũng trữ sẵn vài ký cá khô để dành làm thức ăn quanh năm.

Không “tiếng tăm đình đám”, không được xếp “top” trên như những đàn anh lăng nha, anh vũ… loài cá cơm nhỏ bé này vẫn chiếm được cảm tình của không ít người khi thưởng thức. Cá cơm đúng là món quà mà dòng Sê San đã ban tặng cho những cư dân sống ở vùng đất Ia H’Drai, giúp họ cải thiện bữa ăn, có thêm thu nhập để họ thêm gắn bó với vùng đất khó này.





Nguồn: https://danviet.vn/la-o-vung-rung-nui-non-nuoc-huu-tinh-cua-kon-tum-lai-co-mot-loai-ca-mang-ten-ca-com-ca-dac-san-20241107182227614.htm

Cùng chủ đề

Kon Tum: Tổ chức nhiều hoạt động tại Tuần Văn hóa

(Tổ Quốc) - Tuần Văn hóa - Du lịch và Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum được tổ chức nhằm góp phần giữ gìn, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn. ...

Lần tìm loài cá suối bí ẩn khu rừng Kon Tum, hễ bắt được thành đặc sản, nhà giàu, đại gia săn lùng

Cá Niêng (hay còn gọi là cá niên, cá mác-ở Nghệ An gọi là cá mát, cá sỉnh cao) là một loại đặc sản nức tiếng thơm ngon của vùng đất Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam. Ở Kon Tum cá Niêng có mặt tại huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum,...

Dân một xã ở Bình Định bắt trúng luồng cá cơm giàu protein, gom cả tấn, thu 20-32,9 triệu/chuyến

Mỗi ghe thuyền đánh bắt cá ở xã Nhơn Lý thu hoạch từ 1,7 - 2,8 tấn cá cơm. Với giá bán gần 12.000 đồng/kg, các ghe thu về từ 20 - 32,9 triệu đồng mỗi chuyến. Cá cơm được đưa lên từ ghe thuyền xếp hàng...

Nuôi cá chình như nuôi nhân sân trong ao đất, một ông tỷ phú Kon Tum bắt bán 550.000 đồng/kg

Năm 2012, gia đình ông Trần Văn Đoàn từ tỉnh Cà Mau lên thị trấn Đăk Hà (huyện Đăk Hà) sinh sống và phát triển kinh tế. Khi lên đây ông đã có ý định làm giàu từ các mô hình nuôi cá nước ngọt. Với kinh...

Ngọc Hồi – vùng đất ngã ba biên giới vươn mình tạo khí thế mới, động lực mới

Vùng quê “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe” Ngọc Hồi trở thành vùng đất biên giới trù phú, sâu nặng ân tình.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chuyến đi đặc biệt của 62 công nhân Supe Lâm Thao

Lần đầu tiên được chọn là 1 trong 62 công nhân tiêu biểu đi tham quan nước ngoài với hành trình 5 ngày 4 đêm, anh Mai Đình Huấn cảm thấy vô cùng vinh dự, tự hào khi những đóng góp của mình đã được Ban lãnh đạo Công ty CP...

Học sinh, sinh viên Hà Nội “đầu trần, phóng như bay” khi tham gia giao thông

Học sinh, sinh viên không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu, kẹp ba khi đi xe máy điện, xe máy quá phân khối so với độ tuổi quy định... là những hình ảnh dễ bắt gặp trên các tuyến phố của Hà Nội. ...

7 học sinh tiểu học ở Phú Thọ bất ngờ đau bụng, nôn ói phải nhập viện sau tiết học Thể dục ở trường

Sau tiết học Thể dục tại Trường tiểu học Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, 7 học sinh có biểu hiện đau bụng, nôn ói phải nhập viện điều trị. ...

Xót xa cảnh người bố tàn tật lết từng bước chân mưu sinh nuôi con ăn học ở Vĩnh Phúc

if (!isNotAllow3rd) { loadJsDefer('https://apis.google.com/js/platform.js?onload=onLoadGapi'); loadJsDefer('https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v5.0'); } function onLoadGapi() { ...

Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3)

Nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có cùng tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, tập trung vào sự minh bạch, giữ gìn cho môi trường, họ sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh và nhận được sự hỗ trợ xứng...

Bài đọc nhiều

Hình ảnh người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố, ngập lụt xảy ra ở nhiều nơi

Sáng 5/11, trên địa bàn TP Đà Nẵng có mưa lớn, một số nơi đã ngập sâu, cơ quan chức năng đã phải dùng thuyền để di dời dân. Người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố để di chuyển. ...

