Trang chủKinh tếNông nghiệpChuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp và nông dân nuôi tôm...

Chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp và nông dân nuôi tôm bàn giải pháp nâng giá trị chuỗi ngành tôm

Ngày 4/11, tại thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) phối hợp với Sở NNPTNT tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết nhân rộng mô hình tổ chức liên kết, hợp tác sản xuất trong ngành tôm.

Ngành tôm góp 40 – 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản

Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thế giới trong suốt hai thập kỷ qua. Hiện, tôm Việt Nam xuất khẩu đến 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó có 5 thị trường lớn gồm châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp, người nuôi bàn giải pháp nâng giá trị chuỗi ngành tôm- Ảnh 1.

Ngày 4/11, tại thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Thủy sản phối hợp với Sở NNPTNT tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết nhân rộng mô hình tổ chức liên kết, hợp tác sản xuất trong ngành tôm. Ảnh: Đ.P

Việt Nam trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ ba thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13 – 14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới. Hằng năm, ngành tôm đóng góp khoảng 40 đến 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tương đương 3,5 đến 4 tỷ USD.

Tại Nghệ An, ngành tôm được xác định là sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp. Hoạt động nuôi tôm hiện nay đang tập trung ở năm địa phương gồm: Thị xã Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và thành phố Vinh với khoảng 1.200 cơ sở nuôi. Diện tích nuôi hàng năm khoảng 1.600 ha. Sản lượng tôm 10.000 tấn/năm.

Nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp, người nuôi bàn giải pháp nâng giá trị chuỗi ngành tôm- Ảnh 2.

Ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đ.P

Để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có nuôi tôm, UBND tỉnh Nghệ An đã có một số chính sách như: Hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã nông nghiệp, hỗ trợ tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, hỗ trợ 80% kinh phí chứng nhận đối với các mô hình sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn VietGAP, GolbalGAP, HACCP, hỗ trợ 50% chi phí tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ hợp tác xã.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo tham luận của các cơ quan, đơn vị và chia sẻ kinh nghiệm của một số hợp tác xã, một số doanh nghiệp về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, liên kết hợp tác trong các mô hình nuôi tôm.

Đại diện Tổ hợp tác nuôi tôm trên cát xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An cho biết: Từ khi thành lập tổ hợp tác các hộ có tiếng nói chung. Qua đó, tổ hợp tác đã kịp thời phản ánh, kiến nghị những vướng mắc với chính quyền, cử đại diện đi đàm phán ký kết hợp tác với các công ty giống, thức ăn, chế phẩm, đầu ra cho con tôm. Từ đó, vừa đảm bảo chất lượng, giá đầu vào lại được giảm, đầu ra được đảm bảo các hội viên được trao đổi cập nhập kiến thức thường xuyên với các chuyên gia nuôi tôm hàng đầu cả nước.

Để đảm bảo liên kết được bền vững, thông qua tổ hợp tác đã hình thành các Biên bản thỏa thuận, hợp đồng hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp với những điều khoản cam kết giữa 2 bên cụ thể hơn. Có thể khẳng định tổ hợp tác có thể chủ trì liên kết chuỗi trong hiện tại và thời gian tới. Tổ hợp tác cũng đề nghị cơ quan quản lý các cấp, các doanh nghiệp quan tâm đồng hành cùng tổ hợp tác nuôi tôm trên cát xã Quỳnh Lập trong thời gian tới.

Nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp, người nuôi bàn giải pháp nâng giá trị chuỗi ngành tôm- Ảnh 3.

Các đại biểu tham gia hội nghị vào ngày 4/11, tại thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Đ.P

Bên cạnh những thành tựu đạt được của ngành tôm trong thời gian qua, hiện nay theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ngành tôm vẫn chưa phát huy hết được những tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, con người và sự quan tâm của nhà nước. 

Bên cạnh những hạn chế về nguồn lực tài chính, biến đổi khí hậu, quy hoạch,… thì một nguyên nhân chính là mối liên kết và quan hệ hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị tôm còn rời rạc, lỏng lẻo và chưa hiệu quả. Những nguyên nhân này ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp, người nuôi bàn giải pháp nâng giá trị chuỗi ngành tôm- Ảnh 4.

Đại biểu tham dự hội nghị cũng đã đi tham quan một số mô hình nuôi tôm trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Đ.P

10 giải pháp, gỡ những vướng mắc phát triển ngành tôm Việt Nam

Tại hội nghị Cục Thủy sản đã đưa ra 10 giải pháp tập trung để giải quyết những vướng mắc trong phát triển ngành tôm Việt Nam. Đầu tiên là giải pháp về chính sách đất đai, trong đó đưa quy hoạch về nuôi trồng thủy sản vào quy hoạch kinh tế xã hội của địa phương. Có chính sách về dồn điền đổi thửa thực hiện việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ nông dân hoặc để làm tài sản thế chấp vay vốn phát triển.

