Đoàn nghiên cứu đến từ Đại học Wisconsin, do Giáo sư Randall B. Dunham, Trưởng khoa Nghiên cứu trải nghiệm toàn cầu (Faculty Director of Executive, Global Learning Experiences) dẫn đầu, đã có chuyến thăm và học tập tại Việt Nam.
Mục tiêu của chuyến đi là tìm hiểu và nghiên cứu về doanh nghiệp cũng mô hình kinh doanh hàng đầu tại đây. Trong chuyến thăm này, đoàn đã lựa chọn và đi thực tế tại Diligo, một doanh nghiệp ứng dụng nền đạo đức Nhân bản, Nhân quả “Tử tế từ tâm” vào hoạt động kinh doanh và văn hoá Công ty.
Đoàn nghiên cứu đến từ Đại học Wisconsin đến thăm và làm việc tại Diligo. |
Đón tiếp đoàn nghiên cứu CEO của Diligo Vũ Đức Sỹ đã chia sẻ về câu chuyên ứng dụng Phật pháp vào văn hóa kinh doanh, giúp doanh nghiệp phát triển trường tồn.
CEO Vũ Đức Sỹ chia sẻ: “Khi còn trẻ, tôi ước mơ được du học và sinh sống bên Mỹ vì nghĩ đây là thiên đường. Nhưng khi sang học và làm việc với một người bạn, tôi thấy Mỹ không phải như vậy. Bạn tôi kinh doanh chuỗi cung ứng cho hệ thống tiệm nail có tài sản gần trăm triệu USD nhưng vợ bị ung thư và đã mất, gia đình cực kỳ bất ổn, sống không hạnh phúc.
Vợ bạn mắc bệnh ung thư vú, nên cứ cuối tuần, hai vợ chồng phải di chuyển từ New Jersey đến New York để thực hiện xạ trị hoặc hoá trị. Thấy vợ bạn đau đớn tột cùng, tôi cũng hoảng loạn và sợ chết. Tôi quyết định tìm hiểu, biết mỗi năm ở Mỹ có khoảng 2,3 triệu ca ung thư mắc mới và nước Mỹ chi tới 4.000 tỷ usd cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ.
Người Mỹ có thể hình cao to, nhưng khi đau ốm, thể trạng suy sụp, rất yếu, gan nhiễm mỡ. Tôi phát hiện họ toàn sử dụng thực phẩm công nghiệp nhanh, béo… Vì thế, tôi quyết định trở về Việt Nam, gần gia đình vì nhận ra đời sống tinh thần quan trọng hơn vật chất. Giấc mơ Mỹ – American Dream không phải là thiên đường mà là thói quen “cày tiền đến chết”.
CEO Vũ Đức Sỹ chia sẻ về văn hóa đạo đức nhân bản, nhân quả tại Diligo cho đoàn nghiên cứu. |
Anh Sỹ cũng cho biết thêm, khi ở Mỹ, do nhiễm thói quen sống kiểu Tây nên anh hay bị ức chế tâm, cũng mắc bệnh béo phì, máu và gan nhiễm mỡ, xoang, trĩ nhẹ… Đặc biệt, tâm lý của anh hay bất ổn, dễ nổi nóng. Anh rất đau khổ khi sống không có hạnh phúc và bất ổn toàn diện về tư tưởng, tinh thần, sức khoẻ, hạnh phúc gia đình, tương lai con cái, thời gian, mối quan hệ, công việc, tiền bạc, tài chính… Tuổi thơ hạnh phúc nhất là khi anh ra chùa ở và sống cùng bà nội ở gốc cây Thị. Sau đó, anh quay về nghiên cứu Phật giáo nguyên thuỷ của Đức Phật tổ Thích Ca Mâu Ni.
“Đức Phật dạy chúng ta nền đạo đức nhân bản, nhân quả. Đạo đức là sống không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ chúng sinh”. Bài căn bản Đức Phật dạy chúng ta về 4 sự thật cao quý một kiếp người và 8 chánh đạo là phương pháp diệt hết khổ. Một kiếp người có 4 nỗi khổ lớn là sinh sống khổ, già khổ, bệnh khổ và chết khổ. Phật dạy mình làm chủ 4 nỗi khổ này và diệt nó đi là hết khổ. “Như vậy Phật pháp giúp ta chuyển đổi nhân quả của chính mình, đưa mình từ khổ đau đến giải thoát, từ bất hoà đến hoà hợp, từ hung ác đến hiền lành, từ gian xảo đến thành thật, từ ghét bỏ đến thương yêu, từ hận thù đến tha thứ, từ lo lắng, sợ hãi đến thanh thản, an lạc, vô sự”. Trí tuệ của Đức Phật là Giới -> Định -> Tuệ có công năng chuyển hoá hoàn toàn cuộc đời mình nhờ sự hiểu biết. Như sự thật một kiếp người mà không phải cầu, cúng, tụng niệm, lễ bái hay trông chờ vào thế giới vô hình ban phước hay dáng hoạ cho mình. Cuộc đời là của mỗi người, ai gieo nhân nào thì gặt quả ấy, nhân thiện quả thiện, nhân ác quả ác. Khi tôi học trí tuệ, đạo đức nhân bản, nhân quả của Đức Phật tôi thấy một kiếp người không được học Phật thật là uổng phí một kiếp người dù đó là ai trong xã hội”, CEO Vũ Đức Sỹ cho biết.Nhờ vậy, anh ứng dụng cho bản thân và sau 6 tháng, kết quả thật viên mãn. Tâm bệnh, thân bệnh khỏi sạch, trẻ ra, khoẻ hơn, gia đình hạnh phúc, mọi việc xung quanh rất thuận lợi, nhân viên, vợ con, gia đình thấy hạnh phúc khi thấy mình thay đổi.
