Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBộ Y tế bác bỏ thông tin sử dụng muối i-ốt có...

Bộ Y tế bác bỏ thông tin sử dụng muối i-ốt có nguy cơ bị cường giáp


Ngày 7/11, Bộ Y tế cho biết, lập luận thiếu cơ sở khoa học, bằng chứng của một số cá nhân, doanh nghiệp trong thời gian qua đưa ra gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng không tốt đến các nỗ lực của ngành y tế trong phòng, chống các các rối loạn thiếu i-ốt và đi ngược lại với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.

Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt, bao gồm muối i-ốt dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm, tại Việt Nam chưa bao giờ có trường hợp người dân thừa i-ốt.

PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, theo báo cáo 2021 của Mạng Lưới toàn cầu về Phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt, Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt.

“Thiếu vi chất dinh dưỡng là “nạn đói tiềm ẩn” do khẩu phần của người dân Việt Nam hiện nay không đáp ứng đủ nhu cầu các vi chất dinh dưỡng thiết yếu. Tình trạng thiếu hụt i-ốt tại Việt Nam nghiêm trọng tới mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng”, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nêu.

Theo báo cáo của Bệnh viện Nội tiết Trung ương và Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện nay, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân thừa i-ốt. Kết quả tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2019-2020 cho thấy, ở tất cả các nhóm đối tượng, mức trung vị i-ốt niệu đều thấp hơn so với khuyến cáo. Tỷ lệ người có nồng độ i-ốt niệu vượt quá ngưỡng 300 ppm là 0%.

“Với kết quả này, khẳng định quần thể người dân Việt Nam vẫn còn chưa đạt đủ lượng i-ốt tiêu thụ hàng ngày so với khuyến nghị. Cho đến nay, chưa có một y văn nào đề cập đến chương trình sử dụng muối i-ốt toàn dân (từ năm 1994- đến nay) dẫn đến hệ quả về bệnh lý tuyến giáp”, Bộ Y tế khẳng định.

Bộ Y tế bác bỏ thông tin sử dụng muối i-ốt có nguy cơ bị cường giáp -0
Bổ sung i-ốt vào thực phẩm để đảm bảo cung cấp đủ i-ốt cho người dân.

Bản thân thiếu i-ốt hoặc i-ốt cao gây ra các bệnh về tuyến giáp cũng được xếp vào hậu quả của thiếu i-ốt, đây là đánh giá xếp loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Trên vùng thiếu i-ốt nặng sẽ gây ra tăng tỷ lệ cường giáp trên những nhân tuyến giáp tự miễn và trên những người bị cường giáp dưới lâm sàng khi thực hiện bổ sung i-ốt.

Theo WHO, sau 5-10 năm bổ sung i-ốt thường xuyên, thì tỷ lệ mắc cường giáp sẽ suy giảm, tương ứng với những vùng không bị thiếu I ốt. Cường giáp là bệnh tự miễn, điều trị nội khoa bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp là chủ yếu. Nếu điều trị nội khoa thất bại hoặc yếu tố miễn dịch vẫn còn cao sau thời gian dài điều trị nội khoa thì nên lựa chọn phẫu thuật hoặc điều trị xạ. .

Tại Việt Nam, theo số liệu của Globocan năm 2020, cũng như tình hình trên thế giới, ung thư tuyến giáp đứng hàng thứ 10 về số ca mắc mới, đứng thứ 6 ở nữ giới về tỷ lệ mắc mới trong tất các loại ung thư, gấp 4 lần so với nam giới. Nguyên nhân ung thư tăng do sự phát triển phát triển kỹ thuật và ý thức của người dân khám phát hiện sớm. Chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định thừa i-ốt gây ra ung thư tuyến giáp.

Trước đó, Hiệp hội, hội về thực phẩm có ý kiến, kiến nghị liên quan đến việc sử dụng muối tăng cường i-ốt bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ người tiêu dùng. Tuy nhiên, Bộ Y tế chưa nhận được bất kỳ bằng chứng khoa học nào của doanh nghiệp liên quan đến việc sử dụng muối tăng cường i-ốt bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Theo Bộ Y tế, các kiến nghị không chính xác, không có cơ sở khoa học của doanh nghiệp trước đó là cản trở, đã dẫn đến chậm thực thi Nghị định số 09/2016/NĐ-CP 8 năm.

