Trang chủProductOCOPHà Nội nâng cao giá trị văn hóa trong mỗi sản phẩm...

Hà Nội nâng cao giá trị văn hóa trong mỗi sản phẩm OCOP

NDO – Đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân, các làng nghề của Thủ đô Hà Nội đang ngày càng thu hút được sự quan tâm lớn của cộng đồng xã hội. Trong đó, tập trung nguồn lực đầu tư cho phát triển “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đang là hướng đi đúng của các làng nghề hiện nay trong xây dựng nông thôn mới…

Làm gốm nghệ thuật tại làng gốm Bát Tràng.
Làm gốm nghệ thuật tại làng gốm Bát Tràng.

Ngày 7/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm phát huy thế mạnh, đặc thù ở mỗi địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn.

Đây chính cũng là một bước đột phá quan trọng trong tiếp cận phát triển kinh tế nông thôn với mục tiêu phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp.

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội, tính đến nay, thành phố Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về triển khai “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), khi được công nhận có hơn 2.710 sản phẩm, chiếm khoảng 25% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước. Sau hơn 6 năm triển khai Chương trình OCOP, Hà Nội đã có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao.

Tính đến nay, toàn thành phố có 1.350 làng nghề và làng có nghề; trong đó, có 331 làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được Thành phố công nhận. Nếu tính về nghề, riêng Hà Nội có tới 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước. Giá trị sản xuất của các làng nghề Hà Nội hiện nay đạt hơn 24.000 tỷ đồng mỗi năm.

Các làng nghề đã và đang góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng ngàn lao động, góp phần thực hiện thành công Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố.

Hà Nội nâng cao giá trị văn hóa trong mỗi sản phẩm OCOP ảnh 1
Nghề làm hương truyền thống ở xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa.

Những cái tên như gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm); tò he Xuân La (Phú Xuyên); làng cốm Mễ Trì (Nam Từ Liêm); quạt Chàng Sơn, chuồn chuồn tre Thạch Xá (Thạch Thất); rối nước Đào Thục (Đông Anh); đúc đồng Ngũ Xã (Ba Đình); mây tre đan Phú Vinh (Chương Mỹ); nón Chuông (Thanh Oai); sơn mài Hạ Thái, thêu Quất Động, gỗ Vạn Điểm (Thường Tín); hoa Tây Tựu (Bắc Từ Liêm); lụa Vạn Phúc (Hà Đông)… đã không chỉ được người tiêu dùng trong nước biết đến mà còn trở thành “sứ giả” của một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc được du khách nước ngoài ưa chuộng, ngợi ca.

Làng nghề làm nón Chuông (huyện Thanh Oai, Hà Nội) có hơn 4.000 hộ dân tham gia sản xuất. Đây cũng là một trong những địa phương cung cấp nhiều nón lá nhất trong nước và xuất khẩu. Địa phương đã xây dựng thương hiệu nón lá làng Chuông, nhãn hiệu tập thể được cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ. Sản phẩm được liên kết với các đơn vị kinh doanh, phân phối, xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngoài tiêu thụ mạnh trong nước, nón làng Chuông còn xuất khẩu tới nhiều thị trường nước ngoài và được khách hàng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm. Sản phẩm nón làng Chuông đã được xếp hạng OCOP 4 sao từ năm 2021.

Trong chuỗi các sản phẩm OCOP của Thủ đô, có sản phẩm lụa tơ sen “độc nhất, vô nhị” ở Việt Nam do nghệ nhân Phan Thị Thuận, xã Phùng Xá (huyện Mỹ Đức) sản xuất. Sản phẩm “Khăn lụa tơ sen” của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dâu tằm tơ Mỹ Đức do bà làm chủ doanh nghiệp đã trở thành sản phẩm tiềm năng 5 sao.

Tại Bát Tràng (huyện Gia Lâm) hiện đã có 4 sản phẩm của Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao trong tổng số 6 sản phẩm OCOP 5 sao của Hà Nội được Trung ương công nhận Đến nay, sản phẩm của công ty này đã xuất khẩu ra nhiều thị trường quốc tế như : Nhật Bản, Mỹ, Đức, Anh, Pháp…

Mỗi làng nghề, mỗi sản phẩm OCOP của các địa phương đều mang một bản sắc riêng, rất độc đáo, tinh xảo, in đậm bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần phát triển bền vững kinh tế nông thôn và đời sống của người dân.

