Trang chủNewsNhân quyềnLật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động “ly khai’, ‘tự trị’ trong vùng dân tộc thiểu số.

Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc
RFA, BBC, VOA có nhiều bài viết phiến diện, quy chụp về tình hình ở Tây Nguyên, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc.

Qua thực tiễn công tác bảo đảm an ninh trên lĩnh vực dân tộc, Thiếu tướng Hầu Văn Lý, Phó cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an cho biết, hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động ly khai, tự trị của các đối tượng có một số đặc điểm đáng chú ý:

Chủ thể

Chủ thể tiến hành hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động ly khai, tự trị rất đa dạng, ở cả trong và ngoài nước, song trước hết và chủ yếu là các cá nhân, tổ chức phản động người dân tộc thiểu số (DTTS).

Ở bên ngoài, nổi lên là hoạt động của một số nghị sĩ, dân biểu, chính khách, nhân viên ngoại giao các nước phương Tây có quan điểm thù địch, định kiến với Việt Nam; các trung tâm phá hoại tư tưởng bên ngoài; nhân viên các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, học giả, nhà nghiên cứu về dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo… nước ngoài thiếu thiện cảm, định kiến với Việt Nam; các cá nhân, tổ chức phản động người DTTS lưu vong.

Ở trong nước, hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động ly khai, tự trị chủ yếu do số đối tượng cầm đầu, cốt cán trong các “tà đạo”, số phản động, cực đoan, chống đối người DTTS; số có lịch sử tham gia các hoạt động nhằm đòi ly khai, tự trị, lập “Nhà nước riêng” đã bị xử lý, vô hiệu hóa nhưng chưa chịu từ bỏ tư tưởng chống đối (như số có lịch sử tham gia hoạt động FULRO, “Tin lành Đêga”, số hoạt động lập “Nhà nước Mông”, số cốt cán từng tin theo các tổ chức bất hợp pháp, tà đạo như “Giê Sùa”, Bà cô Dợ”…)

Đối tượng

Đối tượng bị tác động chủ yếu là đồng bào DTTS tại các địa bàn, nhất là các vùng chiến lược Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ.

Đây là bộ phận quần chúng nhân dân có cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn; mức sống, mức hưởng thụ văn hóa và đời sống tinh thần của đồng bào còn thấp; tỉ lệ nghèo đói, mù chữ, thất nghiệp còn cao.

Đồng bào DTTS bị các đối tượng xấu nhắm tới có ý thức cố kết cộng đồng, thân tộc, dòng tộc sâu sắc nhưng nhận thức chính trị còn hạn chế, chưa hiểu hết tính chất phản động của các luận điệu kích động ly khai, tự trị nên dễ bị tác động, ảnh hưởng.

Ngoài ra, hoạt động tuyên truyền, kích động ly khai, tự trị còn hướng tới bộ phận đồng bào DTTS ở nước ngoài, nhất là những người vượt biên, trốn ra nước ngoài xin “tị nạn” hoặc cư trú bất hợp pháp tại các nước Thái Lan, Campuchia, Lào, Mỹ…

Nội dung

Nội dung tuyên truyền thường đa dạng, tùy từng đối tượng tiến hành cụ thể mà nội dung tuyên truyền có thể khác nhau nhưng về cơ bản, các đối tượng thường tập trung vào một số vấn đề chủ yếu như:

Thứ nhất, tuyên truyền xuyên tạc lịch sử, khơi gợi quá khứ để kích động tư tưởng hận thù, chống đối hoặc lợi dụng danh nghĩa “bảo tồn văn hóa”, chữ viết, phong tục tập quán… để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.

