Trang chủNewsThời sựThủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết,...

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế ‘xin

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế “xin – cho”, sách nhiễu, làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu- Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế ‘xin – cho’, sách nhiễu – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tối 4/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, với chủ đề “Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh”.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng Thương hiệu Quốc gia; các cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại nước ngoài tại Việt Nam; các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước; các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng.

Sự kiện do Hội đồng Thương hiệu Quốc gia phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức, nhằm thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc xây dựng các thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương, ngành và doanh nghiệp theo hướng xanh và bền vững, đáp ứng xu hướng thị trường thế giới đang chuyển dịch mạnh mẽ. Chủ đề của chương trình năm nay nhấn mạnh việc chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng thân thiện với môi trường, đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ hành tinh xanh và phát triển bền vững.

Việc lựa chọn các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia được tiến hành 2 năm một lần từ năm 2008 với mục đích khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục chia sẻ và theo đuổi các giá trị của chương trình, nâng cao niềm tự hào đối với các sản phẩm của Việt Nam.

Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam khẳng định là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn duy nhất của Chính phủ nhằm xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tính chiến lược, là sứ mệnh của tất cả chúng ta với sự kiên trì, nỗ lực và sáng tạo không ngừng nghỉ; trong đó việc xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia là một trong những nội dung cốt lõi.

Đánh giá đây là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh những thương hiệu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng, có uy tín, Thủ tướng đánh giá cao và nhiệt liệt chúc mừng sự nỗ lực, cũng như những đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là 190 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2024.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu- Ảnh 3.
Thủ tướng thăm gian hàng của doanh nghiệp trưng bày tại sự kiện – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Thủ tướng, qua hơn 20 năm, Chương trình Thương hiệu Quốc gia ngày càng khẳng định là một trong những chương trình uy tín, chất lượng. Số doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia liên tục tăng qua các năm, từ 30 doanh nghiệp năm 2008 lên 190 doanh nghiệp năm 2024.

Chương trình vừa khẳng định chất lượng các sản phẩm, dịch vụ sản xuất tại Việt Nam, vừa khẳng định năng lực, trí tuệ, bản lĩnh, tính linh hoạt, sức sáng tạo của doanh nghiệp Việt, góp phần tạo dựng vị trí vững chắc tại thị trường trong nước và tô thắm hai chữ “Việt Nam” trên thị trường quốc tế; khẳng định sự đóng góp to lớn của doanh nghiệp Việt Nam trong công cuộc xây dựng Thương hiệu Quốc gia.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu- Ảnh 4.

Theo đánh giá của Brand Finance, trong những năm gần đây, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Việt Nam không chỉ lọt vào Top 100 quốc gia có thương hiệu mạnh, mà còn là quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2019-2022. Giá trị thương hiệu của Việt Nam năm 2024 được xếp thứ 32/193 quốc gia được đánh giá, đạt 507 tỷ USD, tăng 1 bậc về thứ hạng và tăng 2% về giá trị so với năm 2023.

Đây là minh chứng rõ ràng cho nỗ lực không mệt mỏi của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, cùng với kết quả của Chương trình Thương hiệu Quốc gia và tác động tích cực từ các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước trong kiến tạo môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu- Ảnh 5.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm gian trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu; thế giới đang chuyển dần từ mô hình kinh tế tiêu thụ tài nguyên truyền thống sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm. Không nằm ngoài xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt với khả năng sáng tạo của mình có thể tận dụng cơ hội này để vươn lên, đóng vai trò tích cực trong sự chuyển dịch toàn cầu.

Vì vậy, các doanh nghiệp với thương hiệu quốc gia của mình không chỉ phát triển các ngành kinh doanh truyền thống, mà còn phải dồn lực để thu hút đầu tư và tạo sức bật cho các ngành, lĩnh vực tiên phong; không chỉ tăng trưởng dựa vào vốn, vào khai thác tài nguyên như trước, mà phải dựa vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; không chỉ là phát huy, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống mà còn phải phát huy được các động lực tăng trưởng mới đến từ kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu- Ảnh 6.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm gian trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

