Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChuyên gia ủng hộ giao quyền chủ động cho ngành GD tuyển...

Chuyên gia ủng hộ giao quyền chủ động cho ngành GD tuyển dụng nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục, chuyên gia đồng tình và cho rằng, Bộ GDĐT có trọng trách trước Nhà nước và xã hội trong việc thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nhưng lại không có quyền trong những quyết định liên quan đến hai nguồn lực quan trọng nhất để tổ chức thực hiện là tiền và con người.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục 

Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11 sắp tới, dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Một trong những điểm mới của dự thảo Luật Nhà giáo là giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. 

Nếu quy định này được triển khai, ngành Giáo dục sẽ có sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, phát triển đội ngũ nhà giáo; thu hút người giỏi đến với nghề dạy học, giữ chân nhà giáo giỏi yên tâm công tác, tránh tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ đối với các cấp học mầm non, phổ thông diễn ra nhiều năm nay, những bất cập đối với công tác quản lý đội ngũ nhà giáo ngoài công lập… từ đó, nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục quốc dân. 

Theo thống kê của Bộ GDĐT, tính đến tháng 4/2024, cả nước còn thiếu 113.491 giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông. Cơ cấu đội ngũ nhà giáo còn mất cân đối giữa các môn học trong cùng một cấp học, giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau; chỉ tiêu phân bổ giáo viên cho các địa phương đa số thấp hơn so với nhu cầu thực tế. Tỷ lệ giáo viên/lớp ở các cấp học đều thấp hơn định mức quy định của Bộ GDĐT. 

Dự thảo Luật Nhà giáo: Chuyên gia ủng hộ giao quyền chủ động cho ngành GD tuyển dụng nhà giáo- Ảnh 1.

Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Văn Khê trong ngày khai giảng năm học 2024-2025. Ảnh: Tào Nga

Bên cạnh đó, so với nguồn nhân lực khác của đất nước, đội ngũ nhà giáo có những đặc trưng khác biệt và tính đa dạng cao, quyết định đến định hướng công tác quản lý nhà nước về nhà giáo. Cụ thể, cả nước có gần 1,6 triệu nhà giáo, chiếm số lượng lớn trong tổng số nguồn nhân lực của quốc gia, đặc biệt là đội ngũ trí thức của đất nước; chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số viên chức của các ngành, lĩnh vực. Thế nhưng, việc quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay lại theo định hướng quản lý nhân sự – tức là quản lý các yếu tố hành chính liên quan đến việc sử dụng nhà giáo mà ít quan tâm đến tiềm lực và sự phát triển của nhà giáo. 

Để giải quyết các vấn đề nêu trên, dự án Luật Nhà giáo đề xuất giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. Trong đó, Bộ GDĐT, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý trình cấp có thẩm quyền quyết định; ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển dụng, nội dung thực hành sư phạm trong thi/xét tuyển nhà giáo; điều phối biên chế nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo số lượng được cơ quan có thẩm quyền giao. 

Bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý nhà nước, đây được xem kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, điều này sẽ tăng cường vai trò chủ trì của các cơ quan quản lý giáo dục trong công tác quản lý nhà nước, nhằm giúp ngành Giáo dục có sự chủ động trong quản lý, phát triển đội ngũ nhà giáo, đồng thời phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 về tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Chuyên gia ủng hộ giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo

Trao đổi với PV báo Dân Việt, chuyên gia giáo dục Bùi Khánh Nguyên đồng tình với đề xuất cho Bộ GDĐT được trao quyền bổ nhiệm nhân sự cùng cơ chế tài chính. Về nguyên tắc, trách nhiệm phải đi kèm với nguồn lực nên Bộ GDĐT được giao nhiều trách nhiệm thì phải đi kèm với các quyền đủ mạnh để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Nếu sắp tới Bộ GDĐT quản lý về hai mảng tài chính và nhân sự, sẽ có những bài toán cụ thể được đặt ra như phương pháp tổ chức nhân sự như thế nào để nguồn nhân lực được hạnh phúc, cống hiến và có năng lực tốt hơn; nhà trường được đầu tư ngân sách hằng năm bao nhiêu; cộng đồng và xã hội giám sát bằng cách nào?…

Chuyên gia giáo dục Bùi Khánh Nguyên khẳng định: “Nhiệm kỳ của Bộ trưởng Bộ GDĐT hiện tại đã có những sự chấn chỉnh trong giáo dục như quyết tâm thực hiện đổi mới chương trình giáo dục, hướng từ đào tạo nội dung kiến thức sang đào tạo về xây dựng năng lực. Đây là tư duy đột phá hợp với sự phát triển của nền giáo dục các nước. Chúng ta hy vọng sắp tới sẽ có nhiều đột phá hơn, có sự thống nhất và giảm hạn chế, khó khăn trong ngành”.