Bộ Y tế được Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 09/2016/NĐ-CP theo hướng chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng sử dụng muối i-ốt.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu và kết quả 2 lần đều cho thấy thực trạng thiếu hụt i-ốt của người dẫn vẫn ở ngưỡng cộng đồng. Do đó, WHO, UNICEF, Mạng lưới i-ốt toàn cầu, HealthBridge Canada, Bộ Y tế và một số chuyên gia bảo vệ sức khoẻ khuyến cáo mạnh mẽ Chính phủ giữ nguyên các quy định bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm tại Nghị định 09/2016-NĐ-CP.

Theo Bộ Y tế, bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, yêu cầu muối chế biến thực phẩm phải tăng cường i-ốt là phù hợp với khuyến cáo của WHO và kinh nghiệm của quốc tế về phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng.



Nguồn: https://cand.com.vn/y-te/bo-y-te-bac-bo-thong-tin-su-dung-muoi-i-ot-co-nguy-co-bi-cuong-giap-i749633/

Cùng chủ đề

Vietnam Airlines tiếp tục được vinh danh là “Thương hiệu quốc gia”

(Dân trí) - Vietnam Airlines được Bộ Công Thương và Hội đồng Thương hiệu quốc gia vinh danh là doanh nghiệp đạt "Thương hiệu quốc gia Việt Nam". Lễ công bố diễn ra vào ngày 4/11, với sự tham dự và chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ. Vietnam Airlines là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu được công nhận đạt "Thương hiệu quốc gia năm 2024". Là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines không chỉ được khách...

Bộ Y tế: Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào thừa i-ốt

DNVN - Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt và Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào thừa i-ốt. ...

PGS.TS Lê Bộ Lĩnh: Tạo “điểm tỳ pháp lý” vững chắc cho điện gió ngoài khơi

PGS.TS Lê Bộ Lĩnh: Tạo “điểm tỳ pháp lý” vững chắc cho điện gió ngoài khơi Tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam lên đến 600.000 MW (Ảnh minh họa) Việc tập trung đầu tư các dự án nguồn điện từ sớm, từ xa có vai trò quan trọng, để bảo đảm cung ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển trong tương lai, nhất là các nguồn điện nền, điện năng lượng tái...

Quy hoạch ống dẫn nhiên liệu cho Sân bay Long Thành sẽ hoàn thành trong tháng 11

(ĐCSVN) – Việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, đảm bảo tuyến ống ngầm cung cấp nhiên liệu Jet A-1 từ kho đầu nguồn Gò Dầu về Sân bay Long Thành sẽ được hoàn thành trong tháng 11/2024. ...

Việt Nam đóng góp tích cực vào tiến trình hợp tác APEC

(ĐCSVN) - Trong 26 năm tham gia APEC, Việt Nam đã đóng góp tích cực, chủ động, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quy định tuổi nghỉ hưu của nhà giáo phù hợp với hoạt động nghề nghiệp

Theo Dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Nhà giáo có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc...

Đại học Đà Nẵng đẩy mạnh trao đổi, giao lưu học thuật quốc tế

Giảng viên trao đổi học thuật gắn với nghiên cứu vì cộng đồng Trường ĐH Sư phạm- thành viên ĐH Đà Nẵng cho biết nhà trường vừa có thêm hai cán bộ, giảng viên là PGS.TS. Trịnh Đăng Mậu, Trưởng Khoa Sinh - Môi trường và TS. Bùi Thị Thanh Diệu, Trưởng bộ môn Tâm lý học, Khoa Tâm...

Đảm bảo và thúc đẩy quyền con người – nhân tố quan trọng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Gần 40 năm tiến hành đổi mới đã đưa đất nước đạt được nhiều thành tựu to lớn, vượt bậc trong phát triển kinh tế, xã hội, là cơ sở quan trọng thúc đẩy sự phát triển của Nhà...

