Trang chủNewsThời sựCần có chính sách đặc thù giúp người dân vùng ảnh hưởng...

Cần có chính sách đặc thù giúp người dân vùng ảnh hưởng của bão ổn định cuộc sống

(TN&MT) – Phát biểu thảo luận tại phiên đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần có chính sách đặc thù giúp người dân vùng ảnh hưởng của bão ổn định cuộc sống; Có giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm khoáng sản; tăng cường nhận thức về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh ở các địa phương…

041120240812-z5996913512779_d1bad1257e89c3f88c54db49dbb58e5b.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương tham dự phiên họp

Sáng 4/11, Quốc hội tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8. Tham dự phiên họp có Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thảo luận tại hội trường về Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025.

Điều hành nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về 4 nội dung:

041120240813-z5996866990024_02bd6152a3d7a378f7d383ed90f0cca3.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025; Tình hình thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB).

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, các nội dung nêu trên đã được Quốc hội thảo luận tại tổ với 308 lượt ý kiến phát biểu. Các ý kiến thảo luận đã được Tổng Thư ký tổng hợp gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, các cơ quan liên quan để nghiên cứu, tiếp thu.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận vào các nội dung đã nêu trong các Tờ trình của Chính phủ, các báo cáo thẩm tra của các cơ quan Quốc hội, các gợi ý thảo luận của các cơ quan thẩm tra đã chuẩn bị tập trung vào các thách thức cần phải vượt qua bất cập, khó khăn, vướng mắc và giải pháp tháo gỡ để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về kinh tế xã hội năm 2024, dự kiến cho năm 2025. Các đại biểu cho ý kiến đối với tình hình thi hành Hiến pháp, thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quả đã đạt được, các vấn đề cần lưu ý, quan tâm và có giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật trong thời gian tới…

Cần có chính sách đặc thù giúp người dân vùng ảnh hưởng của bão ổn định cuộc sống

041120240849-z5996979093285_2f78fec544fb22aaaf633223f82de7f0.jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Yến – Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tham gia thảo luận tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Thị Yến – Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, trong năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song dưới sự lãnh đạo của Đảng, quyết sách của Quốc hội, sự điều hành năng động, sáng tạo, sát sao, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, dự kiến cả năm đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu, tăng trưởng GDP ước đạt 6,8 – 7%, thu ngân sách nhà nước ước tăng trên 10%.

Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá cao nhờ sự phát triển bền vững và năng lực điều hành linh hoạt của Chính phủ, dự báo Việt Nam sẽ nằm trong nhóm 10 nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu thế giới, khẳng định vai trò nổi bật của Việt Nam trong khu vực và trên quốc tế.

Theo đại biểu, trong những tháng cuối năm, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 và số 6, Chính phủ đã nhanh chóng chỉ đạo công tác phòng, tránh, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ có những cơ chế, chính sách đặc thù, tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm giúp các địa phương, người dân khôi phục sinh kế, ổn định cuộc sống và tái thiết vùng bị ảnh hưởng, đảm bảo tăng trưởng.

Đại biểu cho biết, thời gian qua, Chính phủ không chỉ ban hành và chỉ đạo khắc phục nợ đọng văn bản, chuẩn bị nhiều dự thảo luật trình Quốc hội, trong đó có một số luật thông qua theo thủ tục một kỳ họp, nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo khung pháp lý vững chắc để điều hành, quản lý kinh tế – xã hội một cách toàn diện. Để đảm bảo thực thi hiệu quả, đại biểu đề nghị sớm ban hành các văn bản còn nợ đọng và kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật để thực hiện đồng bộ khi Luật có hiệu lực; tập trung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật.

Có giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm khoáng sản

041120240805-z5996895130787_ba6e515c40ef92b1661783b18fe4b99e.jpg
Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

Quan tâm đến việc quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm khoáng sản, đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho biết, Luật Địa chất, khoáng sản dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 đã sửa đổi, bổ sung rất nhiều điểm bất cập về quản lý nhà nước, nhằm khai thác, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả. Đại biểu khẳng định, khoáng sản là tài nguyên quý giá của đất nước, hầu hết không được tái tạo phát triển mà ngày càng cạn kiệt, đòi hỏi phải được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, đóng góp tương xứng vào ngân sách nhà nước, góp phần vào sự phát triển quan trọng của đất nước.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, nhiều nơi vẫn còn vấn đề cần phải nghiên cứu thấu đáo, vì khoáng sản là “miếng mồi ngon” mà những người biết cách sẽ khai thác triệt để, bất chấp hệ quả, miễn là có lợi cho họ. Nhiều khoáng sản quý giá nằm lẫn lộn trong đất đá nên tổ chức, cá nhân lợi dụng sơ hở của luật pháp trong quản lý để lách luật, khai thác hàng quý hiếm này chung với vật liệu thông thường để tiêu thụ, mà không bị phát hiện. Ngoài ra, việc khai thác khoáng sản quý trái phép diễn ra cục bộ ở một số nơi vẫn qua mắt được cơ quan chức năng. Mặt khác, việc kê khai số lượng quặng khoáng sản được thu hồi phụ thuộc vào tính tự giác của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, cơ quan quản lý nhà nước rất khó kiểm soát. Chưa kể đến các mỏ khoáng sản được cấp phép khai thác theo theo cơ chế xin – cho, cũng làm thất thu ngân sách nhà nước.