 

Cùng với những kết quả tốt đạt được, để các sản phẩm OCOP phát triển ổn định, bền vững, các nhà sản xuất, các làng nghề một mặt phải tìm hiểu thị trường, đánh giá thị hiếu người tiêu dùng theo xu thế tăng cao và khâu nguyên liệu đầu vào ổn định, có chất lượng cao và hợp pháp. Đây là những tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thị trường, các nhà quản lý trong thời đại công nghệ số, nhất là với các nhà nhập khẩu tại các nước phát triển và đó cũng chính là những khó khăn của các nhà sản xuất sản phẩm OCOP hiện nay.

Hà Nội nâng cao giá trị văn hóa trong mỗi sản phẩm OCOP ảnh 2
Nghề làm nón lá làng Chuông, huyện Thanh Oai.

Bà Đặng Thị Én, Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề đồ gỗ Vạn Điểm cho biết, xã Vạn Điểm hiện có hơn 2.000 hộ gia đình, trong đó có khoảng 70% hộ tham gia vào nghề gỗ. Ngành công nghiệp gỗ chiếm vai trò quan trọng trong xã với đóng góp lên đến hơn 70% tổng thu. Tương tự như các làng nghề khác, các hộ gia đình trong xã Vạn Điểm tham gia vào nghề gỗ với các vai trò khác nhau, từ việc buôn bán, xẻ gỗ, gia công sản xuất đến chế biến. Mỗi nhóm hộ gia đình đảm nhận một phần công việc trong chuỗi sản xuất từ gỗ nguyên liệu đến sản phẩm hoàn thiện, tạo nên một hệ thống sản xuất hữu ích và phát triển cho làng nghề này.

Gần đây, để giải quyết khó khăn về đầu vào nguyên liệu, làng nghề đã hình thành mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và hộ gia đình tại một số làng nghề nhằm chuyển đổi nguyên liệu đầu vào tại các làng nghề này. Trong mối liên kết này, phía doanh nghiệp sẽ cung cấp gỗ nguyên liệu đầu vào để các hộ thay thế nguồn gỗ rủi ro, tư vấn công nghệ và cách thức quản lý, đồng thời hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Cũng như Vạn Điểm, làng mộc Liên Hà (huyện Đan Phượng) đang gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu đầu vào. Ông Trần Mạnh Cung chủ một hộ sản xuất đồ nội thất cho biết, nếu như trước đây các hộ sản xuất đồ mộc và gỗ thủ công mỹ nghệ sử dụng nguồn nguyên liệu 100% từ gỗ rừng tự nhiên, thì nay, do xu hướng tiêu dùng thay đổi nên đã chuyển đổi kết hợp gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Các sản phẩm từ gỗ rừng tự nhiên thì chiếm đến 95% là nguồn gỗ từ rừng trồng trong nước.

Nhờ sự liên kết với các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ, thời gian gần đây, đa số các hộ sản xuất trong làng nghề Liên Hà đã chuyển sang sử dụng gỗ nhập khẩu có nguồn gốc gỗ hợp pháp, nhằm bảo đảm thị trường đầu ra cho các sản phẩm gỗ của làng nghề và thích ứng với tình hình mới của thị trường để tồn tại và phát triển.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã chia sẻ, trong mỗi sản phẩm OCOP có tích hợp đa giá trị, có niềm tự hào về giá trị văn hóa bản địa. Ngày nay người tiêu dùng không chỉ mua sản phẩm nữa mà mua cách tạo, gồm tâm thế, văn hóa, câu chuyện, cảm xúc trong quá trình tạo ra sản phẩm, Hà Nội đang đi đúng hướng trong việc khai thác những giá trị văn hóa bản địa, thế mạnh địa phương để phát triển các sản phẩm OCOP. Việc giới thiệu quảng bá sản phẩm OCOP gắn với các các sự kiện, lễ hội được tổ chức ngày càng chuyên nghiệp hấp dẫn, thu hút người tiêu dùng.

Đằng sau mỗi một sản phẩm OCOP có sự chung tay của rất nhiều con người, góp phần kích hoạt khu vực kinh tế nông thôn, chuyển dịch theo hướng tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Do đó, cùng với việc tạo cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy các sản phẩm làng nghề phát triển là việc nâng cao chất lượng, tính thẩm mỹ và bản sắc văn hóa của sản phẩm để tự nó vươn lên, mang tính cạnh tranh cao, chinh phục người tiêu dùng.

Để nâng cao giá trị văn hóa bản địa trong mỗi sản phẩm OCOP, Thủ đô Hà Nội cần quan tâm hơn nữa đến chính sách phát triển làng nghề; trong đó, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, nguyên liệu sản xuất hợp pháp có chất lượng, có chính sách quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát triển làng nghề gắn với du lịch để mang lại giá trị kinh tế đa dụng, liên kết hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.