“Chúng ta cần hiểu rõ rằng thương hiệu không chỉ là sự khẳng định về chất lượng sản phẩm, mà còn là cam kết về phát triển bền vững để “Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh””, Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam nói chung cần tiếp tục phát huy những giá trị cốt lõi: Chất lượng – Đổi mới – Sáng tạo – Năng lực tiên phong. Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó, vì lợi ích của doanh nghiệp gắn với lợi ích quốc gia, dân tộc, nỗ lực vượt khó, đổi mới sáng tạo, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và từng bước cải thiện vững chắc năng lực cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, đóng góp cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu- Ảnh 7.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao danh hiệu Thương hiệu Quốc gia cho Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý thời gian tới, các doanh nghiệp cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Một là, không ngừng tập trung khai thác cơ hội từ xu hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; tiên phong trong cuộc cách mạng xanh; tận dụng lợi thế uy tín thương hiệu quốc gia, đồng thời kết hợp xây dựng thương hiệu sản phẩm với thương hiệu quốc gia Việt Nam; tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường quốc tế và tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Hình ảnh đẹp của mỗi thương hiệu quốc gia sẽ là hình ảnh đẹp về thương hiệu của đất nước, truyền thống, văn hóa, con người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh thế giới đang đẩy mạnh các cam kết về giảm phát thải và chống biến đổi khí hậu, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi sang mô hình sản xuất xanh, sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ thân thiện với môi trường”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Hai là, không ngừng nâng cao năng lực quản trị hiện đại; áp dụng các tiêu chuẩn quản trị tiên tiến, minh bạch và lành mạnh; chú trọng đến yếu tố bền vững trong sản xuất. Đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, góp phần nâng cao uy tín của thương hiệu, tạo niềm tin vững chắc về chất lượng sản phẩm, dịch vụ đối với người tiêu dùng.

Ba là, không ngừng đổi mới, sáng tạo, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh; tăng cường chủ động hội nhập thực chất, hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh kỷ nguyên số và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; áp dụng các công nghệ tiên tiến, như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, Internet vạn vật, tự động hóa trong sản xuất nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, chủ động tiến vào kỷ nguyên xanh.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu- Ảnh 8.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao danh hiệu Thương hiệu Quốc gia cho Công ty cổ phần Kỹ thuật nông nghiệp Á Châu – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bốn là, tiếp tục trau dồi bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp; tuân thủ quy định pháp luật; xung kích, đi đầu trên mặt trận phát triển kinh tế – xã hội; có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu.

Năm là, tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, tay nghề giỏi, chuyên môn sâu, trình độ quốc tế và làm việc chuyên nghiệp, phục vụ kịp thời yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, hội nhập trên các lĩnh vực; tiếp tục tăng cường kết nối mạng lưới nhân tài, trí thức người Việt Nam ở trong và ngoài nước.

Sáu là, chú trọng xây dựng và nâng cao văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân; bảo đảm đầy đủ quyền lợi cả về vật chất và tinh thần cho người lao động. Tích hợp giá trị cốt lõi của đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội vào chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp với công tác bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng. Tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; phát huy hơn nữa tinh thần dân tộc, lòng yêu nước gắn với văn hóa doanh nghiệp, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

“Điều Đảng, Nhà nước luôn mong muốn nhất, chia sẻ, gửi gắm nhiều nhất là các doanh nhân, doanh nhân đem thời gian, trí tuệ, lòng nhân ái, tinh thần đạo đức kinh doanh là những cội nguồn cho phát triển bền vững của doanh nghiệp, tiến vào kỷ nguyên xanh. Chúng ta có quyền tự hào là các doanh nghiệp, doanh nhân của chúng ta ngày càng tiến bộ, ngày càng phát triển, ngày càng đóng góp quan trọng vào sự nghiêp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân Việt Nam ngày càng hạnh phúc, ấm no”, người đứng đầu Chính phủ chia sẻ.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu- Ảnh 9.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh trao danh hiệu Thương hiệu Quốc gia cho Công ty cổ phần Gelex – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế “xin – cho”, sách nhiễu

Thủ tướng nêu rõ, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi…”.

Bám sát chủ trương này, Chính phủ kêu gọi các doanh nghiệp tận dụng triệt để hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước, từ đó phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững.

Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân ta đang triển khai 3 đột phá chiến lược: Thứ nhất là đột phá về thể chế để thuận lợi nhất, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo những cơ hội, cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp, doanh nhân một cách hiệu quả nhất; thứ hai là xây dựng và phát triển hạ tầng chiến lược để góp phần giảm giá thành, giảm chi phí đầu vào, chi phí logistics, tạo ra không gian phát triển mới, kiến tạo cho doanh nghiệp, doanh nhân phát triển; thứ ba là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng của các doanh nghiệp, doanh nhân.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu- Ảnh 10.
Danh hiệu Thương hiệu Quốc gia năm 2024 được trao cho 359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Công cuộc xây dựng và nâng tầm thương hiệu quốc gia Việt Nam của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược là tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và không ngừng nâng cao thương hiệu của doanh nhân, doanh nghiệp Việt, các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Việt Nam.

Thủ tướng khẳng định, sự thành công và phát triển của cộng đồng doanh nghiệp là thước đo sự thành công trong công tác điều hành, quản lý của Nhà nước. Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ, lắng nghe và sẽ tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp phát triển; tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh – coi việc tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản gây khó khăn cho doanh nghiệp là nhiệm vụ chính trị quan trọng của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương.

