Phát triển thị trường carbon là một trong những chìa khóa quan trọng để đạt được mục tiêu chuyển đổi xanh và bảo vệ môi trường. Điều này không chỉ giúp giảm phát thải khí nhà kính mà còn tạo ra nguồn tài chính cho các dự án bảo vệ môi trường, khuyến khích sự đổi mới công nghệ và nâng cao nhận thức cộng đồng. Với Việt Nam, thị trường carbon hứa hẹn sẽ là chìa khóa để công cuộc chuyển đổi xanh thành công.Được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số, hiện cơ bản các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y và thủy sản đã được Sơn La số hóa.Chiều 7/11, tại chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8.Chiều 7/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen nhân dịp Đại sứ kết thúc nhiệm kỳ công tác.Theo thông tin của UBND huyện Giồng Riềng, tổng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 được tỉnh phân bổ cho huyện từ năm 2022 đến năm 2024 là 40 tỷ 875 triệu đồng. Theo đó, huyện đã huy động lồng ghép các nguồn lực từ nhiều chương trình, dự án chính sách dân tộc để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trong đồng bào DTTS. Trong đó, huyện chú trọng ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lao động là người DTTS.Tối 7/11, một lãnh đạo UBND xã Ia Rvê, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk cho biết, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể hai vợ chồng bị đuối nước, tử vong nghi do lật xuồng trong lúc qua hồ đi làm rẫy.Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận tăng cường tuyên tuyền nâng cao nhận thức người dân vùng đồng bào DTTS và các trường học dân tộc nội trú nỗ lực đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Phối hợp các đơn vị thực hiện hiệu quả Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719).Nhìn phong cảnh yên bình hôm nay, ít ai biết rằng đồng bào Xơ Đăng ở làng Mô Bành 2, xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum từng trải qua một quá khứ đau buồn. Cả ngôi làng đã bị cơn lũ dữ năm 2009 cuốn trôi tất cả và đã có nhiều người ra đi mãi mãi. Nhưng, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào Xơ Đăng nơi đây, làng Mô Bành 2 đã dần hồi sinh ở vùng đất mới.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao . Thèn Pả – Nơi vẻ đẹp truyền thống hòa quyện trong từng nếp nhà. Về Cồn Én tắm hoàng hôn sông Tiền trong khu du lịch độc đáo dựng từ gỗ lũa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Trong 2 ngày 7 – 8/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Thiện đã tổ chức Liên hoan, giao lưu các “Tổ truyền thông cộng đồng” phát huy tập tục văn hóa tốt đẹp của đồng bào DTTS, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới. Tham gia Liên hoan, giao lưu có hơn 100 thành viên, đến từ 12 Tổ truyền thông cộng đồng tại 7 xã trên địa bàn.Ngày 7/11, Công an tỉnh Hà Giang phối hợp với Công ty TNHH Quốc tế tập đoàn KATIA (Hà Nội) và UBND huyện Mèo Vạc tổ chức khởi công xây dựng lớp học mầm non tặng học sinh vùng cao tại xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc.Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông phát triển mạnh mẽ, đời sống đồng bào DTTS được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Để hiểu rõ hơn những kết quả và tác động của Chương trình MTQG 1719 đến vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn Chủ tịch UBND huyện Krông Nô Ngô Xuân Hà.Với sự chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã mang lại những kết quả thiết thực, từng bước làm thay đổi diện mạo huyện biên giới Ia H’Drai (tỉnh Kon Tum).Phát triển thị trường carbon là một trong những chìa khóa quan trọng để đạt được mục tiêu chuyển đổi xanh và bảo vệ môi trường. Điều này không chỉ giúp giảm phát thải khí nhà kính mà còn tạo ra nguồn tài chính cho các dự án bảo vệ môi trường, khuyến khích sự đổi mới công nghệ và nâng cao nhận thức cộng đồng. Với Việt Nam, thị trường carbon hứa hẹn sẽ là chìa khóa để công cuộc chuyển đổi xanh thành công.
Nguồn thu tiềm năng cho ngành lâm nghiệp
Thị trường carbon vốn là một khái niệm không mới. Đây vốn là một hệ thống nơi lượng khí thải CO2 được mua bán và trao đổi như một hàng hóa, trong đó mỗi tín chỉ carbon đại diện cho một tấn khí CO2 hoặc các loại khí nhà kính khác được giảm thiểu hoặc loại bỏ. Trên thị trường hiện có hai loại chính: thị trường bắt buộc (do Chính phủ quy định) và thị trường tự nguyện (cho phép các công ty tự nguyện tham gia để cải thiện hình ảnh và trách nhiệm xã hội).
Xét về tiềm năng carbon rừng theo các vùng sinh thái của Việt Nam, thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, các vùng Đông Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên có tiềm năng lớn nhất. Ước tính trong giai đoạn 2021 – 2030, Việt Nam sở hữu khoảng 40 – 70 triệu tín chỉ carbon rừng có thể tham gia trao đổi trên thị trường tín chỉ carbon thế giới.