Điển hình như ở Tây Bắc, các đối tượng duy trì tuyên truyền về “Vương quốc Mông”, “vua Mông”; ở Tây Nam bộ, các đối tượng đẩy mạnh tuyên truyền về lịch sử hình thành vùng đất Nam Bộ; số phản động, chống đối trong dân tộc Chăm tìm cách khơi gợi lịch sử “Vương quốc Champa”, “Hoàng gia Champa”; kêu gọi bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Chăm, lợi dụng việc triển khai dự án hồ chứa nước Ka Pét (Bình Thuận) để tuyên truyền xuyên tạc cho rằng chính quyền muốn xóa bỏ thánh tích, xâm hại đời sống tâm linh của người Chăm; đăng tải các bài viết phản đối việc cải cách chữ Chăm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng nhà nước muốn xóa bỏ văn hóa, bản sắc dân tộc để kích động tâm lý nghi kỵ, phản đối trong nhân dân…

Thứ hai, xuyên tạc chính sách phát triển kinh tế-xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; khoét sâu vào những sơ hở, thiếu sót trong triển khai thực hiện của chính quyền cơ sở; lợi dụng các vụ tranh chấp, khiếu kiện trong nhân dân, nhất là giữa đồng bào DTTS với chính quyền, doanh nghiệp, người Kinh, tạo sự so sánh về chênh lệch trong phát triển kinh tế, xã hội giữa đồng bào DTTS với người Kinh để kích động tâm lý bất mãn, phản kháng, chống đối trong đồng bào.

Bên cạnh đó, lợi dụng việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, các dự án, đề án, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế – xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 1, từ năm 2021-2025 còn nhiều thiếu sót, hạn chế, chậm; tỷ lệ hộ nghèo người DTTS và tình trạng thiếu đất sản xuất… các đối tượng đã triệt để lợi dụng vu cáo, xuyên tạc, hạ uy tín Đảng, Nhà nước, chính quyền các địa phương, đồng thời kích động người dân hoạt động chống phá, gây mất an ninh, trật tự tại các địa bàn chiến lược.

Thứ ba, tuyên tuyền khuếch trương thanh thế nhằm tập hợp lực lượng, lôi kéo đồng bào DTTS tham gia thành lập “nhà nước riêng”, “tôn giáo riêng”. Trong đó, các đối tượng tập trung ca ngợi, thậm chí thần thánh hóa đối tượng cầm đầu, cốt cán, khuếch trương thanh thế của tổ chức ở bên ngoài, xuyên tạc rằng đã được quốc tế công nhận chính phủ, con dấu, cờ, tôn giáo riêng… nhằm lựa bịp, tạo sự ngộ nhận cho đồng bào DTTS trong nước về thực lực của các đối tượng ở bên ngoài, từ đó lôi kéo họ tham gia vào các hoạt động ly khai, tự trị.

Thứ tư, xuyên tạc các vụ việc Việt Nam đấu tranh, xử lý, bắt giữ các đối tượng phản động, chống đối, khủng bố (như các đối tượng tham gia vụ khủng bố ngày 11/6/2023 tại Đắk Lắk; đối tượng tham gia tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình; số đối tượng tham gia vụ gây rối trật tự công cộng ở Thánh đường 102, Ninh Thuận)… cho rằng Đảng, Nhà nước vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp người DTTS, từ đó kích động người dân đứng lên chống lại chính quyền.

Thứ năm, tuyên truyền về “xã hội dân sự”, về tự do, dân chủ, nhân quyền theo tiêu chí của phương Tây, hướng dẫn phương thức đấu tranh bất bạo động, bất tuân dân sự, phản kháng chính quyền.

Thứ sáu, tuyên truyền ca ngợi cuộc sống hưởng thụ vật chất tại các nước phương Tây: Một số đối tượng hoạt động lập “Nhà nước Mông”, “Nhà nước Đêga” khi xuất cảnh trốn ra nước ngoài được các cá nhân, tổ chức phản động bên ngoài hỗ trợ đi định cư ở nước thứ ba đã thường xuyên đăng tải hình ảnh về cuộc sống hưởng thụ ở nước ngoài, qua đó tạo sự so sánh với cuộc sống khó khăn trong nước, kích thích số chống đối trong nước tiếp tục chống đối, trốn ra nước ngoài để được bảo trợ, bảo lãnh “tị nạn chính trị”…

Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc
Tổ chức ‘Tin lành Đêga’ lôi kéo, tập trung tín đồ, lồng ghép tư tưởng hẹp hòi, ly khai, tự trị.

