Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNâng cao chất lượng đào tạo và năng lực đội ngũ giáo...

Nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực đội ngũ giáo viên

(ĐCSVN) – Nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực đội ngũ giáo viên là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm khi thảo luận tại Hội trường của Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2025, chiều 4/11.

Bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên

Phát biểu tại Hội trường, đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (Đoàn Vĩnh Long) nêu rõ, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 91-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Nội dung Kết luận được ngành Giáo dục và xã hội quan tâm, hướng đến mục tiêu đưa giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ theo Kết luận số 91, đại biểu đề nghị Bộ GD&ĐT quan tâm những nội dung sau:






 Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (Đoàn Vĩnh Long) phát biểu tại Hội trường. Ảnh: TL.

Đối với nhiệm vụ “tiếp tục triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập, gắn với thị trường lao động; đẩy mạnh phân luồng, tăng số lượng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp”, đề nghị Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần có tổng kết, đánh giá sâu kết quả thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025”. Bởi vì sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Đề án này, các địa phương còn gặp nhiều khó khăn, bất cập; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp không đạt được mục tiêu của Đề án. Do đó cần sớm đánh giá, phân tích nguyên nhân, trách nhiệm của các bộ ngành, trách nhiệm của gia đình, của xã hội, của các cơ sở giáo dục…,làm cơ sở để xây dựng lộ trình và giao trách nhiệm khi triển khai thực hiện nhiệm vụ này.

Đề cập đến nhiệm vụ “từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học”, đại biểu cho rằng đây là nhiệm vụ đang được kỳ vọng sẽ tạo ra bước phát triển mới về kinh tế, xã hội cho Việt Nam nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn và thách thức cho ngành Giáo dục. Rút kinh nghiệm những kết quả đạt được và những mục tiêu chưa đạt khi triển khai thực hiện đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”, đại biểu đề nghị Bộ GD&ĐT cần có lộ trình, đề án tổng thể, toàn diện và lâu dài.

Theo đại biểu, địa phương rất cần có sự chuẩn bị sớm cho việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên; cần thiết kế lại chương trình, nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá phù hợp và đặc biệt là cần sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý để việc triển khai được thuận lợi.

Quan tâm đến chính sách học phí cho học sinh, sinh viên, nhất là hệ đại học, đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương (Đoàn Quảng Ngãi) nêu thực tế mức họp phí cấp đại học tại các trường tự chủ đại học, nhất là hệ chất lượng cao, học phí gấp đôi so với hệ đại trà. Người học luôn trong tình trạng nơm nớp lo ngại khi học phí tiếp tục leo thang, năm sau cao hơn năm trước 10%-30%.

Đại biểu nêu: Cử tri cho rằng, việc phân luồng đào tạo không chỉ dựa vào học lực, mà còn dựa vào điều kiện kinh tế gia đình của học sinh có khả năng đáp ứng 4 đến 5 năm đại học hay không. Con em gia đình khó khăn khó mà theo học đại học, mặc dù các em có năng lực học tập tốt.

Đại biểu cho biết, hiện nay, các cơ sở đăng ký đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài thì được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó, nên học phí các trường đại học tăng quá cao.

Đại biểu đề nghị Chính phủ, bộ, ngành liên quan xem xét đánh giá thực trạng và tăng cường vai trò quản lý nhà nước về vấn đề này, bảo đảm công khai, minh bạch; đồng thời có cơ chế đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và phù hợp với điều kiện của đa số người dân.

Tháo gỡ khó khăn trong việc in ấn, phát hành tài liệu giáo dục địa phương

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Lò Thị Luyến (Đoàn Điện Biên) cho biết, chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 được triển khai thực hiện đã gần 4 năm. Tuy nhiên, việc in ấn, phát hành sách giáo khoa còn nhiều hạn chế. Ngoài việc có dấu hiệu lợi ích nhóm, lãng phí trong việc in ấn, phát hành sách bài tập khi có đến 65% sách giáo khoa có các trang sách học sinh có thể viết trực tiếp vào không dùng lại được, thì còn một nội dung nữa đề nghị Chính phủ quan tâm đó là việc in ấn, phát hành tài liệu giáo dục địa phương.






Đại biểu Lò Thị Luyến (Đoàn Điện Biên) đề nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc in ấn, phát hành tài liệu giáo dục địa phương. Ảnh: TL.