Hiện nay chúng ta còn nhiều điểm nghẽn, trong đó điểm nghẽn về thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn, như Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV.

“Chúng ta phải tập trung tháo gỡ điểm nghẽn này một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, phải coi trọng thời gian và trí tuệ ở điểm này để tháo gỡ thật nhanh. Chúng ta sẽ không thể đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra tới năm 2030, năm 2045 nếu như thập kỷ tới đây chúng ta không đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số mỗi năm. Chúng ta phải phấn đấu tăng trưởng 2 con số trong những thập kỷ tới đây thì mới đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra tới năm 2030, năm 2045”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu- Ảnh 11.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và những doanh nghiệp nhận danh hiệu Thương hiệu Quốc gia 2024 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, với vai trò là cơ quan đầu mối chủ trì thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương tiếp thu các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia, để tiên phong và tham gia tích cực hơn nữa vào công cuộc xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia Việt Nam, góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia Việt Nam trên trường quốc tế.

Đồng thời, tiếp tục đề xuất, tham mưu kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi, minh bạch, có tính cạnh tranh cao trong khu vực, toàn cầu; kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế “xin – cho”, sách nhiễu, làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp; cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; ưu tiên các ngành, lĩnh vực mới nổi, tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Cùng với đó, đẩy mạnh các hoạt động phát triển, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa các chuỗi cung ứng, hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước, gắn với việc hỗ trợ xây dựng, quản trị và phát triển thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, ngành và quốc gia, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành, doanh nghiệp và sản phẩm.

Theo Thủ tướng, với tinh thần trách nhiệm cao, với khí thế và niềm tin của cả nước và đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, chúng ta tin tưởng rằng, trong thời gian tới sẽ có thật nhiều doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và quốc tế.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu- Ảnh 12.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh và những doanh nghiệp nhận danh hiệu Thương hiệu Quốc gia 2024 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thành công của doanh nhân, doanh nghiệp cũng là thành công của đất nước, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển xanh, đổi mới sáng tạo và hùng mạnh trên bản đồ thế giới. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam, mà nòng cốt là các doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia cần tiếp tục chung sức, đồng lòng, ra sức thi đua hướng tới mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030, và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 như Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra, hai mốc lịch sử kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước.

“Mỗi doanh nhân hãy thể hiện tinh thần đoàn kết, tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng vươn lên bằng hành động cụ thể, cùng nhau đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, bắt kịp xu hướng, chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, đó là Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, người đứng đầu Chính phủ kêu gọi.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu- Ảnh 13.
Bộ trưởng Bộ Công Thương nguyễn Hồng Diên phát biểu tại Lễ công bố – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

* Tại sự kiện, Ban Tổ chức đã công bố và trao danh hiệu Thương hiệu Quốc gia năm 2024 cho 359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp trong số hơn 1.000 doanh nghiệp có sản phẩm tham gia chương trình đáp ứng hệ thống các tiêu chí của Chương trình.

Đây đều là những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh ấn tượng với tổng doanh thu năm 2023 đạt 2,4 triệu tỷ đồng, tổng nộp ngân sách nhà nước khoảng 150 nghìn tỷ đồng, bảo đảm công ăn, việc làm cho trên 600 nghìn lao động và người dân, tích cực tham gia vào các hoạt động an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Trong đó, các ngân hàng hàng đầu như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, HDBank… đã được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia. Đây là những ngân hàng tiên phong, dẫn đầu thị trường tài chính và đang đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, đồng thời thúc đẩy hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế với những thương hiệu uy tín và chất lượng.

Việc các ngân hàng top đầu như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank và HDBank nhận danh hiệu Thương hiệu Quốc gia không chỉ là sự ghi nhận về uy tín trong hệ thống tài chính mà còn khẳng định sự vươn tầm quốc tế, nâng cao sức hút đầu tư vào thị trường Việt Nam từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-tap-trung-thao-go-diem-nghen-the-che-kien-quyet-kien-tri-dut-khoat-xoa-bo-co-che-xin-cho-sach-nhieu-382712.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Quảng Tây (Trung Quốc)

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Lam Thiên Lập, Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. ...

Thủ tướng dự lễ hội văn hoá-du lịch Việt Nam tại Vân Nam, Trung Quốc

Chiều 5/11, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ hội văn hoá và giới thiệu du lịch Việt Nam hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc và "Năm giao lưu nhân văn Việt-Trung" vào năm 2025. ...

Thủ tướng mong mỗi kiều bào luôn là một đại sứ của tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Chiều 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cán bộ, nhân viên Tổng Lãnh sự quán và cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, nhân chuyến công tác tại nước này từ ngày 5-8/11. Dành thời gian chia sẻ về tình hình đất...