Nhìn nhận về mô hình quản lý giáo viên tại Việt Nam, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GDĐT, cho rằng, trong thể chế giáo dục nước ta, từ Luật Giáo dục 1998 đến Luật Giáo dục 2019, trong chương quản lý nhà nước về giáo dục luôn có 3 quy định sau: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục; Bộ GDĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục; Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ GDĐT thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục.

Khi cụ thể hóa các quy định trên, có vấn đề là Bộ GDĐT chỉ có quyền trong thống nhất quản lý về chuyên môn của giáo dục; Bộ Nội vụ thống nhất quản lý về nhân sự của giáo dục; Bộ Tài chính thống nhất quản lý về tài chính của giáo dục. Tức là tuy Bộ GDĐT có trọng trách trước Nhà nước và xã hội trong việc thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nhưng lại không có quyền gì trong những quyết định liên quan đến hai nguồn lực quan trọng nhất để tổ chức thực hiện là tiền và con người.

Sự phân công trách nhiệm như vậy giữa Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ trong quản lý nhà nước về nhà giáo là đặc trưng của mô hình quản lý nhân sự, phù hợp với mô hình quản lý nhà nước truyền thống về giáo dục khi Nhà nước giữ vai trò “vừa là người cầm lái vừa là người chèo thuyền”. Tuy nhiên, từ hơn hai chục năm nay, trong bối cảnh hình thành và phát triển thị trường giáo dục, khi mô hình quản lý nhà nước về giáo dục ở nước ta đã từng bước chuyển sang mô hình quản lý công mới, nhà giáo phải được coi là nguồn lực quan trọng cần được điều chỉnh trong một khung pháp lý kiến tạo thì mô hình quản lý nhân sự như trên không còn phù hợp.

“Chính mô hình quản lý này là một trong những nguyên nhân chính khiến bài toán xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, hợp lý về quy mô đến nay vẫn chưa có lời giải thỏa đáng. Cần thay thế nó bằng mô hình quản lý nguồn nhân lực. Trong đó, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ GDĐT, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội tham mưu, trình cấp có thẩm quyền quyết định số lượng và giao chỉ tiêu biên chế cho ngành Giáo dục, giám sát và đánh giá việc tổ chức thực hiện. Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH có trách nhiệm phân bổ chỉ tiêu biên chế cho các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao”, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến đề xuất.





Nguồn: https://danviet.vn/du-thao-luat-nha-giao-chuyen-gia-ung-ho-giao-quyen-chu-dong-cho-nganh-gd-tuyen-dung-nha-giao-20241107135531414.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

La liệt động vật hoang dã quý hiếm “hiện ra” ở một khu rừng Bình Thuận, có gà rừng, con mang đỏ

Sau thời gian đặt bẫy ảnh, Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đã ghi nhận được 24 loại chim, loài thú là động vật rừng, động vật hoang dã; trong đó, có những loài nguy cấp, quý, hiếm cần phải được bảo...

Mang 7 tạ hàng hóa từ Lào Cai vào TP.HCM dự Tuần lễ sản phẩm OCOP

Bà Thắm năm ngoái mang 5 tạ sản phẩm dự Tuần lễ sản phẩm OCOP 2023 và bán sạch. Năm nay bà Thắm mang 7 tạ hàng hóa từ Lào Cai vào TP.HCM dự Tuần lễ sản phẩm OCOP. Ngày 6/11, TP.HCM chính thức khai mạc Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng vùng miền và công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản năm 2024 (Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024). Tại Tuần lễ sản phẩm OCOP...

Việt Nam có 17 trường đại học lọt top trường chất lượng tại châu Á

Bảng xếp hạng các trường đại học thuộc top chất lượng hàng đầu châu Á vừa được tổ chức QS World University Rankings (Anh) công bố. ...

Khơi thông nguồn lực đất đai, nhìn từ những đại điền thế hệ mới

Ðể khuyến khích việc tích tụ, tập trung đất đai trong sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, nhiều địa phương đã thúc đẩy sản xuất quy mô lớn, với chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hình thành những cánh đồng lớn. ...

Cho nghỉ việc hiệu trưởng trường mầm non lùm xùm về khẩu phần ăn ở Bà Rịa

Bà Phan Thị Hán Huệ, hiệu trưởng trường Mầm non Ánh Dương tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), được giải quyết cho thôi việc từ ngày 6/11. ...