Phương thức, thủ đoạn

Phương thức, thủ đoạn, để gia tăng hiệu quả tuyên truyền, vừa triệt để khai thác thành tựu khoa học công nghệ, tận dụng sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch nước ngoài, vừa phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức của đồng bào DTTS, các đối tượng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tuyên truyền hết sức tinh vi, cụ thể:

Một là, triệt để khai thác các tiện ích của mạng xã hội để thành lập các “nhóm kín” trên không gian mạng, sử dụng các ứng dụng mạng xã hội, OTT (như Zoom, Gotomeeting, Signal, Zalo, Facebook…) duy trì để liên lạc, quan hệ, chỉ đạo hoạt động tuyên truyền, chia rẽ dân tộc, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo kích động ly khai, tự trị, lập “Nhà nước riêng”.

Điển hình như số đối tượng ở Tây Nguyên triệt để sử dụng các ứng dụng mạng xã hội, phần mềm hội họp trực tuyến để lập 26 hội, nhóm có hoạt động tuyên truyền phục hồi FULRO, “Tin lành Đêga” tập huấn nhân quyền, thông công, họp nhóm trực tuyến, móc nối phát triển lực lượng vào số đối tượng yếu thế, số tín đồ Tin lành, số thanh niên, công nhân tại các khu công nghiệp và số trước đây theo “Tin lành Đêga”, “Tin lành Đấng Christ” hiện đang sinh hoạt tại gia; một số thanh niên có tư tưởng hướng ngoại, có ý định trốn…

Hai là, sử dụng báo đài ngoại vi tại nước ngoài để tuyên truyền vào trong nước xuyên tạc tình hình trong nước và kích động tư tưởng ly khai dân tộc, kêu gọi các thế lực bên ngoài can thiệp, hậu thuẫn; nổi lên là các tổ chức KKK, KKF triệt để sử dụng các các báo, đài ngoại vi (VOKK, KKCTV, Khmer21, Reahou TV, KKIP TV…) để tuyên truyền kích động ly khai, tự trị, đòi “quyền dân tộc bản địa” cho người Khmer.

Ba là, lợi dụng việc tham gia các Hội nghị, hội thảo quốc tế, phiên điều trần hoặc kích động, tổ chức biểu tình ở nước ngoài để tuyên truyền chống Việt Nam.

Bốn là, thông qua gặp, gỡ, tiếp xúc các đối tượng, nhóm đồng bào DTTS ở trong và ngoài nước để trực tiếp tuyên truyền. Trong đó, chúng thường lợi dụng các dịp kỷ niệm, tết cổ truyền các dân tộc để tập trung đông người, đẩy mạnh tuyên truyền kích động tư tưởng ly khai, tự trị; lợi dụng các hoạt động từ thiện, tài trợ cho các điểm, nhóm tôn giáo để tuyên truyền chi rẽ dân tộc, kích động li khai, tự trị; lợi dụng các quan hệ thân tộc, dòng tộc, bạn bè, sinh hoạt tôn giáo hoặc các sự kiện tập trung đông người (hiếu, hỷ, lễ hội…) để có điều kiện gặp nhau tuyên truyền, củng cố niềm tin, họp bàn, phục hồi tổ chức, phát triển lực lượng, nhận sự chỉ đạo của đối tượng phản động người DTTS lưu vong

Thông qua những thủ đoạn tinh vi, hoạt động chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “ly khai”, “tự trị” đã để lại nhiều hậu quả hết sức phức tạp, lâu dài tại các địa bàn vùng DTTS. Thực tế cho thấy, mặc dù chưa thể thành lập, công khai hóa tổ chức chính trị đối lập ở trong nước, chưa thực hiện được mưu đồ lập “Nhà nước riêng” song bằng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, các đối tượng đã tuyên truyền, lôi kéo được một bộ phận quần chúng tham gia các hoạt động chống chính quyền, xâm phạm an ninh quốc gia, gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về an ninh chính trị tại các địa bàn chiến lược.

Hoạt động này không chỉ gây chia rẽ gây mất đoàn kết giữa các DTTS, giữa người DTTS với người Kinh, với chính quyền, mà còn gây tâm lý hoang mang, dao động trong một bộ phận đồng bào DTTS, tạo điều kiện cho các loại hình “tà đạo”, tôn giáo mới phát triển vào địa bàn, làm xáo trộn đời sống chính trị, xã hội, gây mất ổn định tình hình an ninh, trật tự địa phương; gây khó khăn cho việc triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn, làm giảm hiệu quả các biện pháp quản lý nhà nước của chính quyền địa phương.