Sinh viên Phenikaa vào Chung kết cuộc thi Phóng viên trẻ Pháp ngữ 2024

Ra đời từ năm 2016, cuộc thi Phóng viên trẻ Pháp ngữ đã trở thành sân chơi uy tín cho các bạn trẻ yêu thích tiếng Pháp. Năm nay, với chủ đề "Sáng tạo - Đổi mới - Khởi nghiệp", cuộc thi thu hút hàng trăm bài dự thi từ các thí sinh 18-35 tuổi trong và ngoài...

Manulife khuyến khích cộng đồng “khoe” khỏe

Khuyến khích cộng đồng ‘khoe’ lối sống khỏe Ở giai đoạn II, chương trình ‘Sống Sạch - Sành - Xanh’ tập trung vào chủ đề ‘Khoe’ Khỏe nhằm khuyến khích xây dựng lối sống khỏe trong cộng đồng. Hàng loạt hoạt động về sức khỏe sẽ được Manulife triển khai bao gồm: Thử thách ‘Khoe’ Khỏe - khuyến khích...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Bác sĩ bối rối tìm nguyên nhân gây uốn ván cho người đàn ông 65 tuổi

Ngày 6/11, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thông tin về 1 ca mắc uốn...

Dấu hiệu nhận biết viêm màng não ở trẻ em

Hỏi:Tôi được biết nhiều trẻ mắc viêm màng não nhưng thường đến bệnh viện...

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế: Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào thừa i-ốt

DNVN - Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt và Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào thừa i-ốt. ...

giải bài toán thiếu bác sĩ như thế nào?

Tại phiên họp UBND tỉnh Hải Dương tháng 11 (lần 1) mới đây dưới sự chủ trì của ông Lê Ngọc Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, UBND tỉnh Hải Dương đã xem xét tờ trình của Sở Y tế về việc đề nghị cho chủ trương xây dựng Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ, đào tạo, thu hút và đãi ngộ với nguồn nhân lực y tế tại các cơ quan, đơn vị công lập...

Đậu đen nhiều lợi ích nhưng ai nên hạn chế ăn?

Từ lâu đậu đen là thực phẩm quen thuộc với người dân Việt. Đậu đen mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được. Đậu đen là thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng,...

Bác sĩ chỉ 4 bước nhận biết cơn ‘trúng gió’ có phải là đột quỵ hay không

Khi bị đột quỵ, não đột nhiên ngừng nhận được máu và oxy cần thiết. Nguyên nhân phổ biến nhất là động mạch não bị tắc, có khả năng dẫn đến tàn tật hoặc tử vong. ...

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu Omega-3

Omega-3 là loại chất béo mà cơ thể không tự tổng hợp được, cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm chứa nhiều Omega-3 như cá béo, hạt chia, quả óc chó, hạt lanh, dầu cá…. Khi bạn nạp đủ lượng Omega-3 sẽ ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện giấc ngủ, làm đẹp da, phát triển não bộ, tăng cường thị lực và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.Tuy nhiên, không...

Mới nhất

Áp lực chốt lời có thể chưa dừng lại

(NLĐO) - Sau một phiên tăng giá ấn tượng, cổ phiếu Việt có hiện tượng bán chốt lời, xu hướng này có thể còn diễn ra ...

Lực lượng Cảnh sát cơ động “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Phòng Cảnh sát cơ động (Công an tỉnh Lai Châu) đã huy động cán bộ chiến sĩ giúp đỡ hộ dân sinh sống tại huyện Nậm Nhùn khắc phục, sửa chữa nhà ở bị xuống cấp… Ngày 7/11, thông tin từ Công an tỉnh Lai Châu cho biết, thực hiện Kế hoạch số 5504/KH-CAT-PX03, ngày 29/8/2024...

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Theo Tổng cục Hải quan, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu trong 10 tháng năm 2024 đạt 346.283 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Thông tin gửi báo chí chiều 7/11, Tổng cục Hải quan cho biết, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong...

Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì về chất lượng bữa ăn bán trú?

Ngày 7.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã cung cấp những thông tin liên quan đến chất lượng bữa ăn bán trú cũng như việc...

Mới nhất