Chính sách về tài chính, tín dụng cũng cần đơn giản hóa với lãi suất hợp lý, dài hạn. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng cần tập trung đầu tư các hạ tầng đầu mối thiết yếu. Đồng thời, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp và hộ nông dân trong liên kết kinh tế, giải quyết quan hệ lợi ích trong liên kết kinh tế.

Phát triển các mô hình hợp tác, liên kết dựa trên tổ chức các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán thành tổ hợp tác, hợp tác xã, chi hội nghề nghiệp. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, hình thành các doanh nghiệp trong nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tôm theo vùng sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất và giá trị sản phẩm.

Đồng thời, các giải pháp về tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, gắn với xây dựng thương hiệu cũng được Cục Thủy sản đề ra. Nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành hàng và ý thức pháp luật của chủ thể trong liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ cũng được đề cao.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định: “Hội nghị là dịp để các nhà quản lý, nhà khoa học, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác trong ngành tôm cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, xây dựng mối liên kết bền vững. Từ đó đưa ra những giải pháp căn cơ tháo gỡ những điểm nghẽn, thách thức mà ngành tôm đang phải đối mặt để trong thời gian tới ngành tôm sẽ phát triển bền vững hơn”.

Trước đó, các đại biểu tham dự hội nghị cũng đã đi tham quan một số mô hình nuôi tôm trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.





Nguồn: https://danviet.vn/chuyen-gia-nha-quan-ly-doanh-nghiep-va-nong-dan-nuoi-tom-ban-giai-phap-nang-gia-tri-chuoi-nganh-tom-2024110415315717.htm

Cùng chủ đề

“Sếp” Thuỷ sản Minh Phú: Đổi mới tư duy, nâng cao sức cạnh tranh ngành tôm

DNVN - Theo Tổng giám đốc Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú, cần phải thay đổi tư duy để nâng cao sức cạnh tranh của ngành tôm hướng đến phát triển bền vững. Thay vì chạy theo sản lượng, công nghệ cao, cần phải chú trọng vấn đề bền vững và hiệu quả... ...

Nhiều khó khăn trong thực hiện Đề án xây dựng Bạc Liêu thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

Chiều 13-9, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả 3 năm triển khai Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước. Thực hiện quyết định số 694/QĐ-TTg ngày 24-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) phát triển tôm...

Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Mỹ giảm 7%

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính tới 15/7/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 341 triệu USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023. Sau khi tăng 16% trong quý I, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong quý II giảm 7%. Quý II năm nay, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 182 triệu USD, giảm 7% so...

Giá giảm mạnh, nành tôm đối diện thêm thách thức

DNVN - Việc giá tôm nguyên liệu tại các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng giảm mạnh kể từ tháng 5 đến nay khiến ngành tôm đối diện thêm thách thức. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phù hợp định hướng chương trình mới

Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang được Bộ GDĐT lấy ý kiến có điểm mới đáng chú ý. ...

Diện mạo mới vườn hoa gần hồ rộng nhất Hà Nội sau khi được đầu tư 25 tỷ đồng

Sau khi được đầu tư gần 25 tỷ đồng để cải tạo, vườn hoa Lý Tự Trọng (đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ) đã mang diện mạo mới khang trang, sạch đẹp, thu hút người dân và khách du lịch quốc tế tham quan, chụp ảnh, check-in. ...

244 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng lần thứ III

Sáng 5/11, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng lần thứ IV, năm 2024 đã diễn ra trọng thể tại TP Cao Bằng. Theo báo cáo, sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng...

Tỉnh nào của nước ta có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất, tỉnh này có hồ nước tự nhiên lớn nhất miền Bắc

Diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm hơn 80%, tỷ lệ che phủ rừng cao nhất nước với hơn 73%; đây chính là thế mạnh và cũng là cơ sở để tỉnh Bắc Kạn xác định phát triển kinh tế rừng là nhiệm vụ trọng tâm. ...

Phản cảm và tốn kém

Hình ảnh về thư ngỏ kêu gọi phụ huynh ủng hộ tiết mục diễn văn nghệ mừng ngày 20/11 với chi phí gần 22 triệu đồng đang gây tranh cãi trong dư luận. Giáo viên cho rằng, phụ huynh chi nhiều tiền cho ngày 20/11 là việc không nên làm vì...

Bài đọc nhiều

Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đề xuất 4 giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực phòng chống thiên tai

Tại phiên thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám...

