Trang chủKinh tếNông nghiệpHồ nước ngọt đẹp như phim ở Bình Định, nuôi cá đặc...

Hồ nước ngọt đẹp như phim ở Bình Định, nuôi cá đặc sản, cá điêu hồng kiểu gì mà bán sang Nhật Bản?

Cá điêu hồng thơm ngon được nuôi ở hồ Định Bình-một hồ nước ngọt nhân tạo cảnh quan đẹp như phim ở huyện miền núi Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định). Nghề nuôi cá điêu hồng trên lòng hồ đã mang lại thu nhập tốt cho nhiều nông dân. Đặc biệt loại cá này đã bán sang thị trường Nhật Bản.

“Sống khoẻ” nhờ nghề nuôi cá điêu hồng

Nuôi cá nước ngọt trong lồng bè ở hồ Định Bình được người dân miền núi huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định thực hiện hơn 10 năm qua. 

Đến nay, đã có 32 hộ nuôi với 460 lồng nuôi các loại cá điêu hồng, thác lác cườm. Đây là vùng nước sạch, phù hợp với phát triển sản xuất nuôi thủy sản nên chính quyền địa phương khuyến khích sản xuất. 

Huyện Vĩnh Thạnh đã quy hoạch các vùng nuôi, đảm bảo điều điệu để người dân phát triển nuôi cá lồng bè.

Hằng năm, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh tổ chức gặp gỡ và chuyển giao, hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá lồng bè cho người dân.

Nông dân Nguyễn Văn Lê (58 tuổi), trú khu phố Đình An, thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh dùng ghe máy ra khu vực lòng hồ Định Bình, xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh, chăm sóc cá nuôi trong lồng bè vào buổi sáng mỗi ngày.

Ở một huyện miền núi Bình Định, có loại cá màu sắc bắt mắt, nổi tiếng thơm ngon- Ảnh 1.

Cá điêu hồng-cá đặc sản được nuôi ở hồ Định Bình, huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Ảnh: QN.

Tại khu bè của gia đình nông dân Nguyễn Văn Lê có 22 lồng nuôi cá đặc sản, cá thả nuôi từ 3 tháng đến 5 tháng.

Ở một huyện miền núi Bình Định, có loại cá màu sắc bắt mắt, nổi tiếng thơm ngon- Ảnh 2.

Nghề nuôi cá lồng, trong đó có nuôi cá điêu hồng bè giúp nông dân Bình Định có thu nhập ổn định. Ảnh: QN.

“Tôi bắt đầu nuôi cá điêu hồng ở hồ Định Định được 2 năm, cá nuôi phát triển tốt, ít dịch bệnh. Trung bình mỗi năm, trừ tất cả chi phí, việc nuôi cá điêu hồng trong lồng bè ở hồ Định Bình đã mang về hơn 100 triệu đồng”, nông dân Lê nói.

Tháng 5/2024, nông dân Nguyễn Văn Lê được Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Định) và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh hỗ trợ nuôi cá điêu hồng gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm. Khi tham gia mô hình này, ông Lê được hỗ trợ 50% thức ăn, con giống, hướng dẫn kỹ thuật.

Theo nông dân Nguyễn Văn Lê, mô hình khuyến nông tạo điều kiện giúp thức ăn và con giống.

“Khi thấy được hỗ trợ mọi điều kiện, tôi tìm mọi cách để nuôi hiệu quả. Đầu ra cá diêu hồng đang ở mức cao, khoảng 52 ngàn đồng/kg, nhiều người mua lắm, có cá thịt thì thương lái sẽ mua ngay. 

Trước đây, khi nuôi chưa có mô hình khuyến nông thì bà con vẫn nuôi bình thường, nhưng do tiền vốn đầu tư cao quá, nhà nước hỗ trợ cho mình 50%, thì phát triển thuận lợi. Tôi nuôi 2 năm chưa có trở ngại”, nông dân Lê chia sẻ.

Thời gian qua, việc phát triển nuôi cá lồng bè trên hồ thủy lợi, đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân miền núi. Ngành Nông nghiệp và các dự án khuyến nông đã hỗ trợ người dân miền núi đầu tư và mở rộng các bè nuôi, mang lại thu nhập ổn định.