CEO Vũ Đức Sỹ chia sẻ về văn hóa đạo đức nhân bản, nhân quả tại Diligo cho đoàn nghiên cứu. |
Anh nhận ra tất cả khổ đều do mình tạo ra cho chính mình, không có ai đem tới cả, nó như mình cầm dây trói vào mình và tìm cách thoát ra không được. Từ trải nghiệm bản thân anh, anh hiểu được con người là khởi nguồn của phát triển và cũng là kết quả của phát triển để mang lại cho con người. Con người, doanh nghiệp muốn phát triển trường tồn thì cần phải ứng dụng “Nền đạo đức nhân bản, nhân quả của Đức Phật”.
CEO Vũ Đức Sỹ bộc bạch: “Tại Diligo, cán bộ, công nhân viên được học và ứng dụng 5 đạo đức Phật dạy là: 1- Đức Hiếu sinh: Thương yêu muôn loài và bảo vệ sự sống, không nên sát sinh, hại mạng, hại vật; 2 – Đức ly tham, buông xả: Không nên tham lam, trộm cắp, tham nhũng, lấy của người không cho; 3 – Đức chung thủy: Không nền tà dâm, tà mạng, tà hạnh; 4 – Đức thành thật: Không nói dối, nói láo, nói lời thêu dệt, lật lọng, nói lời hung ác như búa bổ, như rắn độc, trườn uốn như con lươn; 5 – Đức minh mẫn, sáng suốt, tỉnh táo, bình tĩnh: Không nên uống rượu bia, cờ bạc, tệ nạn xã hội, dùng các chất kích thích làm say mê lòng người.
Nhờ vậy mà những cán bộ, công nhân từng nghiện rượu, thuốc lào, thuốc lá, chửi tục, cờ bạc, trộm cắp, xả rác, chửi tục, game, nghiện cãi cọ… đều sẵn sàng từ bỏ để tránh quá báo, đau khổ bất hạnh. Gia đình yên ổn, họ có sức khỏe, lo được cho cha mẹ, con cái học hành tấn tới. Nhờ vậy, người công nhân biết ơn lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, nhờ người chủ doanh nghiệp là người thực hành, ứng dụng cho chính bản thân mình cho gia đình mình cho cả công ty mình. Người công nhân coi công ty như chính gia đình mình và người ta coi tài sản của công ty như tài sản của người ta, người ta không tham, sân, si, không bao giờ đi ăn trộm tiền của công ty vì họ xem như là tài sản của chính bản thân mình vậy”
Giáo sư Randall B. Dunham thay mặt đoàn đã thành kính đảnh lễ Đức Phật. |
Sau chia sẻ của CEO Vũ Đức Sỹ và thăm thực tế nhà máy Diligo, đoàn nghiên cứu vô cùng ấn tượng về văn hoá đặc biệt, hiện tượng lạ đầu tiên toàn cầu. Cả Công ty Diligo ăn chay, không uống rượu, bia, thuốc lào, thuốc lá, không xả rác lung tung hay sống vội vàng; từ nhà vê sịnh đến nhà bếp ngăn nắp, sạch sẽ, không bốc mùi hay dơ bẩn… Mọi người sống từ tốn, không bệnh hoạn, nhập viện, chan hòa, thực hành sống đạo đức hòa hợp như nước với sữa.
Đoàn nghiên cứu ấn tượng về Văn hóa ứng dụng nền đạo đức nhân bản, nhân quả “Tử tế từ tâm” tại Diligo. |
Giáo sư Randall B. Dunham thay mặt đoàn đã thành kính đảnh lễ Đức Phật, Đức Trưởng lão và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Diligo vì sự đón tiếp chu đáo và những chia sẻ quý báu trong suốt thời gian họ nghiên cứu và học tập tại Việt Nam. Ông cũng chia sẻ đoàn nhận ra phương Tây cần học hỏi từ văn hóa phương Đông, đặc biệt là trong việc nghiên cứu và ứng dụng Phật pháp. Giáo sư muốn nghiên cứu và dịch bài Văn Hóa Diligo sang tiếng Anh để dạy và chia sẻ cho doanh nghiệp Mỹ ứng dụng.
Chuyến thăm không chỉ giúp đoàn hiểu sâu hơn về Văn hóa ứng dụng nền đạo đức nhân bản, nhân quả “Tử tế từ tâm” từ ý nghĩ, lời nói đến hành động tại Diligo mà còn là cơ hội để đoàn nghiên cứu, học hỏi từ doanh nghiệp Việt Nam, tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh tiềm năng.
Với văn hoá đặc biệt, cùng phương châm kinh doanh “Tử tế từ tâm” mà các sản phẩm của công ty đã được phân phối rộng khắp cả nước, dày dặn kinh nghiệm sản xuất, xuất khẩu đến các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… là lý do mà đoàn nghiên cứu đã chọn thăm Diligo trong chuyến đi thực tế đến châu Á lần này.
Nguồn: https://baoquocte.vn/dai-hoc-wisconsin-nghien-cuu-va-hoc-tap-van-hoa-dao-duc-nhan-ban-nhan-qua-tai-diligo-292583.html