Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHướng tới một nền hành chính đẳng cấp thế giới

Hướng tới một nền hành chính đẳng cấp thế giới

Lễ khai mạc Hội nghị Tổ chức Hành chính miền đông thế giới (EROPA) 2024 vừa được tổ chức tại Indonesia với chủ đề: “Hướng tới một nền hành chính đẳng cấp thế giới”.

Xây dựng một nền hành chính chất lượng cao ở mỗi quốc gia

Ngày 6/11, thông tin từ Học viện Hành chính Quốc gia cho biết, Lễ khai mạc Hội nghị Tổ chức Hành chính miền đông thế giới (EROPA) 2024 với chủ đề: “Hướng tới một nền hành chính đẳng cấp thế giới” vừa được tổ chức tại Trường đại học Gadjah Mada, Yogyakarta, Indonesia.

PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia (Việt Nam), Chủ tịch Hội đồng Điều hành EROPA dự và phát biểu khai mạc.

298aa097000ab854e11b.jpg
PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia (Việt Nam), Chủ tịch Hội đồng Điều hành EROPA phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến – Chủ tịch Hội đồng Điều hành EROPA cho biết, Hội nghị EROPA 2024 được phối hợp tổ chức giữa EROPA, Hiệp hội Hành chính Châu Á (AAPA), Nhóm Châu Á về Hành chính công (AGPA), Hiệp hội Hành chính Indonesia (IAPA).

Hội nghị giữa EROPA, AAPA, AGPA và IAPA 2024 là minh chứng cho tinh thần hợp tác chặt chẽ, sự thống nhất ý chí giữa các tổ chức đóng vai trò cầu nối chia sẻ và kiến tạo tri thức, động lực cho cải cách và đổi mới quản lý công trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vì sự phát triển của khoa học hành chính, chung tay xây dựng một nền hành chính chất lượng cao ở mỗi quốc gia, vì hòa bình, ổn định, thịnh vượng và phát triển bền vững trong khu vực và trên toàn thế giới.

PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến khẳng định, “Xây dựng nền hành chính đẳng cấp thế giới” không chỉ là một mục tiêu lý tưởng mà còn là một yêu cầu thực tiễn, một phương thức hành động vì một nền công vụ chuyên nghiệp, hiện đại ở mỗi quốc gia thành viên, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội bền vững.

Với trí tuệ và nhiệt tâm của các thành viên đến từ các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, Hội nghị sẽ trao đổi, thảo luận và cùng tìm kiếm phương thức và khả năng đem lại hiệu quả cao hơn cho nền hành chính.

Trong khuôn khổ Hội nghị, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận 8 vấn đề cơ bản là:

Chuyển đổi số và nền công vụ; Hoạch định chính sách công dựa trên dữ liệu; Tinh thần sáng tạo, đổi mới trong hành chính và hành chính tuyến đầu; Lãnh đạo trong thời kỳ VUCA; Hành chính công sau đại dịch; Hòa nhập xã hội và công bằng; Các giá trị công; Quản lý rủi ro và khủng hoảng.

Đề xuất thành lập Trung tâm Bồi dưỡng của EROPA tại Việt Nam

Trước đó, trong khuôn khổ hội nghị, chiều 4/11, Hội đồng điều hành của EROPA lần thứ 69 đã tổ chức họp đánh giá kết quả hoạt động trong năm, thảo luận và quyết định các vấn đề liên quan đến định hướng chiến lược và phát triển tổ chức, mở rộng và củng cố mạng lưới thành viên, phê duyệt các chương trình hoạt động của tổ chức và thông qua chương trình Hội nghị EROPA năm 2024.

PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia (Việt Nam), Chủ tịch Hội đồng Điều hành EROPA chủ trì cuộc họp.

quang cảnh
Quang cảnh cuộc họp.

Tại cuộc họp, Trưởng các đoàn thành viên cấp nhà nước đã trình bày Thông điệp của các quốc gia thành viên, qua đó thể hiện quan điểm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hành chính công, bày tỏ cam kết đối với các mục tiêu và tầm nhìn của EROPA, thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế thực hiện mục tiêu chung của tổ chức EROPA, nhằm thúc đẩy sự phát triển của khoa học và thực tiễn hành chính công trong khu vực.

Đại diện cho đoàn Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Trưởng đoàn Việt Nam trình bày thông điệp của Việt Nam.

1 (1)
PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia (thứ hai từ trái sang) chủ trì cuộc họp.

PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến nhấn mạnh, kể từ khi được thành lập vào năm 1960, cùng với sự lớn mạnh của bản thân tổ chức, sức ảnh hưởng của EROPA đối với sự phát triển của quản lý công trong khu vực ngày càng được khẳng định thông qua những đóng góp rất đáng trân trọng trong các lĩnh vực hợp tác nghiên cứu, phát triển khoa học quản lý công, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và mô hình quản lý hiệu quả; góp phần định hình và nâng cao chất lượng quản trị công ở các quốc gia thành viên, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển bền vững trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

lưu niệm
Các đại biểu chụp hình lưu niệm.

