Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChạy đua ‘săn vé’ vào đại học sớm

Chạy đua ‘săn vé’ vào đại học sớm

Trong bối cảnh tuyển sinh đại học giảm phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, ngày càng nhiều thí sinh lựa chọn phương thức xét tuyển khác để “săn vé” vào đại học sớm.

Áp lực luyện thi riêng

Trong bối cảnh Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có nhiều thay đổi, các trường đại học cũng sẽ có những điều chỉnh trong tuyển sinh để phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Trong đó, nhiều trường top đầu dự kiến tiếp tục giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT như: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Thay vì chỉ vào đại học bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh tìm cơ hội trúng tuyển bằng các phương thức xét tuyển sớm như: xét tuyển học bạ, xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, xét tuyển bằng kết quả các kỳ thi riêng…

Với mong muốn đỗ vào các trường đại học top đầu, nhiều thí sinh dồn thời gian, công sức và không tiếc tiền luyện thi chứng chỉ ngoại ngữ như IELTS, SAT từ rất sớm.

Cán bộ coi thi kiểm tra thông tin thí sinh trước khi thi tốt nghiệp THPT.
Cán bộ coi thi kiểm tra thông tin thí sinh trước khi thi tốt nghiệp THPT.

Dù mới bước vào học kỳ đầu tiên của bậc THPT nhưng em Nguyễn Ngọc Diệp, học sinh lớp 10, Trường THPT Phạm Hồng Thái (Hà Nội) đã tìm lớp luyện thi IELTS. Diệp đặt mục tiêu đạt 7.0 IELTS và dự kiến sẽ thi lấy chứng chỉ vào học kỳ II lớp 11 hoặc học kỳ I lớp 12.

“Em dự kiến sẽ chọn phương thức xét tuyển kết hợp điểm thi IELTS với kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội. Thế nên luyện thi IELTS càng sớm thì tới năm lớp 12 em sẽ đỡ vất vả hơn”.

Để đạt được mục tiêu nói trên, Diệp cho hay, em dành rất nhiều thời gian cho việc luyện kỹ năng nghe và viết. Đây là hai kỹ năng em đang còn yếu. Mỗi tuần em học tới 5 buổi tiếng Anh, chưa kể thời gian học thêm các môn học khác.

Theo tìm hiểu, chi phí để học và dự thi IELTS không hề nhỏ, từ vài chục triệu tới cả trăm triệu đồng, phụ thuộc vào khả năng của mỗi học sinh.

Chị Nguyễn Thu Hương (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vừa đăng ký một khóa luyện thi IELTS cho con với học phí 55 triệu đồng, cam kết đầu ra 6.5 IELTS.

Chị Hương cho biết: “Trong bối cảnh, mọi người đổ xô luyện thi IELTS, con tôi không thể đứng ngoài cuộc. Để con tăng thêm cơ hội vào đại học yêu thích, tôi không tiếc tiền đầu tư cho con. Điểm 6.5 IELTS chỉ là mục tiêu bước đầu. Nếu con muốn xét tuyển vào các trường đại học top đầu thì cần luyện thi thêm để đạt mục tiêu cao hơn”.

Ngoài phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ, nhiều thí sinh lựa chọn phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các trường đại học tổ chức.

Trong số này, không ít thí sinh dự thi cùng một lúc nhiều kỳ thi riêng khiến áp lực thi cử ngày một tăng.

Xét tuyển sớm có tác dụng tiêu cực

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), các trường sử dụng tổng cộng hơn 20 cách xét tuyển, chủ yếu là xét tuyển sớm bằng: điểm học bạ, chứng chỉ quốc tế, đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, kết hợp…

Năm ngoái, có 214 trong 322 trường xét tuyển sớm. Số sinh viên trúng tuyển theo diện này là hơn 375.500 em (gần 50% tổng số đăng ký xét tuyển đại học).

Mặc dù xét tuyển sớm được xem là giúp thí sinh giảm áp lực thi cử nhưng thực tế việc các trường sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh sớm khiến chỉ tiêu để xét tuyển bằng điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT bị thu hẹp. Nhiều thí sinh điểm thi cao nhưng vẫn không đỗ được nguyện vọng mình yêu thích, tạo tâm lí xã hội không tốt.

Ở phương thức xét học bạ, nhiều trường xét tuyển từ tháng 1 với điểm của 3 hoặc 5 học kỳ, không bao gồm kỳ II lớp 12. Một số trường công bố điểm chuẩn học bạ ngay trong tháng 3.

Trong khi đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra vào cuối tháng 6, công bố điểm thi vào trung tuần tháng 7, công bố điểm chuẩn theo điểm thi vào giữa tháng 8.

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn và nhiều chuyên gia cho rằng, việc này gây ảnh hưởng tiêu cực đến giáo dục phổ thông giai đoạn cuối, nguồn dữ liệu dùng xét tuyển cũng không đầy đủ do học sinh chưa học hết lớp 12.

Trước thực trạng trên, GS.TS Huỳnh Văn Chương – Cục trưởng Quản lí chất lượng, Bộ GDĐT đề xuất, thời điểm công bố kết quả xét tuyển sớm cần phải sau khi kết thúc chương trình và kế hoạch năm học, tức là sau ngày 31/5.

Điểm chuẩn các phương thức xét tuyển sớm cần được công bố sau thời gian này, tránh ảnh hưởng đến kỳ thi tốt nghiệp THPT và việc học tập của học sinh.

Bên cạnh đó, ông Chương cũng đề xuất Bộ GDĐT ban hành quy định để kiểm tra, giám sát chất lượng các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các trường đại học tự tổ chức.