Bài đọc nhiều

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Thúc đẩy giao lưu, hợp tác giáo dục Việt Nam

Vừa qua, Đại học Phenikaa phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ giáo dục quốc tế khảo thí Hán Ngữ (CTI) và Công ty TNHH Giáo dục quốc tế CTI Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hợp tác giáo dục Việt Nam-Trung Quốc năm 2024” (Vietnam – China Education Conference 2024).

Đại học Đà Nẵng đẩy mạnh trao đổi, giao lưu học thuật quốc tế

Giảng viên trao đổi học thuật gắn với nghiên cứu vì cộng đồng Trường ĐH Sư phạm- thành viên ĐH Đà Nẵng cho biết nhà trường vừa có thêm hai cán bộ, giảng viên là PGS.TS. Trịnh Đăng Mậu, Trưởng Khoa Sinh - Môi trường và TS. Bùi Thị Thanh Diệu, Trưởng bộ môn Tâm lý học, Khoa Tâm...

Trường tiên tiến, hội nhập có gì? – Kỳ 2: Giải mã sức hút trường tiên tiến

Hầu hết các trường tiên tiến, hội nhập quốc tế (gọi tắt là trường tiên tiến) đã và đang là những trường "hot" ở TP.HCM. ...

Giao xe cho học sinh chưa đủ tuổi lái, hơn 300 phụ huynh bị xử phạt

Hơn 300 phụ huynh ở Đồng Nai bị xử phạt hành chính do giao xe cho học sinh chưa đủ tuổi điều khiển. Ngày 5-11, Ban An toàn giao thông thành phố Biên Hòa cho biết đã kiểm tra, xử phạt hơn 300 phụ...

Cùng chuyên mục

Bộ GD-ĐT bỏ cộng điểm nghề khi xét tốt nghiệp THPT

Từ năm 2025, học sinh có giấy chứng nhận nghề được cấp trong thời gian học THPT sẽ không được cộng 1 - 2 điểm khuyến khích khi xét tốt nghiệp THPT như những năm trước. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy...

Mở lối xây nhân cách cho học sinh

Giáo dục nhà trường là sự tiếp nối chứ không thể thay thế giáo dục gia đình trong việc xây dựng nhân cách, đạo đức cho học sinh.

Việt Nam có 17 trường đại học lọt top trường chất lượng tại châu Á

Bảng xếp hạng các trường đại học thuộc top chất lượng hàng đầu châu Á vừa được tổ chức QS World University Rankings (Anh) công bố. ...

Thành tích ‘khủng’ của tân phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024

Trước khi trở về công tác tại Học viện Ngân hàng, tân phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024 từng tốt nghiệp đại học ở Mỹ, học thạc sĩ ở Anh. Nữ giảng viên Trần Ngọc Mai, sinh năm 1991, quê xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, vừa trở thành phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm nay. Cô hiện công tác tại khoa Kinh doanh Quốc tế của Học viện Ngân hàng. Vào năm...

Cho nghỉ việc hiệu trưởng trường mầm non lùm xùm về khẩu phần ăn ở Bà Rịa

Bà Phan Thị Hán Huệ, hiệu trưởng trường Mầm non Ánh Dương tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), được giải quyết cho thôi việc từ ngày 6/11. ...

Mới nhất

Ông Tập Cận Bình gửi thông điệp chúc mừng ông Trump

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay 7.11 đã gửi thông điệp gửi tới Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. ...

Thị trường bán dẫn Việt Nam dự kiến đạt 7,01 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam đang đứng trước cơ hội tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn và đã thể hiện rõ khát vọng trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.Hiệp hội bán dẫn toàn cầu (SEMI) dự báo, thị trường bán dẫn của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 7,01 tỷ USD...

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ âm nhạc cổ điển của Công Trí đăng trên tạp chí Vogue

44 mẫu thiết kế mới nhất của nhà thiết kế Công Trí trong bộ sưu tập Xuân Hè 2025 được đăng trên tạp chí thời trang uy tín thế giới Vogue. ...

Giá chung cư ở Thủ Đức 100 triệu/m2, dân môi giới ‘khóc ròng’

'Chủ đầu tư bán phá giá'Cuối tuần qua, sự kiện Masterise Homes ký kết đại lý phân phối phân khu cao tầng đầu tiên (2 tòa nhà có tên Spark và Glow) với khoảng 620 căn hộ tại khu đô thị The Global City khiến dân môi giới bất động sản xôn xao. Chiến dịch quảng bá, chào...

Mới nhất