Đại biểu lo ngại tại những địa phương vùng cao, có những khoáng sản đi kèm như đất, đá, xỉ than lẫn lộn với khoáng sản quý vẫn chưa được sử dụng khai thác, bị thải bỏ gây ra lãng phí, có nơi chất thành đống cao, nguy cơ sạt lở, ô nhiễm môi trường đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người dân, trong khi đó đất đá để xây lắp cho các công trình không đủ để sử dụng.

Một vấn đề nữa, được đại biểu đề cập đó là hạ tầng giao thông đã được Quốc hội thông qua và từng bước triển khai nhưng việc triển khai ở các địa phương gặp khó. Áp lực sử dụng các sỏi thông thường để san lấp, khả năng thiếu vật liệu là rất lớn, sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các dự án, công trình nhưng có điều nghịch lý là khối lượng đất đá thải ra từ các mỏ lại chưa sử dụng do chưa nghiên cứu để sử dụng cho công trình.

Đại biểu đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành có giải pháp cần thiết để sử dụng đất đá thải ra từ các mỏ khoáng sản, xỉ than, từ các nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện để sử dụng thay thế cho các sông làm vật liệu thông thường. Cát biển cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng, có đánh giá tác động để khi sử dụng không ảnh hưởng đến môi trường; nghiên cứu xây dựng cầu cảng trên vùng đất yếu, vùng trũng, đồng bằng sông Cửu Long cần nhanh chóng thực hiện thí điểm.

Nhận thức về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh ở các địa phương chưa đồng đều

041120240841-z5997011553990_bb38da05f9a406a45b90cf1b59d9dfcb.jpg
Đại biểu Lê Đào An Xuân – Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên

Quan tâm tới các định hướng tăng trưởng xanh, đại biểu Lê Đào An Xuân – Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên cho biết, trong bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị trung ương 10 vừa qua cho thấy, trong 8 vấn đề lớn về phương hướng giải pháp chiến lược nêu tại dự thảo văn kiện, nội dung chuyển đổi xanh được xác định là một trong những động lực chính cho phát triển. Tuy nhiên ở cấp độ địa phương và cấp độ doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng trưởng xanh dường như vẫn là một xu hướng của tương lai.

Đại biểu nhấn mạnh, ở góc độ trung ương đã xác định rõ các mục tiêu, chỉ tiêu về định hướng xanh nhưng ở cấp độ địa phương nhận thức chưa đồng đều. Đại biểu nêu một số khó khăn gặp phải như: nhận thức về tăng trưởng xanh chuyển đổi xanh chưa đồng đều; có sự xung đột, hoặc trùng lặp nhau khi triển khai các chiến lược có liên quan đến xanh như là chiến lược phát triển bền vững, chiến lược ứng phó biến đổi khí hậu, chiến lược tăng trưởng xanh… gây bối rối cho các địa phương khi thực hiện dẫn đến dàn trải, thiếu trọng tâm; nguồn lực thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh chưa rõ ràng, phần lớn là lồng ghép hoặc từ các nguồn tài trợ; doanh nghiệp vừa nhỏ và siêu nhỏ chưa tiếp cận được các thông tin, chưa nhận được các hỗ trợ cụ thể để chuyển đổi xanh.

Để các địa phương, doanh nghiệp tiếp cận nhanh hơn với tiến trình chuyển đổi xanh đại biểu kiến nghị:

041120240812-z5996866901990_3d016f7e7b52b56a719e607cac31a7cf.jpg
Toàn cảnh phiên họp

Thứ nhất, phát huy vai trò tiên phong, dẫn dắt của nhà nước trong chuyển đổi xanh, thông qua các quy định về mua sắm công xanh. Trước mắt, ưu tiên xây dựng quy định về tỷ lệ chi tiêu cho mua sắm công xanh trong tổng chi mua sắm công; ưu tiên triển khai cho một nhóm sản phẩm công xanh, như tỷ lệ bắt buộc mua sắm các loại xe công sử dụng nguyên liệu sạch…

Thứ hai, cần rà soát xây dựng các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật về chuyển đổi xanh trên từng ngành, lĩnh vực; đồng thời xây dựng đầy đủ các quy định pháp luật để đảm bảo việc hỗ trợ, khuyến khích áp dụng, cũng như thực thi, kiểm soát, giám sát việc tuân thủ. Đây là bước đầu để xác định sản phẩm doanh nghiệp đã xanh hay chưa.