Trên phạm vi quốc tế, hoạt động của các đối tượng đã tạo cơ hội cho các thế lực thù địch, trung tâm phá hoại tư tưởng nước ngoài triệt để khai thác, lợi dụng chống phá, gây khó khăn, hạ uy tín Việt Nam trong quan hệ quốc tế. Đây là hành vi đáng lên án và cần đẩy mạnh các biện pháp đấu tranh, phòng ngừa nhằm bảo đảm an ninh quốc gia, tăng cường gắn kết khối đại đoàn kết dân tộc.





Nguồn: https://baoquocte.vn/bai-2-lat-tay-phuong-thuc-thu-doan-tham-doc-chia-re-khoi-dai-doan-ket-dan-toc-292155.html

Cùng chủ đề

Câu chuyện về chuyển đổi số ở trường TH&THCS Phú Cường (Hòa Bình)

Là một ngôi trường tại huyện miền núi Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình nhưng trường TH&THCS Phú Cường lại được trang bị một phòng học không gian số hiện đại với màn hình tương tác, máy tính bàn và 20 chiếc máy tính bảng. Những thiết bị này đã thổi một làn gió mới vào công tác giảng dạy và học tập tại trường. ...

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hậu Giang lần thứ IV

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hậu Giang lần thứ IV năm 2024 vừa được tổ chức trong 2 ngày 31/10 - 1/11. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang Trần Văn Huyến, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang Trần Văn Chính cùng lãnh đạo các sở ban, ngành tỉnh dự chỉ đạo...

Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Hậu Giang không ngừng được nâng cao

Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hậu Giang lần thứ III, năm 2019, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS trong tỉnh không ngừng được nâng cao. Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Hậu Giang lần thứ IV năm 2024 được tổ chức ngày 1/11 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm...

Hà Nội: 100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới

Tại Hà Nội, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sống cùng người Kinh ở 30/30 quận, huyện, thị xã với trên 107.847 người, chiếm 1,3% dân số thành phố. Nhờ sự quan tâm của chính quyền Thành phố, cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân vùng đồng bào DTTS không ngừng được nâng cao. Đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện Tại buổi gặp mặt,...

Quảng Trị nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch gắn kết trải nghiệm cà phê

(Tổ Quốc) - Khai thác thương hiệu cà phê tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị mong muốn hình thành nên một sản phẩm du lịch mới, đặc sắc nhằm thu hút khách đến với vùng miền núi phía Tây của tỉnh này. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba “nhàn nhã” là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Ngay khi kết quả ngã ngũ, TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco để hiểu rõ hơn về hành trình tới Nhà Trắng phi thường của ông Trump.

Ngày Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục hiện diện ở Brazil và Saudi Arabia

Với hai sự kiện được tổ chức ở Brazil và Saudi Arabia trong năm 2024, chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục hiện diện trên bản đồ thế giới.

Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia Công ước số 87 về tự do liên kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Việt Nam ‘bội thu’ du khách quốc tế trong 10 tháng đầu năm 2024

Trong 10 thị trường gửi khách lớn nhất của du lịch Việt Nam, Hàn Quốc đứng thứ nhất, thứ 2 là Trung Quốc, theo sau là Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ, Nhật Bản…

Giáo dục Hà Nội không ngừng bứt phá, vươn tầm trong công cuộc đổi mới

Baoquocte.vn. Với sự phát triển không ngừng, giáo dục Hà Nội đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước, trở thành một điểm sáng của ngành giáo dục Việt Nam.

Bài đọc nhiều

Từ 1/1/2025, người tham gia bảo hiểm y tế có thể được thanh toán chi phí mua thuốc, thiết bị y tế bên ngoài

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 22/2024/TT-BYT quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh. Thông tư này quy định người tham gia bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh có thể được thanh toán trực tiếp chi phí thuốc, thiết bị y tế thuộc phạm vi được hưởng từ quỹ bảo hiểm y...