Hội nghị EROPA 2024 với chủ đề “Hướng tới nền hành chính đẳng cấp thế giới”, cùng các tiểu chủ đề xác định cho hoạt động của Hội nghị lần này thêm một lần nữa chứng tỏ tinh thần hợp tác chặt chẽ, sự thống nhất ý chí của các học giả, các nhà hành chính công, các tổ chức và cá nhân thành viên của EROPA.

“Xây dựng nền hành chính đẳng cấp thế giới” không chỉ là một mục tiêu lý tưởng mà còn là một yêu cầu thực tiễn, một phương thức hành động vì một nền công vụ chuyên nghiệp, hiện đại ở mỗi quốc gia thành viên, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội bền vững.

Theo chương trình nghị sự của cuộc họp, các đại biểu đã trao đổi về đề xuất thành lập Trung tâm Bồi dưỡng của EROPA tại Việt Nam.

Trên cương vị Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, thành viên cấp nhà nước của EROPA, PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến đã trình bày đề xuất thành lập Trung tâm Bồi dưỡng EROPA tại Việt Nam.

Đề xuất này của Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia nhận được sự quan tâm và ủng hộ của Trưởng các đoàn đại diện của các quốc gia thành viên của EROPA. Các đại biểu đã trao đổi về cơ cấu tổ chức và phương thức vận hành của Trung tâm Bồi dưỡng EROPA tại Việt Nam.

Hội nghị EROPA – AAPA – IAPA – AGPA tại Yogyakarta, Indonesia diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7/11/2024 bao gồm các 04 phiên hội nghị toàn thể, 03 phiên hội thảo chuyên đề, 39 phiên hội thảo đồng thời bao gồm 273 bài phát biểu, nghiên cứu chuyên sâu.



Nguồn: https://daidoanket.vn/huong-toi-mot-nen-hanh-chinh-dang-cap-the-gioi-10293923.html

Cùng chủ đề

Thương hiệu thời trang nào của Việt Nam lọt top 10 Đông Nam Á?

Campaign Asia vừa công bố Top 10 Thương hiệu thời trang hàng đầu Đông Nam Á năm 2024, trong đó Việt Tiến và Yody của Việt Nam đứng vị trí thứ 3 và thứ 7. Dẫn nguồn tin từ Campaign Asia, Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin, thông qua sự hợp tác với công ty nghiên cứu Milieu Insight, Campaign Asia - một tạp chí kinh doanh uy tín chuyên về quảng cáo, truyền...

Tìm thị trường bền vững cho các sản phẩm chè

Lai Châu hiện có diện tích chè kinh doanh rộng 8.400 ha, năng suất và sản lượng chè tăng trưởng. Toàn tỉnh đang hướng đến phát triển bền vững cây chè. Lai Châu là địa phương có điều kiện tự nhiên và đất đai thuận lợi, trong đó có 7/10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam nên rất thích hợp để trồng chè. Hiện nay, Lai Châu có trên 10.500 ha chè, trong...

Thúc đẩy giao thương ngành thủ công mỹ nghệ

Một trong những khó khăn của sản xuất làng nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay là thị trường tiêu thụ, tìm đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, khâu thiết kế, sáng tạo sản phẩm cũng còn là một điểm yếu. 14 năm qua, thành phố Hà Nội đã định kỳ tổ chức Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hanoi Giftshow để góp phần giải quyết các vấn đề này. Các sản phẩm thủ...

Chênh lệch đấu thầu thuốc, thiết bị y tế giữa cơ sở công lập và ngoài công lập

Chiều 6/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. ...

Tàu CSB 8004 bắt đầu chuyến thăm và giao lưu tại Hàn Quốc

(Bqp.vn) - Sáng 4/11, tàu CSB 8004 đã cập cảng thành phố Yeosu, tỉnh Nam Jeolla, Hàn Quốc, cùng Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam do Đại tá Lê Thanh Hải, Phó Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 làm Trưởng đoàn bắt đầu chuyến thăm và giao lưu với Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc. Lễ đón tàu được tổ chức trang trọng ngay sau khi tàu cập cảng.Tàu CSB 8004 cập cảng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chênh lệch đấu thầu thuốc, thiết bị y tế giữa cơ sở công lập và ngoài công lập

Chiều 6/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. ...

Bộ Pháp điển sẽ giúp các cá nhân, tổ chức dễ dàng tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật

Ngày 5/11, Bộ Tư pháp đã công bố Bộ Pháp điển Việt Nam sau 10 năm triển khai thực hiện. Trao đổi với Báo chí, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, với 45 chủ đề được sắp xếp khoa học, công phu, Bộ Pháp điển Việt Nam sẽ là công cụ tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật cực kỳ hữu ích cho người dân, doanh nghiệp. ...

Chạy đua ‘săn vé’ vào đại học sớm

Trong bối cảnh tuyển sinh đại học giảm phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, ngày càng nhiều thí sinh lựa chọn phương thức xét tuyển khác để “săn vé” vào đại học sớm. Áp lực luyện thi...

Chủ tịch UBND tỉnh được bầu giữ chức Bí thư tỉnh ủy

Sáng 6/11, Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức các Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh để thực hiện công tác bầu cử nhân sự giữ chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 2025 đối với cán bộ được Bộ Chính trị giới thiệu. ...

