Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBộ Y tế: Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào thừa...

Bộ Y tế: Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào thừa i-ốt



DNVN – Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt và Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào thừa i-ốt.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt i-ốt nghiêm trọng trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt trong 6 vùng sinh thái, bao gồm cả các tỉnh ven biển Duyên hải miền Trung. Thiếu i-ốt dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là bệnh bướu cổ và các vấn đề về tuyến giáp.

Năm 1994, kết quả điều tra cho thấy 94% dân số Việt Nam sống trong vùng thiếu i-ốt, tỷ lệ trẻ em 8-12 tuổi mắc bướu cổ lên đến 22,4% (trong khi khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là dưới 5%). Trước tình hình này, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 481/TTg vào năm 1994, yêu cầu toàn dân sử dụng muối i-ốt, tiếp đó là Nghị định số 19/1999/NĐ-CP năm 1999, bắt buộc muối dùng trong thực phẩm phải là muối i-ốt.

Nhờ vào chính sách này, đến năm 2005, Việt Nam đã thành công trong việc thanh toán tình trạng thiếu i-ốt, với mức bao phủ muối i-ốt đạt trên 90% và tỷ lệ trẻ em mắc bướu cổ giảm xuống dưới 5%. Tuy nhiên, vào năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 163/2005/NĐ-CP thay thế Nghị định 19, chuyển việc sử dụng muối i-ốt từ bắt buộc sang tự nguyện. Điều này dẫn đến giảm tỷ lệ sử dụng muối i-ốt, khiến tình trạng thiếu i-ốt quay trở lại và lan rộng.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt i-ốt nghiêm trọng trên phạm vi toàn quốc.

Sự lỏng lẻo của các quy định đã dẫn đến giảm mức trung vị i-ốt niệu trong cộng đồng xuống còn 84 mcg/l vào năm 2014, thấp hơn mức khuyến cáo của WHO (100-199 mcg/l). Tỷ lệ trẻ em mắc bướu cổ tăng lên 8,3% vào năm 2014, cao gấp đôi so với khuyến nghị của WHO. Các khu vực có tình trạng thiếu i-ốt nghiêm trọng bao gồm cả miền núi, đồng bằng và đặc biệt là vùng ven biển Duyên hải miền Trung.

Trước tình hình này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2016/NĐ-CP, yêu cầu muối dùng cho ăn trực tiếp và chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt. Nhờ chính sách này, năm 2018, mức trung vị i-ốt niệu trên toàn quốc đã tăng lên 97 mcg/l, tuy nhiên vẫn chưa đạt mức an toàn theo khuyến cáo của WHO.

Theo báo cáo của Bệnh viện Nội tiết trung ương và Viện Dinh dưỡng, hiện nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân thừa i-ốt. Cho đến nay, chưa có một y văn nào đề cập đến chương trình sử dụng muối i-ốt toàn dân (từ năm 1994 – đến nay) dẫn đến hệ quả về bệnh lý tuyến giáp.

Theo Luật An toàn thực phẩm, các tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có trách nhiệm tuân thủ quy định của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Nghị định số 09/2016/NĐ-CP đã tái khẳng định sự cần thiết của việc tăng cường i-ốt vào muối ăn và muối dùng trong chế biến thực phẩm.

Các chuyên gia từ WHO và Mạng lưới Toàn cầu về phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt đã nhấn mạnh, bổ sung i-ốt vào thực phẩm là một biện pháp y tế công cộng hiệu quả, không chỉ giúp phòng ngừa thiếu i-ốt mà còn không gây ra nguy cơ về độc tính hay bổ sung quá mức. Tại ASEAN, hầu hết các quốc gia đã áp dụng chính sách bắt buộc tăng cường i-ốt vào muối ăn, mang lại hiệu quả đáng kể.

