Từ triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn, trong đó chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sinh kế cho người dân, sau 5 năm (2019-2024), các chỉ tiêu trong lĩnh vực phát triển kinh tế – xã hội và an sinh xã hội tại khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã có những thay đổi rõ rệt.Chiều 6/11, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT, ông Lưu Xuân Thủy – Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số đã có buổi gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Kon Tum, nhân dịp Đoàn ra thăm Thủ đô Hà Nội. Tham dự buổi gặp mặt có đại diện lãnh đạo một số Vụ, đơn vị của UBDT.Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile từ ngày 09 đến 12/11/2024; thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru từ ngày 12 đến 16/11/2024.Chiều 6/11, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT, ông Lưu Xuân Thủy – Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số đã có buổi gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Kon Tum, nhân dịp Đoàn ra thăm Thủ đô Hà Nội. Tham dự buổi gặp mặt có đại diện lãnh đạo một số Vụ, đơn vị của UBDT.Trong mắt du khách quốc tế, đất nước Việt Nam với 54 dân tộc anh em chung sống được coi là điểm đến đầy hấp dẫn với một kho tàng Di sản văn hóa đặc sắc, đồ sộ. Trong đó, đặc biệt phải kể tới những Di sản văn hóa phi vật thể đã được Unesco công nhận, gắn liền với đời sống lao động, sản xuất và tinh thần của đồng bào các dân tộc.Không chỉ vậy, trong kho tàng ấy, còn có rất nhiều những di sản độc đáo như những viên ngọc quý vẫn đang còn say ngủ… Bằng niềm tự hào, trân quý, chuyên mục Hành trình Di sản của Báo Dân tộc và Phát triển sẽ cùng quý độc giả từng bước khám phá, trải nghiệm những giá trị tuyệt vời ấy… Và số đầu tiên, mời quý độc giả hãy cùng tìm hiểu về Mo Mường.Mo Mường là di sản văn hóa quý của đồng bào dân tộc Mường, được ví như bách khoa toàn thư dân gian chứa đựng những tinh hoa văn hóa Mường. Quá trình diễn xướng Mo của người Mường là phương tiện giao tiếp bày tỏ lòng tôn kính đối với lực lượng siêu nhiên và tổ tiên. Đồng thời, là phương tiện để truyền đạt tư tưởng triết lý về thiên nhiên, vũ trụ, tri thức, tập quán xã hội người Mường; qua đó góp phần tích cực trong giáo dục, hình thành nhân cách con người và gìn giữ phong tục, tập quán của dân tộc.Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11 và kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Trung tâm Triển lãm Văn hóa-Nghệ thuật Việt Nam phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” tại tỉnh Nghệ An.Lúc máy bay quân sự rơi, hai phi công nhảy dù để thoát hiểm. Hiện cơ quan chức năng đang phối hợp triển khai, hỗ trợ các lực lượng nỗ lực tìm kiếm hai phi công và xác định vị trí máy bay.Sáng 06/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể để thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Việc phát huy, bảo tồn văn hóa của các dân tộc luôn được bình đẳng . “Lá phổi xanh” . Tài sản vô cùng quý giá Đông Nam Bộ. Gieo con chữ, dệt ước mơ trên đỉnh Phung Chang. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số, hiện cơ bản các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y và thủy sản đã được Sơn La số hóa.Những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Ea Kar (Đắk Lắk) phối hợp với chính quyền các địa phương, các hội đoàn thể triển khai hiệu quả hoạt động của Điểm giao dịch xã, thị trấn. Qua đó giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công khai và tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội trong việc thực thi tín dụng chính sách.Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề cao ở khu vực Tây Nguyên ngày càng tăng. Trên thực tế, số lượng lao động là người DTTS khá lớn nhưng số người đã được qua đào tạo chưa nhiều, làm hạn chế cơ hội tìm được việc làm và mang lại thu nhập cho người dân. Điều đó cho thấy yêu cầu mở rộng đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động DTTS là một trong những yếu tố tiên quyết, để đáp ứng nhu cầu thực tế về sử dụng lao động của cơ quan-doanh nghiệp trên địa bàn, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân nơi đây.Triển khai Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS thông qua thay đổi tư duy nhận thức và phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.Trong lúc đi đánh cá ở đầm An Khê vào tối 5/11, không may ghe bị chìm, khiến 2 người tử vong.
5 năm nhìn lại
Có dịp đến với những xã vùng cao Thanh Hóa hôm nay, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy sự thay da đổi thịt ở các bản làng vùng DTTS. Những con đường đất gập ghềnh ngày nào, giờ được thay thế bởi đường bê tông phẳng lì, những ngôi nhà kiên cố mọc lên san sát, trường học và trạm y tế được đầu tư xây dựng khang trang. Đây chính thành quả từ thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng DTTS và miền núi trong nhiều năm qua, là minh chứng sống động cho việc thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ III của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2019-2024.
Minh chứng như huyện miền núi Bá Thước, một trong 6 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hoá và 74 huyện nghèo của cả nước, nhờ triển khai các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia đối với vùng DTTS, những năm qua, đời sống kinh tế-xã hội các thôn bản đã thay đổi mạnh mẽ.