Tỉnh Bắc Kạn tiếp nhận 6,4 tỷ đồng tiền tài trợ xây nhà cho hộ nghèo

Thực hiện chương trình an sinh xã hội năm 2024, Ngân hàng Agribank - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đã tài trợ và trao số tiền 6,4 tỷ đồng để hỗ trợ xây nhà cho hộ nghèo. Nguồn kinh phí...

Bài đọc nhiều

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Chiếm 0,2% dân số, tại sao người Do Thái ‘ẵm’ nhiều giải Nobel nhất thế giới?

Giải thưởng Nobel, do nhà bác học Alfred Nobel thiết lập, là giải thưởng cao quý nhất để tôn vinh các nhà khoa học có đóng góp đặc biệt cho nhân loại trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Xét về mặt sắc tộc, người Do Thái là một trong những dân tộc ghi nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử giải Nobel. Chỉ chiếm 0,2% dân số thế...

Trường tiên tiến, hội nhập có gì? – Kỳ 2: Giải mã sức hút trường tiên tiến

Hầu hết các trường tiên tiến, hội nhập quốc tế (gọi tắt là trường tiên tiến) đã và đang là những trường "hot" ở TP.HCM. ...

Đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ

Từ ngày 15/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bỏ thi, chuyển sang chỉ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên theo quy định mới của Chính phủ. Bộ GDĐT vừa chính thức ban hành Thông tư...

Cùng chuyên mục

Bộ GDĐT đề xuất nguyên tắc “4 đúng 3 không” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ GDĐT đề xuất 4 phương án thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 nhằm đảm bảo kỳ thi được diễn ra an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế, được xã hội ghi nhận. ...

Bị hội phụ huynh cô lập vì không góp tiền mua quà tặng giáo viên ngày 20/11

Vừa sang đầu tháng 11, chị Trần Thu Thảo (37 tuổi, Hà Nội) đã được thêm vào 2 - 3 nhóm chat phụ huynh để bàn việc đóng tiền mua quà tặng giáo viên chủ nhiệm nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới. Trước đó trong dịp 20/10 chị đã phải thoát không ít nhóm vì lý do tương tự, lần này lại bị thêm vào nhóm, chị Thảo khá bức xúc.Theo chị Thảo, các nhóm...

Quy định tuổi nghỉ hưu của nhà giáo phù hợp với hoạt động nghề nghiệp

Theo Dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Nhà giáo có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc...

Kết quả bầu cử Mỹ 2024 có tác động đến quyết định du học Mỹ?

Theo các khảo sát gần đây, du học sinh dù quan tâm đến những ứng viên trong cuộc đua vào Nhà Trắng song phần lớn cho rằng kết quả bầu cử Mỹ không ảnh hưởng đến việc chọn điểm đến này. ...

Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: ‘Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu’

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ. Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Một trong những điểm mới đáng chú ý của dự thảo là không còn quy định về...

Mới nhất

Giải thưởng Make in Vietnam tôn vinh các sản phẩm xuất sắc về AI, Bigdata, IoT, bán dẫn

Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" năm 2024 bổ sung thêm hạng mục "Sản phẩm công nghệ số mới xuất sắc" để tôn vinh các sản phẩm xuất sắc ứng dụng công nghệ AI, Bigdata, IoT, Bán dẫn. Lễ trao giải được tổ chức vào tháng 12/2024. Thông tin được đưa ra tại buổi họp...

Agribank – Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Tại Lễ tôn vinh những thương hiệu tiêu biểu Việt Nam lần thứ 9 vừa được tổ chức, Agribank vinh dự là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024. Đây là năm thứ 4 liên tiếp Agribank được vinh danh, khẳng định uy tín và vị thế hàng đầu của Agribank - Ngân hàng thương mại Nhà nước...

Mì Dìn Chón trăm ngàn đùi vịt to tổ chảng, ngon thì kinh điển mà đắt cũng chẳng vừa

Mì gia Dìn Chón gây tranh cãi vì mức giá 100.000 đồng không tương xứng với chất lượng. Nhưng hương vị mì Dìn Chón ghi dấu ấn với nhiều người, đến nỗi tìm lại được quán mà 'mừng hết lớn'. ...

Nâng cao giá trị sản phẩm chè Hải Hà

Là địa phương duy nhất của tỉnh Quảng Ninh được thiên nhiên ban tặng cho thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp phát triển trồng cây chè với nhiều loại chè có chất lượng ngon, nổi tiếng, vì vậy những năm qua, huyện Hải Hà đã nỗ lực đưa cây chè trở thành sản phẩm chủ lực của địa phương, từng bước...

Vietnam Airlines tiếp tục được vinh danh là “Thương hiệu quốc gia”

Vietnam Airlines được Bộ Công Thương và Hội đồng Thương hiệu quốc gia vinh danh là doanh nghiệp đạt “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam”. Lễ công bố diễn ra ngày 4/11, với sự tham dự và chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ. Vietnam Airlines là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu được công nhận đạt “Thương hiệu...

Mới nhất