Đà Nẵng hỗ trợ trẻ em là con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn

Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng cho biết, Quỹ Bảo trợ trẻ em thành phố vừa tổ chức triển khai dự án “Thả lưới ước mơ” hỗ trợ cho trẻ em là con các ngư dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố. Tại chương trình, các học sinh là con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn thuộc các quận ven biển trên địa bàn thành phố, gồm: Sơn Trà, Thanh Khê, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn...

Bồng bềnh chợ nổi Cái Răng

“Em treo bẹo Cái Răng Ba Láng /Ta thương hồ Vàm Xáng Cần Thơ”, dạo một vòng chợ nổi Cái Răng bằng thuyền máy, nhớ tới những câu thơ của tác giả Huỳnh Kim (thành phố Cần Thơ), cho tôi nhiều cảm giác thú vị. Nhưng điều khiến tôi nhãn mãn nhất là được ngắm nhìn, được thưởng thức đủ thứ trái cây, hương vị và màu sắc của miệt vườn sông nước miền Tây.Đi hết con đường dốc...

Mèo Vạc (Hà Giang): Khởi sắc ở xã biên giới Thượng Phùng

Những năm qua, với việc lồng ghép và thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng, Nhà nước; cùng với hướng đi, giải pháp tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương, diện mạo của xã biên giới Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã có sự thay đổi đáng kể, kinh tế - xã hội từng bước phát triển, đời...

Câu chuyện về chuyển đổi số ở trường TH&THCS Phú Cường (Hòa Bình)

Là một ngôi trường tại huyện miền núi Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình nhưng trường TH&THCS Phú Cường lại được trang bị một phòng học không gian số hiện đại với màn hình tương tác, máy tính bàn và 20 chiếc máy tính bảng. Những thiết bị này đã thổi một làn gió mới vào công tác giảng dạy và học tập tại trường. ...

Cùng chuyên mục

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và UN Women hợp tác hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ dễ bị tổn thương, tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn.

Câu chuyện về chuyển đổi số ở trường TH&THCS Phú Cường (Hòa Bình)

Là một ngôi trường tại huyện miền núi Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình nhưng trường TH&THCS Phú Cường lại được trang bị một phòng học không gian số hiện đại với màn hình tương tác, máy tính bàn và 20 chiếc máy tính bảng. Những thiết bị này đã thổi một làn gió mới vào công tác giảng dạy và học tập tại trường. ...

Mèo Vạc (Hà Giang): Khởi sắc ở xã biên giới Thượng Phùng

Những năm qua, với việc lồng ghép và thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng, Nhà nước; cùng với hướng đi, giải pháp tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương, diện mạo của xã biên giới Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã có sự thay đổi đáng kể, kinh tế - xã hội từng bước phát triển, đời...

Mới nhất

Hội tụ tinh hoa trong Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ hội tụ những nét tinh hoa của ẩm thực Hà Nội, với không gian ẩm thực cùng nhiều hoạt động như: triển lãm ảnh; triển lãm sách lưu động; trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật truyền thống và hiện đại; giao lưu, tọa đàm…Được làm từ những...

Doanh số máy lọc nước tại Điện máy Xanh tăng trưởng ấn tượng

Với doanh số máy lọc nước tăng đều qua các năm, Điện máy Xanh đặt mục tiêu cung cấp 600.000 máy lọc nước vào năm 2025. Với nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng cao, chiếc máy lọc nước đã trở thành sản phẩm thiết yếu trong mỗi gia đình Việt. Điện máy Xanh không chỉ nhìn thấy tiềm...

Giá vàng quay đầu giảm sau khi có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ

Đúng như dự đoán, ngày 6-11 giá vàng thế giới quay đầu giảm mạnh, có lúc về sát 2.700 USD/ounce sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. ...

Tổng thu từ khách du lịch trong 10 tháng năm 2024 ước đạt 690 nghìn tỷ

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2024, tổng thu từ khách du lịch ước khoảng 690 nghìn tỷ đồng. ...

8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba “nhàn nhã” là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Ngay khi kết quả ngã ngũ, TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco để hiểu rõ hơn về hành trình tới Nhà Trắng phi thường của ông Trump.

Mới nhất