Đại biểu cũng chỉ ra, hiện nay, còn nhiều địa phương chưa in, phát hành được tài liệu giáo dục địa phương, học sinh được gửi bằng bản PDF trên thiết bị hoặc tự in từ bản PDF để học. Nguyên nhân là do vướng mắc về xác định bản quyền, thẩm định giá và đấu thầu in ấn, phát hành. Nội dung này đã được Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội năm 2019 chỉ ra, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc in ấn, phát hành tài liệu giáo dục địa phương, đại biểu kiến nghị cần một quy trình đơn giản cho các địa phương triển khai thực hiện. Nếu cứ áp các quy định của hệ thống luật, nghị định, thông tư nêu trên thì trong nhiều năm tới vẫn chưa tháo gỡ được khó khăn vướng mắc liên quan đến vấn đề này.

Về kiên cố hoá trường lớp học, đại biểu cho hay, theo báo cáo của Chính phủ, năm 2023 tỷ lệ phòng học kiên cố các cấp học là 87,42%. Ngoài ra, phòng ở bán trú cho học sinh nhiều nơi xuống cấp, không đảm bảo an toàn.

Dẫn Nghị quyết 96 ngày 01/8/2022 của Chính phủ có đề ra nhiệm vụ “Xây dựng đề án kiên cố hóa trường, lớp học tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021 – 2025”, song đến nay Đề án này chưa được ban hành, đại biểu đề nghị trong thời gian tới, Chính phủ tiếp tục quan tâm xây dựng Đề án kiên cố hoá trường lớp học tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nhằm tăng cường cơ sở vật chất trường lớp học, đầu tư nhà ở bán trú cho học sinh./.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/giao-duc/nang-cao-chat-luong-dao-tao-va-nang-luc-doi-ngu-giao-vien-682258.html

Cùng chủ đề

Phát triển Hải Phòng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo của Vùng và đất nước

(ĐCSVN) - Ngày hội Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo Quốc gia - Techfest 2024 diễn ra vào tháng 11/2024 tại Hải Phòng không chỉ là diễn đàn kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp và nhà đầu tư, mà còn là cơ hội để Hải Phòng khẳng định vị thế trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo tại khu vực.   ...

Đại tá Nguyễn Hữu Phước làm Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa

Đại tá Nguyễn Hữu Phước (Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ) được điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa, thay Đại tá Nguyễn Thế Hùng về Bộ Công an nhận nhiệm vụ mới. Chiều nay (4/11), tại tỉnh Khánh Hòa, quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ được Thứ trưởng Bộ Công an - Trung tướng Lê Văn Tuyến trao cho Đại tá Nguyễn Hữu Phước. Còn...

Ông Trump phát biểu sốc sau tấm kính chống đạn ở Pennsylvania

Chỉ hơn 48 giờ trước ngày bầu cử, cựu Tổng thống Donald Trump cho rằng đáng lý ông không nên rời Nhà Trắng sau khi thất cử hồi 2020 và không quên mỉa mai truyền thông Mỹ.   "Khi tôi rời đi, chúng ta đã có biên giới an toàn nhất trong lịch sử nước Mỹ", ông Donald Trump nói tại buổi mít tinh ở thị trấn Lititz thuộc bang chiến địa Pennsylvania hôm 3/11 (giờ địa phương). "Thành thật mà nói,...

Học sinh cải biên vở cải lương ‘Khách sạn Hào Hoa’ thành kịch để học lịch sử

Đây là một trong những hoạt động do các em tự lên ý tưởng và thực hiện để học lịch sử theo dự án, bên cạnh các cách tiếp cận khác như thiết kế ấn phẩm, dựng sa bàn. ...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát triển Hải Phòng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo của Vùng và đất nước

(ĐCSVN) - Ngày hội Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo Quốc gia - Techfest 2024 diễn ra vào tháng 11/2024 tại Hải Phòng không chỉ là diễn đàn kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp và nhà đầu tư, mà còn là cơ hội để Hải Phòng khẳng định vị thế trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo tại khu vực.   ...

Đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2025

(ĐCSVN) - Bộ Tài chính vừa có công văn số 11859/BTC-CST xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng dầu trong năm 2025 theo trình tự rút gọn. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường trong năm 2025 đối với xăng (trừ etanol), dầu, mỡ nhờn; giảm khoảng 70% đối nhiên liệu bay và 40%...

Gỡ “điểm nghẽn” về thuế phân bón để hỗ trợ nông nghiệp bền vững

(ĐCSVN) - Dù Luật Thuế 71/2014 đã đặt ra mục tiêu giúp nông dân giảm chi phí đầu vào, nhưng sau gần một thập kỷ áp dụng, chính sách miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho phân bón lại mang đến nhiều bất cập. Nhiều chuyên gia nhận định, chính sách này không chỉ khiến giá phân bón nội địa tăng cao mà còn làm các doanh nghiệp phân bón trong nước yếu thế trước hàng nhập khẩu....