Nguy cơ mưa kéo dài gây lũ lớn, Thừa Thiên Huế tăng lưu lượng xả hồ thủy điện Bình Điền

Trước dự báo mưa lớn kéo dài gây lũ lớn trên địa bàn tỉnh, Thừa Thiên Huế yêu cầu tăng lưu lượng vận hành điều tiết hồ chứa thủy điện Bình Điền ở thượng nguồn sông Hương. ...

Mong muốn vùng dân tộc thiểu số có làng du lịch nổi tiếng thế giới

Dự buổi gặp mặt có Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền và 50 đại biểu tiêu biểu dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội lần thứ IV năm 2024. Thông tin tại buổi gặp mặt, Trưởng Ban Dân tộc TP Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân cho biết: được sự đồng ý của Thường trực Thành uỷ, Đại hội đại...

Xuất hiện 5.167 tổ khuyến nông cộng đồng, xắn tay vào giải quyết mọi việc khó trong sản xuất của nông dân

Tổ khuyến nông cộng đồng đã phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất trên địa bàn; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thuộc các dự án, mô hình khuyến nông, các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất,...

Thêm một hoàn lưu bão mới hình thành, đường đi của bão số 6 sẽ rất khó đoán

Tin bão số 6 (bão Trà Mi) mới nhất, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, do chịu tác động cùng lúc của hệ thống không khí lạnh và hoàn lưu bão mới hình thành phía...

Cùng chuyên mục

244 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng lần thứ III

Sáng 5/11, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng lần thứ IV, năm 2024 đã diễn ra trọng thể tại TP Cao Bằng. Theo báo cáo, sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng...

Tỉnh nào của nước ta có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất, tỉnh này có hồ nước tự nhiên lớn nhất miền Bắc

Diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm hơn 80%, tỷ lệ che phủ rừng cao nhất nước với hơn 73%; đây chính là thế mạnh và cũng là cơ sở để tỉnh Bắc Kạn xác định phát triển kinh tế rừng là nhiệm vụ trọng tâm. ...

Mưa lớn dồn dập, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi cảnh báo “nóng” thời tiết xấu trên biển

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền chỉ đạo và yêu cầu, các cấp ngành cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, chủ động “cấm” biển và triển khai các biện pháp phòng chống kịp thời. ...

Hình ảnh người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố, ngập lụt xảy ra ở nhiều nơi

Sáng 5/11, trên địa bàn TP Đà Nẵng có mưa lớn, một số nơi đã ngập sâu, cơ quan chức năng đã phải dùng thuyền để di dời dân. Người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố để di chuyển. ...

rút ngắn khoảng cách vùng dân tộc miền núi và khu vực nông thôn

Tỷ lệ hộ nghèo còn 0,38% Từ Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội lần thứ III năm 2019, thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và Quyết tâm thư của đại hội, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khẳng định sự quan tâm đặc biệt của TP Hà Nội. Thành công nổi bật trong nhiệm kỳ qua là những...

Mới nhất

Doanh nghiệp sẵn sàng tham gia Ngày hội Việt Nam Xanh

Để chuẩn bị tốt nhất cho Ngày hội Việt Nam Xanh, báo Tuổi Trẻ đã có buổi gặp gỡ và trao đổi với các doanh nghiệp chiều 4-11. ...

Trước “giờ G” bầu cử: So găng ông Trump và bà Harris ở chiến trường kinh tế

(Dân trí) - Chính sách kinh tế của ông Trump và bà Harris đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau khi được "đặt lên bàn cân". Vậy ứng viên nào đang có ưu thế hơn trên chiến trường kinh tế?   Ngày 5/11, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra giữa đại diện Đảng Cộng hòa...

Sinh viên Phenikaa vào Chung kết cuộc thi Phóng viên trẻ Pháp ngữ 2024

Ra đời từ năm 2016, cuộc thi Phóng viên trẻ Pháp ngữ đã trở thành sân chơi uy tín cho các bạn trẻ yêu thích tiếng Pháp. Năm nay, với chủ đề "Sáng tạo - Đổi mới -...

“Tinh – gọn – mạnh – hiệu năng – hiệu lực – hiệu quả”

(Dân trí) - Nhấn mạnh tầm quan trọng của bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng tầng nấc trung gian dẫn đến mất thời gian qua "nhiều cửa" thủ tục hành chính, gây cản trở, tạo điểm nghẽn. Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài viết "Tinh - gọn - mạnh...

Nhật Bản liệu có còn là thị trường hấp dẫn với người Viêt?

Nhật Bản, quốc gia tiên tiến với nền kinh tế mạnh mẽ và nhu cầu nhân lực lớn,...

Mới nhất