Ở một huyện miền núi Bình Định, có loại cá màu sắc bắt mắt, nổi tiếng thơm ngon- Ảnh 3.

Nuôi cá điêu hồng bằng lồng bè trên hồ Định Bình. Ảnh: QN.

Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh Lê Văn Thuận cho hay, hiện nay, chất lượng cá nuôi cá trong lồng bè ở hồ Định Bình đảm bảo yêu cầu về chất lượng, số lượng, nguồn thu bình quân 100 triệu đồng mỗi hộ một năm.

“Cá điêu hồng này thì bà con cũng đã nuôi lâu rồi, tuy nhiên việc bà con nuôi tỷ lệ sống rất thấp, hao hụt. Qua mô hình nuôi cá thương phẩm cá điêu hồng gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm thì chúng tôi theo dõi từ khi thả tới nay đã gần xuất bán rồi nhưng tỷ lệ sống cao (98%), phải giữ được tỷ lệ sống cao mới đạt được năng suất.
Sang năm tiếp tục triển khai một mô hình cá điêu hồng này nữa. Đối với vùng xã khó khăn thì hỗ trợ 100% vừa giống, thức ăn, tập huấn chẳng hạn”, ông Thuận nói.

Xuất khẩu cá diêu hồng sang thị trường Nhật Bản

Hồ Định Bình có dung tích chứa lớn nhất trong các hồ chứa ở tỉnh Bình Định với hơn 226 triệu m3, diện tích mặt nước hơn 1.200ha.

Hiện nay, người dân chỉ mới khai thác một phần diện tích nhỏ mặt hồ để nuôi cá nước ngọt. Sản lượng cá điêu hồng nuôi trong hồ Định Bình có thể cung ứng ra thị trường 500 tấn/năm.

Đa số người nuôi cá bán qua thương lái và chưa có doanh nghiệp nào đứng ra bao tiêu sản phẩm để người dân sản mở rộng quy mô bè nuôi, nâng cao thu nhập.

Theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định Huỳnh Việt Hùng, các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh, nhất là hồ Định Bình có thế mạnh để phát triển nuôi cá lồng bè.

Ở một huyện miền núi Bình Định, có loại cá màu sắc bắt mắt, nổi tiếng thơm ngon- Ảnh 4.

Cá điêu hồng nuôi ở hồ Định Bình, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định đã xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ảnh: QN.

Tuy nhiên, phương thức nuôi truyền thống của người dân chưa đạt hiệu quả cao khi nuôi cá ở hồ thủy lợi.

Ông Huỳnh Việt Hùng cho rằng, mô hình nuôi cá thương phẩm điêu hồng và liên kết tiêu thụ sản phẩm giúp người dân tiếp cận với các kỹ thuật nuôi cá hiện đại, tăng được năng suất:

“Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trên hồ Định Bình đang phát triển tốt và tỷ lệ sống tương đối cao. Năm nay mình làm tới 3 mô hình: Hồ Cát Sơn, Phù Cát; hồ Núi Một, thị xã An Nhơn; hồ Định Bình, Vĩnh Thạnh. Chúng tôi hướng dẫn về kỹ thuật, bám sát mô hình thường xuyên giúp cho người dân thay đổi theo hướng kỹ thuật chứ không phải theo kỹ thuật hồi xưa. Từ đó giúp bà con dần thay đổi làm theo quy trình, kỹ thuật”, ông Hùng cho hay.

Ở một huyện miền núi Bình Định, có loại cá màu sắc bắt mắt, nổi tiếng thơm ngon- Ảnh 5.

Cá điêu hồng được nuôi ở hồ Định Bình (huyện miền núi Vĩnh Thạnh, Bình Định) đã mang lại thu nhập tốt cho nhiều nông dân. Ảnh: QN.

Ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định đang xây dựng chuỗi liên kết, tiêu thụ cá điêu hồng lòng hồ thủy lợi Định Bình để chế biến sashimi, xuất khẩu sang Nhật Bản. Công ty TNHH Mãi Tín Bình Định (đóng tại Khu kinh tế Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) chuyên sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản đông lạnh đã mua cá điêu hồng tại hồ Định Bình về chế biến thành món sashimi, đóng hộp gửi qua Nhật để các đối tác thử khẩu vị và sau đó đã nhận được phản hồi tích cực.

Từ kết quả khả quan đó, Công ty này phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Định xây dựng chuỗi liên kết, tiêu thụ cá điêu hồng trong hồ thủy lợi Định Bình.

Lãnh đạo tỉnh Bình Định giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh làm việc trực tiếp với các hộ nuôi cá ở hồ Định Bình bán cá điêu hồng cho Nhà máy của Công ty TNHH Mãi Tín Bình Định không qua trung gian.





Nguồn: https://danviet.vn/ho-nuoc-ngot-dep-nhu-phim-o-binh-dinh-nuoi-ca-dac-san-ca-dieu-hong-kieu-gi-ma-ban-sang-nhat-ban-20241104104833381.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mở ra cơ hội hợp tác nông nghiệp bền vững

Chiều ngày 21/12/2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đã vinh dự đón tiếp đồng chí Xaysomphone Phomvihane, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, trong chuyến thăm và làm việc tại công...

Không lo thất nghiệp, mức lương lên tới 20 triệu đồng/tháng

Làm việc trong ngành này, khi đã có kinh nghiệm, tay nghề vững, mức thu nhập có thể đạt 20 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, lĩnh vực này cũng có nhiều cơ hội cho các em làm thêm để tăng thu nhập ngoài mức lương chính. ...

Hợp tác công – tư hỗ trợ nông dân xây dựng nền nông nghiệp minh bạch, an toàn, có trách nhiệm

Dau 3 năm phối hợp thực hiện, Chương trình Hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) phối hợp với Hiệp hội CropLife Việt Nam thực hiện đã đạt được nhiều...

Loài côn trùng tên nghe mắc cười, bay tối ngày, nuôi thành công ở Ninh Thuận, sản phẩm mật ngọt đạt sao OCOP

UBND TP. Phan Rang-Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) vừa tổ chức lễ công bố; trao giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt OCOP 3 và 4 sao năm 2024. Trong số này có sản phẩm mật ong dú của Công ty TNHH Ong dú Jichi. Loài chúa nhưng nhỏ tí ti, mang lại nguồn lợi cao Trong số này có những sản phẩm độc đáo như sản phẩm Ong dú nuôi kiểng nhà phố của Công ty TNHH Ong dú...

Luật sư mới của Đàm Vĩnh Hưng trong vụ kiện vợ chồng ca sỹ Bích Tuyền giỏi cỡ nào?

Luật sư Từ Huy Hoàng - đại diện mới của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trong vụ kiện vợ chồng ca sỹ Bích Tuyền là một tên tuổi uy tín trong cộng đồng người Việt tại quận Cam. Ông đạt được nhiều thành công trong các vụ kiện tại Mỹ và...

Bài đọc nhiều

Cần Thơ hướng đến trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của khu vực ĐBSCL

Thực hiện Quy hoạch phát triển giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045, Thành phố Cần Thơ sẽ hình thành 7 khu nông nghiệp công nghệ cao và 2 khu chăn nuôi tập trung. Đến năm 2045, Thành phố Cần Thơ phấn đấu trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với nền nông nghiệp thông minh, tuần hoàn, thân thiện với môi trường.Bộ Nông nghiệp và Phát triển...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) và hai đối tác Nhật...

Trung Quốc chậm mua hàng, giá một loại tinh bột của Việt Nam giảm sâu

Giá sắn đang có xu hướng giảm sâu do nhu cầu mua hàng từ các nhà máy của Trung Quốc rất chậm. ...

HTX táo Cam Thành Nam mong đưa quả táo đi xa

Gửi tới Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024, anh Hồ Tấn Cường - Giám đốc HTX táo Cam Thành Nam cho rằng, cần có những hướng dẫn cụ thể và hỗ trợ về chính sách cho sản phẩm quả táo ở địa phương được...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Mới nhất