Bộ Y tế khẳng định chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy việc sử dụng muối i-ốt gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe người tiêu dùng. Những lo ngại từ doanh nghiệp về màu sắc và mùi vị của muối i-ốt đã được Bộ Y tế tiếp nhận, tuy nhiên chưa có bằng chứng xác thực nào từ phía các doanh nghiệp để chứng minh tác động xấu của muối i-ốt đối với sức khỏe người dùng.

Tại buổi làm việc với doanh nghiệp vào ngày 30/10 vừa qua, Lãnh đạo Bộ Y tế có ý kiến sẵn sàng phối hợp với các doanh nghiệp để tiến hành nghiên cứu thực tế tại cơ sở sản xuất có sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm để làm rõ về ảnh hưởng của muối i ốt đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Trường hợp bằng chứng khoa học cho thấy việc sử dụng muối i-ốt làm thực phẩm bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng thì sẽ đề nghị Chính phủ loại trừ đối với các sản phẩm này trong Nghị định 09.

Để cải thiện tình trạng thiếu hụt i-ốt, Bộ Y tế đề xuất quy định bắt buộc sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm, đồng thời tăng cường công tác truyền thông về tầm quan trọng của i-ốt đối với sức khỏe. Các cơ quan chức năng cần giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về bổ sung i-ốt, đồng thời khuyến khích người dân sử dụng muối i-ốt trong bữa ăn hàng ngày.


Minh Thu





Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/tin-tuc/y-te/bo-y-te-viet-nam-chua-ghi-nhan-truong-hop-nao-thua-i-ot/20241107035523585

Cùng chủ đề

Thường xuyên dùng muối i-ốt có nguy cơ cường giáp không?

Ngày 7/11, Bộ Y tế thông tin "lập luận thiếu cơ sở khoa học,...

Bộ Y tế phê duyệt cho Thành phố Hồ Chí Minh tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi

NDO - Sáng 7/11, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định này được đưa ra trong công văn số 6881/BYT-DP của Bộ Y tế nhằm tăng cường biện pháp phòng dịch trong giai đoạn cao điểm hiện tại. Từ đầu mùa dịch...

Ăn gì trong bữa sáng giúp dưỡng gan, khỏe thận?

Ăn sáng nhiều chất xơ Chất xơ có lợi cho nhu động ruột, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính. Bạn có thể lựa chọn khoai lang, các thực phẩm từ lúa mì nguyên hạt thay cho các món ăn có chứa quá nhiều tinh bột để bổ sung năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể...

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ mới

Theo Quyết định do Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành, giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, sẽ kiêm nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia kể từ ngày 5/11.Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế giữ chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, hoạt động chuyên trách.Tiến sĩ...

Khổ qua, dây thìa canh điều trị đái tháo đường

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định hiệu quả của các sản phẩm y học cổ truyền điều trị các bệnh mãn tính, không lây nhiễm như: đái tháo đường, tim mạch, ung thư… ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngăn chặn thất thoát dữ liệu doanh nghiệp bằng công nghệ cao

DNVN - Fortinet vừa chính thức giới thiệu FortiDLP, một giải pháp ngăn chặn thất thoát dữ liệu thế hệ tiếp theo cũng như tập trung vào quản lý rủi ro nội bộ. ...

Đẩy mạnh kết nối các doanh nghiệp Canada với thị trường Việt Nam

DNVN - Mới đây, Export Development Canada (EDC) và FPT vừa ký kết biên bản ghi nhớ trong khuôn khổ chương trình Đối tác hàng đầu của EDC, hỗ trợ các công ty Canada phát triển thị trường tại Việt Nam. ...

Phát huy ngành công nghiệp phụ trợ để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng bán dẫn

DNVN - Chia sẻ tại hội thảo “Chuỗi cung ứng thiết bị bán dẫn toàn cầu: Cơ hội cho ngành sản xuất Việt Nam” ngày 7/11, ông Kees van Baar - Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam cho rằng, chuỗi cung ứng sản xuất thiết bị bán dẫn có sự tham gia của...