Trồng sắn dây trong bao xi măng ở Phú Yên, cả làng tò mò, đào củ sắn dây dễ như ăn kẹo, có tiền

Đến phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hò, tỉnh Phú Yên gặp chị Nguyễn Thị Nga là một trong những người đầu tiên ở địa phương trồng sắn dây trong bao xi măng với quy mô nửa sào đất (250 m²). Với 1m2 trồng 04 gốc, diện tích 250 m2 chị...

Sơn La: Ngành chăn nuôi và thú y được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số

Được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số, hiện cơ bản các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y và thủy sản đã được Sơn La số hóa.Ngày 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đã ra Diễn đàn Tỉnh trưởng Hành lang kinh tế khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông năm 2024 lần thứ 8. Đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do ông Trịnh Xuân Trường -...

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Ea Kar (Đắk Lắk): Hoạt động tín dụng chính sách tại các Điểm giao dịch xã phát huy hiệu quả

Những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Ea Kar (Đắk Lắk) phối hợp với chính quyền các địa phương, các hội đoàn thể triển khai hiệu quả hoạt động của Điểm giao dịch xã, thị trấn. Qua đó giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công...

Cùng chuyên mục

Chuyến đi đặc biệt của 62 công nhân Supe Lâm Thao

Lần đầu tiên được chọn là 1 trong 62 công nhân tiêu biểu đi tham quan nước ngoài với hành trình 5 ngày 4 đêm, anh Mai Đình Huấn cảm thấy vô cùng vinh dự, tự hào khi những đóng góp của mình đã được Ban lãnh đạo Công ty CP...

Quảng Nam chú trọng sắp xếp ổn định dân cư

Là một trong những tỉnh thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do mưa bão, sạt lở, những năm gần đây, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, chú trọng công tác sắp xếp, ổn định dân cư tại các huyện miền núi. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà tỉnh Quảng Nam đang triển khai là di dời dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí tái định cư cho người...

Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3)

Nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có cùng tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, tập trung vào sự minh bạch, giữ gìn cho môi trường, họ sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh và nhận được sự hỗ trợ xứng...

Nấm sò trắng, nấm bào ngư trồng thành công, treo la liệt, một nông dân Hà Tĩnh giàu hẳn lên

Gia đình bà Bùi Thị Anh, thôn Nam Tiến, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã thành công với mô hình trồng nấm sò trắng, nấm sò xám thu nhập mỗi năm gần nửa tỷ đồng. ...

Nuôi ếch toàn con to bự ngồi dày đặc ở bế xi măng, đẻ rõ lắm, một nông dân Cần Thơ phát tài

Nhận thấy nhu cầu ếch giống trên thị trường ngày càng lớn, anh Lê Văn Khánh Hải ở ấp Đông Lợi, xã Đông Bình, huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) đã mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình nuôi ếch sinh sản. ...

Mới nhất

Ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ tác động gì đến kinh tế Việt Nam?

TPO - Mỹ đang mở rộng mối quan hệ kinh tế tích cực với Việt Nam, ở cấp cao nhất của Chính phủ. Việt Nam có thể được xem là một đối tác hữu ích trong việc giúp Mỹ thoát khỏi việc phụ thuộc vào hàng hóa giá rẻ. TPO - Mỹ đang mở rộng mối quan...

Doanh nghiệp tăng năng suất và lợi thế cạnh tranh khi ứng dụng nền tảng số MISA AMIS tích hợp AI

Sáng 12/10, trong khuôn khổ chương trình Chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 tổ chức tại trụ sở Văn phòng Chính phủ, khách hàng trải nghiệm thực tế nền tảng MISA AMIS đã có bài chia sẻ ấn tượng trước Lãnh đạo Chính phủ, Bộ ngành và 63 tỉnh thành về hiệu quả khi chuyển...

Làm sao để hiện thực hóa ước mơ tự do tài chính?

Tự do tài chính là mục tiêu có thể đạt được nếu mỗi người có chiến lược chi tiêu, quản lý tài chính và đầu tư hiệu quả. ...

Chuyến đi đặc biệt của 62 công nhân Supe Lâm Thao

Lần đầu tiên được chọn là 1 trong 62 công nhân tiêu biểu đi tham quan nước ngoài với hành trình 5 ngày 4 đêm, anh Mai Đình Huấn cảm thấy...

Mới nhất

Có nên mua hay không?