Hồi đầu năm nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành Quyết định công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2023. Theo đó, diện tích rừng (gồm diện tích rừng chưa đủ tiêu chí tính tỷ lệ che phủ) 14.860.309ha, trong đó: Rừng tự nhiên 10.129.751ha; rừng trồng 4.730.557ha. Diện tích rừng đủ tiêu chí tính tỷ lệ che phủ là 13.927.122ha, trong đó: Rừng tự nhiên 10.129.751ha, rừng trồng 3.797.371ha. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc là 42,02%.
Theo đại diện Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT, rừng là nơi hấp thụ và lưu giữ lượng lớn carbon nên lĩnh vực lâm nghiệp đang phát thải ròng âm (hấp thụ nhiều hơn phát thải nhiều lần), tiềm năng chuyển nhượng kết quả giảm phát thải, thương mại tín chỉ carbon của rừng là rất lớn.
Còn theo các chuyên gia lâm nghiệp, ước tính trong giai đoạn 2021 – 2030, Việt Nam sở hữu khoảng 40 – 70 triệu tín chỉ carbon rừng có thể tham gia trao đổi trên thị trường tín chỉ carbon thế giới, từ đó có thể thu về hàng chục ngàn tỷ đồng từ chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng.
Việt Nam hiện đang triển khai Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (hiện được thể chế hóa tại Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 của Chính phủ), đó là ERPA được ký ngày 22/10/2020 giữa Bộ NN&PTNT với Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế, thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới (WB).
Năm 2023, lần đầu tiên tại Việt Nam, lĩnh vực lâm nghiệp đã chuyển nhượng thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng tự nhiên (10,3 triệu tấn CO2) giai đoạn 2018 – 2024 cho WB với đơn giá 5 USD/tấn. Đến nay, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đã tiếp nhận 51,5 triệu USD từ WB và điều phối cho 6 tỉnh vùng Bắc Trung bộ để thực hiện chi trả cho các đối tượng hưởng lợi theo quy định.
Cần xây dựng và triển khai thí điểm một số dự án tiềm năng
Thị trường tín chỉ carbon toàn cầu đã đạt giá trị hơn 100 tỷ USD vào năm 2023. Và Việt Nam với diện tích rừng lên đến gần 15 triệu ha hoàn toàn có thể thu về hàng trăm triệu USD mỗi năm từ việc bán tín chỉ carbon. Không chỉ giúp bảo vệ rừng, nguồn thu này còn tạo ra tài chính bền vững hỗ trợ cộng đồng sống gần rừng. Đồng thời, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam trong việc đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.
Để thúc đẩy sự phát triển của thị trường carbon rừng, cần cập nhật các tiêu chuẩn về carbon rừng, phương pháp tính toán kết quả giảm phát thải và xây dựng hệ thống đo đạc, báo cáo hiệu quả giảm phát thải từ rừng. Theo đề xuất của một số nhà quản lý và chuyên gia, cần xây dựng và triển khai thí điểm một số dự án tiềm năng, đồng thời hoàn thiện các chính sách về quản lý và chuyển nhượng tài chính từ tín chỉ carbon rừng.
Bộ NN&PTNT sẽ triển khai đánh giá tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng cấp quốc gia, vùng, địa phương đến năm 2030 và có tính đến năm 2050. Theo đó, sẽ phân bổ hạn ngạch giảm phát thải từ rừng cho các vùng sinh thái, các địa phương hằng năm giai đoạn 2021 – 2030, để thực hiện mục tiêu đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ carbon rừng và quy định chi tiết về hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng giảm phát thải/tăng hấp thụ carbon rừng.
Cùng với đó, xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống đăng ký, quản lý tín chỉ carbon rừng. Tham mưu tổ chức đàm phán, ký kết, triển khai thỏa thuận mua bán giảm phát thải vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ với Tổ chức tăng cường tài chính trong lâm nghiệp (Emergent) và các đối tác khác…
Hiện nay, các bộ, ngành đang xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý và các điều kiện thể chế, kỹ thuật và năng lực để triển khai thị trường carbon trong nước và tham gia thị trường carbon thế giới. Việc đẩy nhanh hành lang pháp lý và các hướng dẫn cụ thể, sẽ góp phần hiện thực hóa mục tiêu thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2025 mà Chính phủ đặt ra.
Đồng thời, giúp Việt Nam thực hiện cam kết giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Cùng với đó, sẽ là định hướng cho giai đoạn từ năm 2028 tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức; quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và trên thế giới.
Tín chỉ carbon (carbon credit) là thuật ngữ dùng để chỉ chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một lượng khí C02 hoặc một lượng KNK quy đổi sang C02 tương đương. Một cách khái quát nhất, tín chỉ carbon có thể coi là một loại “giấy phép”, cho phép chủ sở hữu nó được quyền phát thải khí carbon dioxide (CO2), hoặc các loại khí thải nhà kính khác được quy đổi tương đương ra CO2, với số lượng phát thải bằng đúng số lượng tín chỉ mà họ sở hữu. Một tín chỉ carbon bằng 1 tấn carbon dioxide (CO2) hoặc 1 tấn khí nhà kính khác quy đổi ra 1 tấn CO2 tương đương.
Nguồn: https://baodantoc.vn/tin-chi-carbon-rung-chia-khoa-de-chuyen-doi-xanh-thanh-cong-1730979400334.htm