Tuyển nữ U17 Triều Tiên vô địch giải U17 nữ World Cup 2024

(ĐCSVN) - U17 nữ Triều Tiên đăng quang ngôi vô địch U17 nữ World Cup 2024 sau chiến thắng trên chấm luân lưu trước U17 nữ Tây Ban Nha. Rạng sáng 4/11 (giờ Việt Nam), diễn ra trận chung kết U17 nữ World Cup 2024 giữa 2 đội Triều Tiên và Tây Ban Nha. Với lứa trẻ đang được đào tạo bài bản và 2 lần liên tiếp vô địch các giải đấu gần đây nhất, U17 nữ Tây Ban...

Trường Lilama2 phấn đấu trở thành hình mẫu về chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp

(ĐCSVN) - Trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama2 phải đặc biệt coi trọng thực hiện chuyển đổi số, tạo ra những giá trị mới, cách làm mới, đột phá về hiệu quả và chất lượng trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và hoạt động quản trị của nhà trường. Đặc biệt, Trường cần phấn đấu đi đầu, trở thành hình mẫu về chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Ngày 4/11, Trường Cao đẳng...

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

Cùng chuyên mục

Học sinh cải biên vở cải lương ‘Khách sạn Hào Hoa’ thành kịch để học lịch sử

Đây là một trong những hoạt động do các em tự lên ý tưởng và thực hiện để học lịch sử theo dự án, bên cạnh các cách tiếp cận khác như thiết kế ấn phẩm, dựng sa bàn. ...

Trường Lilama2 phấn đấu trở thành hình mẫu về chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp

(ĐCSVN) - Trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama2 phải đặc biệt coi trọng thực hiện chuyển đổi số, tạo ra những giá trị mới, cách làm mới, đột phá về hiệu quả và chất lượng trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và hoạt động quản trị của nhà trường. Đặc biệt, Trường cần phấn đấu đi đầu, trở thành hình mẫu về chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Ngày 4/11, Trường Cao đẳng...

Xét tuyển đại học bằng học bạ còn đáng tin cậy?

Năm 2025, nhiều trường đại học thông báo giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức xét học bạ THPT hoặc bỏ hẳn phương thức xét tuyển này với lý do kết quả học bạ các trường có khoảng cách chênh lệch lớn, dẫn tới thiếu công bằng trong xét tuyển đầu vào. ...

4 ứng viên 9X đạt chuẩn chức danh Phó giáo sư năm 2024 là ai?

Theo danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024 mà Hội đồng Giáo sư nhà nước vừa công bố, có 4 ứng viên thuộc thế hệ 9X đạt tiêu chuẩn chức danh Phó giáo sư. ...

Mới nhất

Mở 5 tuyến xe buýt kết nối TPHCM với sân bay Long Thành

TPO - Theo dự báo của các cơ quan chức năng, sẽ có khoảng 80% lượng hành khách có nhu cầu di chuyển từ Sân bay Long Thành về TPHCM và ngược lại. TPO - Theo dự báo của các cơ quan chức năng, sẽ có khoảng 80% lượng hành khách có nhu cầu di chuyển từ...

Chấm dứt hoạt động đạp vịt ở Đà Lạt, gần 100 chiếc thuyền ‘phơi nắng, dầm mưa’

TPO - UBND thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng đã có thông báo chấm dứt dịch vụ thuyền đạp vịt trên thắng cảnh hồ Xuân Hương sau 30 năm hoạt động do không có giấy phép. Hiện gần 100 thuyền đạp vịt xuống cấp, trơ trọi ở ngoài trời chờ cấp phép. ...

Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Ngày 3/11, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tuyên bố, Tổng thống Syria Bashar Assad chưa sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với phe đối lập ở nước này và theo nghĩa rộng hơn là với Ankara.

Loại cây mọc dại ở bờ bụi nhưng chứa đầy dưỡng chất quý

Khoa học hiện đại đã chứng minh những công dụng tuyệt vời này và khám phá thêm nhiều tiềm năng sức khỏe từ loài cây này.Hỗ trợ sức khỏe xương khớpDương xỉ là nguồn cung cấp canxi dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì hệ xương chắc khỏe. Canxi là khoáng...

Nguyên Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhận Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng

Ngày 4/11, tại TPHCM, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước đã vinh dự nhận Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng. ...

Mới nhất