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự kiến Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ được ban hành vào tháng 11/2024. Tính ổn định lâu dài của quy chế thi cũng đã được tính đến trong quá trình dự thảo để thuận lợi cho học sinh, giáo viên, nhà trường và địa phương trong thực hiện.

Bộ GDĐT đang rà soát, hoàn thiện dự thảo quy chế tuyển sinh mới cho năm 2025 với tinh thần chung là đơn giản hoá, tạo thuận lợi cho học sinh, xã hội, đảm bảo chất lượng tuyển sinh và công bằng về cơ hội cho thí sinh. Các cơ sở giáo dục đại học vẫn trên tinh thần tự chủ tuyển sinh nhưng sẽ phải đề cao hơn nữa trách nhiệm xã hội.



Nguồn: https://daidoanket.vn/chay-dua-san-ve-vao-dai-hoc-som-10293905.html

Cùng chủ đề

Học sinh lớp 12 sốt ruột chờ phương án tuyển sinh đại học năm 2025

Thay đổi chỉ tiêu và phương thức xét tuyển? Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo đó, ngoài 2 môn bắt buộc là toán và ngữ văn, học sinh sẽ lựa chọn 2 môn thi còn lại (trong số các môn được học ở lớp 12). Đi cùng thay đổi này, dự kiến cũng có nhiều điểm mới về phương thức xét tuyển,...

Khắc phục triệt để vấn đề thiếu công bằng trong xét tuyển đại học

Bộ GD&ĐT vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm. Theo đó, Bộ yêu cầu các đơn vị, nhà trường tiếp tục đẩy mạnh triển khai, hoàn thành tốt các nhiệm vụ của ngành, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo và nghiên cứu; thực hiện đột phá chiến lược về nguồn nhân lực, nhất là nhân lực...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ra mắt cuốn sách Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Sáng 8/11, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. ...

Mở rộng các chương trình hợp tác hiệu quả, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam- Trung Quốc

Từ ngày 4-7/11, Đoàn công tác của UBTƯ MTTQ Việt Nam do Phó Chủ tịch Hoàng Công Thủy dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc. Trong chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc, Phó...

Tăng cường vận động đồng bào các dân tộc trong tình hình mới

Trong bối cảnh hiện nay, công tác Mặt trận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đang đứng trước những thời cơ và thách thức nhất định. Việc quan tâm, nghiên cứu, nắm vững những...

Bỏ cộng điểm nghề để phù hợp chương trình mới

Theo tinh thần dự thảo thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố, một trong những điểm mới đáng chú ý liên quan đến quyền lợi của học sinh là không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT. ...

Bản tin Mặt trận sáng 8/11

Bản tin Mặt trận sáng 8/11 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Chính phủ Malaysia ủng hộ 50.000 USD khắc phục hậu quả cơn bão Yagi; Sẻ chia cùng đồng bào vượt khó; Rộn ràng Ngày hội ở khu dân cư Sơn Thắng. ...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Có hay không Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm?

Trưa 8.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phản hồi chính thức với phóng viên Báo Thanh Niên trước thông tin tin nhắn đang lan truyền trên mạng xã hội về việc sở này yêu cầu các trường "bắt và lập kiểm điểm các hành...

Nhà trường bị “tố” dạy thêm trong giờ… chính khóa!

(NLĐO) - Một trường THPT ở Đắk Lắk bị phản ánh xếp lịch học thêm trùng học chính khóa nên học sinh bỏ học môn thể dục, giáo dục quốc phòng đi học thêm. ...

‘Bà giáo’ khó đứng lớp mầm non

TP - Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55. TP - Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm...

‘Son sắt’ hay ‘son sắc’, từ nào chuẩn Tiếng Việt?

Ngôn ngữ Tiếng Việt đa dạng và phong phú, khiến nhiều người bối rối giữa những cụm từ có ý nghĩa tương đồng hoặc phát âm giống nhau. Son sắt - son sắc là một trong những cặp từ thường gây nhầm lẫn.Trong Tiếng Việt, từ này được dùng để chỉ sự thủy chung, một lòng một dạ không thay đổi giữa người với người. Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy để lại câu trả lời...

Thêm trường đại học không xét tuyển học bạ năm 2025

Nhà trường không dùng điểm học bạ để xét tuyển mà chỉ làm điều kiện sơ tuyển từ năm 2025. Năm 2025, Trường Đại học Nha Trang sẽ xét tuyển theo phương thức kết hợp kết quả học tập THPT và kết quả đánh giá năng lực học tập đại học. Trường tổ chức sơ tuyển (điều kiện cần) thông qua kết quả học bạ theo các môn do trường quy định, sau đó xét tuyển (điều kiện đủ) bằng...

Mới nhất

Tuyến buýt liên tỉnh liền kề Quảng Trị

Sáng 8/11, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, vừa quyết định phê duyệt thông tin dự án Vận hành cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt không trợ giá tuyến xe buýt liên tỉnh liền kề Quảng Trị - Huế và ngược lại. ...

Những bài tập giảm kiệt sức, căng thẳng trong công việc

Nhiều người đã từng trải qua tình trạng căng thẳng trong công việc, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy những bài tập thể dục vừa sức có thể giúp giảm thiểu điều này. ...

Giá nâng mũi là bao nhiêu? Cần lưu ý gì khi nâng mũi?

Hiện nay, rất nhiều người đã thực hiện nâng mũi với mong muốn giúp cho khuôn mặt của mình thanh thoát, cân đối hơn. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến phương pháp làm...

Cơ hội phát triển đô thị vệ tinh

Sau khi TP.HCM công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí TOD (bố trí nhiều nhà ở gắn với các dịch vụ và tiện ích ở gần điểm giao thông công cộng) dọc tuyến metro, các chuyên gia và địa phương cho rằng đây là cơ...

Mới nhất