Ghi nhận tại nhiều ngân hàng thương mại: Tỷ lệ giao dịch số tiệm cận mức tuyệt đối

DNVN - Hiện nay, tỷ lệ giao dịch số tại nhiều ngân hàng đạt từ 97-98%, tiệm cận mức tuyệt đối. Tỷ lệ tăng trưởng giao dịch trên kênh số của ngành vẫn đạt mức 2 con số hằng năm cả về số lượng lẫn giá trị giao dịch. ...

Xăng dầu tăng giá mạnh, RON 95 lên sát 21.000 đồng/lít

DNVN - Từ 15h ngày 7/11, giá xăng được điều chỉnh tăng hơn 300 đồng/lít, giá dầu (trừ dầu mazut) cũng đắt thêm từ 461 - 769 đồng/lít. ...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Bác sĩ bối rối tìm nguyên nhân gây uốn ván cho người đàn ông 65 tuổi

Ngày 6/11, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thông tin về 1 ca mắc uốn...

Dấu hiệu nhận biết viêm màng não ở trẻ em

Hỏi:Tôi được biết nhiều trẻ mắc viêm màng não nhưng thường đến bệnh viện...

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Cùng chuyên mục

Đậu đen nhiều lợi ích nhưng ai nên hạn chế ăn?

Từ lâu đậu đen là thực phẩm quen thuộc với người dân Việt. Đậu đen mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được. Đậu đen là thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng,...

Bác sĩ chỉ 4 bước nhận biết cơn ‘trúng gió’ có phải là đột quỵ hay không

Khi bị đột quỵ, não đột nhiên ngừng nhận được máu và oxy cần thiết. Nguyên nhân phổ biến nhất là động mạch não bị tắc, có khả năng dẫn đến tàn tật hoặc tử vong. ...

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu Omega-3

Omega-3 là loại chất béo mà cơ thể không tự tổng hợp được, cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm chứa nhiều Omega-3 như cá béo, hạt chia, quả óc chó, hạt lanh, dầu cá…. Khi bạn nạp đủ lượng Omega-3 sẽ ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện giấc ngủ, làm đẹp da, phát triển não bộ, tăng cường thị lực và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.Tuy nhiên, không...

Thường xuyên dùng muối i-ốt có nguy cơ cường giáp không?

Ngày 7/11, Bộ Y tế thông tin "lập luận thiếu cơ sở khoa học,...

Loại quả bổ như ‘nhân sâm’ bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn trứng gà giúp no lâu, đảm bảo năng lượng và tránh ăn vặt gây tăng đường huyết. ...

Mới nhất

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Theo Tổng cục Hải quan, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu trong 10 tháng năm 2024 đạt 346.283 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Thông tin gửi báo chí chiều 7/11, Tổng cục Hải quan cho biết, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong...

Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì về chất lượng bữa ăn bán trú?

Ngày 7.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã cung cấp những thông tin liên quan đến chất lượng bữa ăn bán trú cũng như việc...

Bộ trưởng Quốc phòng: Máy bay rơi nhanh, 2 phi công bình tĩnh điều khiển ra xa khu đông dân

Bộ trưởng Quốc phòng nêu rõ, trong khoảnh khắc rất ngắn, máy bay ở độ cao thấp, rơi rất nhanh, nguy hiểm nhưng các phi công đã bình tĩnh, dũng cảm điều khiển ra xa khu vực đông dân cư và nhảy dù an toàn. Ngày 7/11, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thư khen...

Đẩy mạnh sáng tạo ứng dụng số, ứng dụng AI Make in Viet Nam

Sáng tạo ứng dụng số, ứng dụng AI là một trong những mục tiêu của Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II do Bộ TT&TT tổ chức. Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển...

Global Future Fair 2025 – Cơ hội vàng cho các trường đại học danh tiếng, doanh nghiệp hàng đầu và học sinh tinh hoa

Tháng 3/2025, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra sự kiện quy mô đặc biệt lớn, chưa từng có trước đây, dành cho giáo dục và nghề nghiệp quốc tế: Global Future Fair 2025 Education, Careers & Opportunities.

Mới nhất