Nhandan.vn

Nguồn: https://nhandan.vn/ha-noi-nang-cao-gia-tri-van-hoa-trong-moi-san-pham-ocop-post823549.html

Cùng chủ đề

Đồng Tháp: Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa các sản phẩm từ sen

Đồng Tháp có hơn 100 sản phẩm là thực phẩm, mỹ phẩm từ sen; có 56 sản phẩm sen đạt chuẩn OCOP từ 3-4 sao và 1 sản phẩm sen đạt OCOP 5 sao; giá trị sản xuất ngành sen mỗi năm thu trên 1.900 tỷ đồng.   Hiện nay, diện tích trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp hơn 1.108ha, sản lượng sen gương đến cuối tháng 10/2024 ước đạt 12.163 tấn. Giá thành sản xuất gương sen bình quân đạt 9.204...

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Để sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế cần sự phối hợp, sáng tạo và đổi mới của các cấp, ngành và các chủ thể, hợp tác xã OCOP... Cơ hội và thách thức Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong 9 tháng đầu năm 2024 giữa Việt Nam và các đối tác trên thế giới đạt 578,5 tỷ USD tăng 16,3%...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan hỏi, tài nguyên Việt Nam phong phú, sao sản phẩm OCOP khiêm tốn thế?

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan, dù Việt Nam đã có hơn 14.000 sản phẩm OCOP của gần 8.000 chủ thể, tuy nhiên, với tài nguyên phong phú của đất nước, tinh thần năng động của người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, những gì chúng ta đạt được...

Hà Nội kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho làng nghề

Kinhtedothi - Sáng 28/10, Sở Công thương Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc "Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP”. Chương trình có quy mô 133 gian hàng và khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các cơ sở...

An Giang sắp có 3 sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia được làm từ một loài cây có thứ nước ngọt như...

Ngày 22/10, thông tin từ Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh An Giang cho biết, UBND tỉnh An Giang đã có công văn đề xuất gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét, đánh giá và phân hạng “Sản phẩm OCOP cấp quốc gia”...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hệ sinh thái hoạt hình “make in Vietnam” hướng tới phát triển bền vững

NDO - Từ nhân vật hoạt hình đầu tiên của Việt Nam đạt hàng tỷ lượt xem toàn cầu trên YouTube mỗi tháng, cho đến một hệ sinh thái phong phú gồm sản phẩm tiêu dùng, sách, học viện đào tạo hoạt hình và lập trình… là dấu ấn của Sconnect Việt Nam sau 10 năm dấn bước vào ngành công nghiệp sáng tạo đầy tiềm năng và thách thức. Hệ sinh thái các nhân vật hoạt hình do Sconnect Việt...

Thúc đẩy giao thương ngành thủ công mỹ nghệ

Một trong những khó khăn của sản xuất làng nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay là thị trường tiêu thụ, tìm đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, khâu thiết kế, sáng tạo sản phẩm cũng còn là một điểm yếu. 14 năm qua, thành phố Hà Nội đã định kỳ tổ chức Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hanoi Giftshow để góp phần giải quyết các vấn đề này. Các sản phẩm thủ...

Nâng cao giá trị sản phẩm chè Hải Hà

Là địa phương duy nhất của tỉnh Quảng Ninh được thiên nhiên ban tặng cho thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp phát triển trồng cây chè với nhiều loại chè có chất lượng ngon, nổi tiếng, vì vậy những năm qua, huyện Hải Hà đã nỗ lực đưa cây chè trở thành sản phẩm chủ lực của địa phương, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm chè và hướng tới sản xuất chè bền vững, đưa thương hiệu chè Hải...

Đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP

NDO - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội, năm 2024, các quận, huyện, thị xã đăng ký đánh giá, phân hạng 510 sản phẩm OCOP. Như vậy, đến hết năm 2024, số lượng sản phẩm OCOP sẽ vượt mục tiêu Chương trình đề ra trước 1 năm.   Sản phẩm OCOP hoa đồng tiền của xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông...