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vân Nam, Trung Quốc

Trong chương trình dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS 8, Hội nghị Cấp cao ACMECS 10, Hội nghị Cấp cao CLMV 11 và làm việc tại Trung Quốc, chiều 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến dâng hoa và thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. ...

Góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển xanh, đổi mới sáng tạo và hùng mạnh*

Tối 4/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 với chủ đề "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh". Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu phát...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Cùng chuyên mục

Người Mỹ gốc Việt kỳ vọng gì vào nhiệm kỳ mới của ông Trump?

(Dân trí) - Anh Timmy P., một người Mỹ gốc Việt, hy vọng nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ giúp nền kinh tế khởi sắc. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters). Sau khi các hãng truyền thông lớn của Mỹ lần lượt xác định ứng viên Cộng hòa Donald Trump đắc cử tổng thống trong cuộc bầu cử ngày 5/11, Timmy P, 32 tuổi, công dân Mỹ gốc Việt, cho biết anh...

Ồ ạt đi bán vàng, giá vàng lao dốc do ‘hưng phấn’, sẽ sớm tăng trở lại?

Khẳng định không có gì bất ngờ, chuyên gia cho rằng giá vàng lao dốc là do “hưng phấn” sau khi ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ và điều này mang tính chu kỳ. Song, tại các cửa hàng vàng trong nước lại xuất hiện tình trạng bất ổn. Lao dốc do “hưng phấn” rồi sẽ tăng lại ngay Trao đổi với PV VietNamNet về câu chuyện giá vàng lao dốc sau khi ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống...

Mẹ tỉ phú Musk bị cáo buộc phân biệt chủng tộc với phóng viên Mỹ gốc Việt

Bà Maye Musk, người mẫu và là mẹ tỉ phú Elon Musk, đã bị cáo buộc phân biệt chủng tộc vì chỉ trích một phóng viên người Mỹ gốc Việt. Hôm bầu cử Mỹ 5.11, mẹ tỉ phú Elon Musk, bà Maye Musk đăng lên tài khoản X (tên cũ là Twitter), công ty của con trai bà, bài viết chỉ trích phóng viên mảng công nghệ người Mỹ gốc Việt Ryan Mac của tờ The New York Times. Bà Maye Musk, mẹ tỉ phú...

Bộ Công Thương phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định 2960/QĐ-BCT ngày 6/11 về phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký nêu rõ, ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận...

“Chải” Long Vũ bảnh bao, Khánh Ly rạng rỡ trên thảm đỏ LHP Quốc tế Hà Nội

(Dân trí) - "Chải" Long Vũ bảnh bao, lịch lãm và Khánh Ly đóng vai Lê của phim "Đi giữa trời rực rỡ" cũng xinh đẹp, duyên dáng trên thảm đỏ khai mạc Liên hoan phim (LHP) Quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024. Tối 7/11, LHP Quốc tế Hà Nội 2024 (HANIFF 2024) đã chính thức khai mạc tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội.  HANIFF 2024 với khẩu hiệu "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh" do...

Mới nhất

Tình hình mưa dông cuối tuần ở TPHCM

TPO - Cơ quan khí tượng dự báo thời tiết TPHCM và các tỉnh thành khu vực Nam bộ trong những ngày cuối tuần sẽ có mưa rào và dông rải rác vào thời điểm chiều tối và đêm. TPO - Cơ quan khí tượng dự báo thời tiết TPHCM và các tỉnh thành khu vực Nam...

Đất đá sạt lở gây nguy hiểm trên đường đèo Mũi Trâu ở Đà Nẵng

TPO - Sau những trận mưa lũ kéo dài, tuyến đường lên đèo Mũi Trâu (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) hiện đang trong tình trạng sạt lở nghiêm trọng. Đất đá từ đồi núi đổ xuống chắn ngang đường, gây nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông. ...

Viettel là doanh nghiệp hàng đầu về tác động tích cực đến xã hội

Sáng 8/11, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, trong bảng xếp hạng “Change the world 2024” của Fortune, Viettel đứng thứ 3 trong ​hơn 50 doanh nghiệp toàn cầu có đóng góp quan trọng vào phát triển bền vững, tác động tích cực đến xã hội. “Change the world” là bảng xếp hạng của...

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Miếng SJC tăng 2 triệu, nhẫn vượt mốc 85 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 8/11/2024 trong nước vàng miếng đảo chiều tăng mạnh gần 2 triệu đồng (chiều mua), vàng nhẫn tăng vượt mốc 85 triệu đồng/lượng (bán ra). Giá vàng quốc tế tăng thẳng đứng, quanh mốc 2.700 USD/ounce. Đến 9h56', Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết giá vàng nhẫn 9999 ở mức 83-84,8 triệu đồng/lượng...

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Mới nhất