Để có kết quả này, huyện Bá Thước đã tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo. Theo đó, huyện đã vận động người dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong sản xuất, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất đến người dân một cách kịp thời.
Nhờ đó, đã có hàng nghìn hộ gia đình là người DTTS trên địa bàn được hỗ trợ vay vốn để mua cây giống, phân bón, xây dựng các mô hình sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống.
Nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các hộ gia đình nghèo là người DTTS đã xây dựng thành công hàng chục mô hình giảm nghèo, như: Mô hình nuôi bò sinh sản tại các xã Điền Quang, Ái Thượng; mô hình trồng rau an toàn tại các xã Điền Lư, Thành Lâm, Lũng Cao; mô hình trồng rừng, kết hợp chăn nuôi tại các xã Thành Sơn, Cổ Lũng, Thiết Ống…
Theo kết quả sơ bộ rà soát hộ nghèo cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 17,58% (giảm 6,28%), tỷ lệ hộ cận nghèo 17,58% (giảm 8,35%). Toàn huyện đã giải quyết việc làm mới cho khoảng 2.000 người, đạt 100% kế hoạch năm.
“Những giải pháp thiết thực hỗ trợ trực tiếp về nhà ở, chuyển đổi nghề, đào tạo nghề, phát triển sản xuất, khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, giải quyết đất ở, nhà ở, đất sản xuất, giúp đồng bào DTTS miền núi xoá đói giảm nghèo. Hiện nay, huyện đang vận dụng tối đa các nguồn lực để phát triển, mục tiêu đến 2025 ra khỏi huyện nghèo”, ông Ngọ Đình Hải, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước cho hay
Mở ra kỳ vọng mới
Tương tự tại các huyện biên giới như Mường Lát, Quan Sơn, các huyện nghèo khác như Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân…, những dấu ấn của các chương trình, chính sách như: Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Chương trình xây dựng nông thôn mới và các chính sách đầu tư khác đối với vùng DTTS miền núi đã mang lại kết quả ấn tượng.
Trong 5 năm qua, các chỉ tiêu trong lĩnh vực phát triển kinh tế, an sinh xã hội tại khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã có những chuyển biết rõ rệt. Tính đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo tại vùng DTTS giảm từ 15,19% xuống còn 11,04%, đạt kế hoạch giảm trung bình 3% mỗi năm. Đồng thời, tỷ lệ hộ nghèo người DTTS cũng giảm đáng kể, từ 19,86% xuống 14,75%.
Không chỉ dừng lại ở việc nâng cao đời sống vật chất, mà chất lượng đời sống tinh thần của đồng bào cũng ngày càng được chú trọng. Tỷ lệ người dân được tiếp cận với điện lưới quốc gia đạt 100%, cùng với tỷ lệ phổ cập truyền hình, phát thanh, đảm bảo nhu cầu giải trí, nắm bắt thông tin của người dân. Hệ thống y tế cũng đã vươn tới tận các thôn bản xa xôi, với 100% các trạm y tế được xây dựng kiên cố, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản cho người dân.
Trong lĩnh vực giáo dục, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường cũng đạt kết quả đáng khích lệ: 99,1% người dân trong độ tuổi từ 15-35 biết chữ, và 95% học sinh trong độ tuổi trung học phổ thông đến trường.
Những thành tựu đạt được trong 5 năm qua là minh chứng rõ về sự đoàn kết, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và đồng bào các DTTS, minh chứng cho những tác động tích cực của các chính sách dân tộc.
Tiếp nối thành công từ Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ III của tỉnh Thanh Hóa vào năm 2019, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV tổ chức trong tháng 11/2024, với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững,” dự kiến sẽ mở ra những bước tiến đột phá trong công tác dân tộc, thúc đẩy sự phát triển toàn diện, bền vững vùng DTTS miền núi của tỉnh Thanh Hóa.
Các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội sẽ tiếp tục hướng đến việc khai thác triệt để các tiềm năng vốn có của vùng núi, như du lịch sinh thái, nông nghiệp sạch, và thủ công mỹ nghệ. Đại hội cũng sẽ đề ra mục tiêu đẩy mạnh giáo dục, đào tạo nhân lực người DTTS để xây dựng một đội ngũ cán bộ đủ khả năng, trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập.
Bên cạnh đó, các chính sách an sinh xã hội sẽ tiếp tục được hoàn thiện, bảo đảm mọi người dân đều được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ công cơ bản, đồng thời các dự án đầu tư hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện lưới, nước sạch sẽ được mở rộng hơn nữa.
Ông Mai Xuân Bình, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho biết: Đại hội lần IV cũng dự kiến đặt ra mục tiêu đến năm 2029, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực miền núi đạt bằng 50% so với mức thu nhập bình quân toàn tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 10% và đặc biệt là đạt mục tiêu không còn xã nào thuộc diện đặc biệt khó khăn.
Các cấp chính quyền địa phương tỉnh Thanh Hóa cũng đang kỳ vọng, với việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới ở các huyện miền núi, thì những mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2024-2029 chắc chắn sẽ hoàn thành.
Nguồn: https://baodantoc.vn/thanh-qua-sau-5-nam-thuc-hien-quyet-tam-thu-cua-dai-hoi-dai-bieu-cac-dtts-thanh-hoa-lan-thu-iii-1730886991454.htm