Sản phẩm OCOP của Bình Dương tăng về lượng, vượt về chất

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay tỉnh Bình Dương đã có 219 sản phẩm OCOP, bao gồm 10 sản phẩm 4 sao và 209 sản phẩm 3 sao của 99 chủ thể. Sự phát triển nhanh sản phẩm OCOP đã góp phần lan tỏa các mô hình sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, giúp người dân nông thôn khấm khá hơn. Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...
01:26:54

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc khánh 2/9

TPO - Chào mừng 79 năm Quốc khánh 2/9, các tuyến phố ở trung tâm Hà Nội trang hoàng rực rỡ màu cờ hoa, pano, áp phích, biểu ngữ gắn liền với hình ảnh lịch sử. VIDEO: Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc Khánh 2/9 Những ngày cuối tháng 8, các tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội được trang hoàng rực rỡ với cờ Tổ quốc, các bảng áp phích, pano, khẩu hiệu chào mừng...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Công ty cà phê lớn nhất Đắk Lắk đạt Thương hiệu Quốc gia

Đắk Lắk - Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2 - 9 Đắk Lắk vừa được vinh danh là “Đơn vị đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024”. Ông Lê Đức Huy - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2 - 9 Đắk Lắk - đại diện cho đơn vị nhận chứng nhận sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024. Ảnh: Bảo Trung Ngày 5.11, thông tin từ Văn phòng...

Hệ sinh thái hoạt hình “make in Vietnam” hướng tới phát triển bền vững

NDO - Từ nhân vật hoạt hình đầu tiên của Việt Nam đạt hàng tỷ lượt xem toàn cầu trên YouTube mỗi tháng, cho đến một hệ sinh thái phong phú gồm sản phẩm tiêu dùng, sách, học viện đào tạo hoạt hình và lập trình… là dấu ấn của Sconnect Việt Nam sau 10 năm dấn bước vào ngành công nghiệp sáng tạo đầy tiềm năng và thách thức. Hệ sinh thái các nhân vật hoạt hình do Sconnect Việt...

Thúc đẩy giao thương ngành thủ công mỹ nghệ

Một trong những khó khăn của sản xuất làng nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay là thị trường tiêu thụ, tìm đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, khâu thiết kế, sáng tạo sản phẩm cũng còn là một điểm yếu. 14 năm qua, thành phố Hà Nội đã định kỳ tổ chức Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hanoi Giftshow để góp phần giải quyết các vấn đề này. Các sản phẩm thủ...

Giải thưởng Make in Vietnam tôn vinh các sản phẩm xuất sắc về AI, Bigdata, IoT, bán dẫn

Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" năm 2024 bổ sung thêm hạng mục "Sản phẩm công nghệ số mới xuất sắc" để tôn vinh các sản phẩm xuất sắc ứng dụng công nghệ AI, Bigdata, IoT, Bán dẫn. Lễ trao giải được tổ chức vào tháng 12/2024. Thông tin được đưa ra tại buổi họp báo công bố, phát động Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2024 do Bộ...

Agribank – Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Tại Lễ tôn vinh những thương hiệu tiêu biểu Việt Nam lần thứ 9 vừa được tổ chức, Agribank vinh dự là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024. Đây là năm thứ 4 liên tiếp Agribank được vinh danh, khẳng định uy tín và vị thế hàng đầu của Agribank - Ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu, hoạt động ổn định và hiệu quả, đóng góp quan trọng phát triển kinh tế xã hội đất...

Mới nhất

Hệ sinh thái hoạt hình “make in Vietnam” hướng tới phát triển bền vững

NDO - Từ nhân vật hoạt hình đầu tiên của Việt Nam đạt hàng tỷ lượt xem toàn cầu trên YouTube mỗi tháng, cho đến một hệ sinh thái phong phú gồm sản phẩm tiêu dùng, sách, học viện đào tạo hoạt hình và lập trình… là dấu ấn của Sconnect Việt Nam sau 10 năm dấn bước vào ngành...

Đề nghị xem xét hành vi trốn thuế trong chuyển nhượng vốn dự án điện mặt trời Xuân Thiện

Tổng cục Thuế vừa có văn bản yêu cầu Cục Thuế Đắk Lắk xem xét hành vi doanh nghiệp trốn thuế trong chuyển nhượng vốn. ...

Cần sửa đổi, hoàn thiện Luật số 69 để doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hiệu quả hơn

ĐBQH Trần Hoàng Ngân (Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh) Sáng ngày 5/11, Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, phát biểu tại phiên họp, ĐBQH Trần Hoàng Ngân bày tỏ tán thành với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính ngân sách về tình hình thực hiện ngân sách Nhà...

CPI bình quân 10 tháng tăng 3,78% so với cùng kỳ 2023

(ĐCSVN) - Theo Báo cáo kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng 2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 tăng 0,33% so với tháng trước. Bình quân 10 tháng năm 2024, CPI tăng 3,78% so với cùng kỳ 2023; lạm phát cơ bản tăng 2,69%. ...

Việt Nam luôn coi ADB là một trong những đối tác phát triển quan trọng

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn ADB đã dành nguồn vốn 2 tỷ USD cho các dự án tại Việt Nam thời gian qua; khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn coi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là một trong những đối tác phát triển quan trọng, thân thiết, tin cậy, có nhiều đóng...

Mới nhất