Thứ ba, tranh thủ các nguồn lực, bởi hiện nay thực hiện chuyển đổi xanh ở các địa phương chủ yếu dựa trên hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, thủ tục để tiếp nhận các nguồn lực này hiện khá phức tạp. Do vậy, đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát các nghị định liên quan đến sử dụng vốn viện trợ, hỗ trợ để tạo điều kiện cho các địa phương khai thác tốt nguồn lực phục vụ chuyển đổi xanh.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/can-co-chinh-sach-dac-thu-giup-nguoi-dan-vung-anh-huong-cua-bao-on-dinh-cuoc-song-382651.html

Cùng chủ đề

Văn hóa là trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội

Với chiều dài lịch sử, bề dày văn hiến ngàn năm, Hà Nội luôn luôn nhận thức sâu sắc vấn đề văn hóa vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài; văn hóa đang trở thành trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội; quan điểm bảo đảm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con...

Có chính sách hỗ trợ mua BHYT cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không?

Câu hỏi: Lớp tôi có một bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, lại hay bị ốm đau phải đi viện. Tôi muốn hỏi có chính sách hỗ trợ mua bảo hiểm y tế (BHYT) cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không? – Hoàng Ngọc Anh (Cầu Giấy, Hà Nội).  BHXH trả lời: Đối với học sinh, sinh viên, hiện mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở. Tuy nhiên, học sinh, sinh viên...

Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong nghiên cứu chính sách ngành TN&MT

Thứ trưởng nhấn mạnh: “Nghiên cứu về chính sách TN&MT là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và là tài lực quan trọng nhất...” Do đó, Viện cần tổ chức nghiên cứu bài bản về nhiệm vụ này và có những đề xuất nghiên cứu...

Tăng cường nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội

Gia đình bà H (ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, công việc không ổn định, vốn liếng không có cho nên cái nghèo cứ đeo bám. Bà H chia sẻ: "Từ năm 2013, gia đình tôi được tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn của Hội Phụ nữ thôn, được bình xét cho vay vốn chương trình hộ nghèo từ Ngân hàng Chính sách xã...

Trình bổ sung chính sách đặc thù cho Nghệ An phát triển nhanh và bền vững

Đề xuất 4 chính sách mới phù hợp thực tiễn phát triển của tỉnh Nghệ AnVề nhóm chính sách tương tự đã được áp dụng tại các địa phương khác hoặc tương tự nhưng có điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với tình hình thực...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thực hiện sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu tại 184 đường ngang có người gác

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1324/QĐ-TTg về việc thực hiện sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu tại các đường ngang có người gác. Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp tục thực hiện...

Thúc đẩy đô thị hóa, giải quyết nhu cầu đất ở, nhà ở cho nhân dân

(TN&MT) - Sáng 3/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp. ...

Đưa quan hệ Việt Nam-Qatar bước vào một giai đoạn mới, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, tin cậy sâu sắc hơn

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa có cuộc trả lời phỏng vấn Báo ASIAN Telegraph (Qatar) nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhà nước Qatar. - Xin ngài đánh giá vai trò của Qatar đối với...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Chiều 2/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Esteban Lazo Hernández, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Cuba nhân dịp thăm làm việc tại Việt Nam. ...

Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt. ...

Bài đọc nhiều

Kết tội kẻ sát hại 2 hướng dẫn viên người Việt ở Las Vegas năm 2018

(CLO) Một bồi thẩm đoàn đã kết tội một người đàn ông đột nhập vào một phòng tại khách sạn-sòng bạc ở Las Vegas Strip và cướp rồi giết hai hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam hồi tháng 6 năm 2018. ...

Bella Vũ được vinh danh tại Women of the Future 50 Rising Stars in ESG

Chương trình Women of the Future 50 Rising Stars in ESG (Phụ nữ tương lai - 50 ngôi sao mới ở các lĩnh vực môi trường - xã hội - quản trị) vừa công bố danh sách 50 người được vinh danh năm 2024. Bella Vũ (tên thật Vũ Huyền Diệu) là người Việt Nam duy nhất vinh dự có mặt trong danh sách này. Bella Vũ cũng xem đây là cơ...

Bộ TT&TT đề nghị dừng hoạt động Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Bộ TT&TT vừa có văn bản gửi Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (cơ quan chủ quản của Tạp chí Môi trường và Đô thị) về việc dừng hoạt động Tạp chí Môi trường và đô thị Việt Nam. ...

Cuộc đua marathon, bước chân mở đường và dấu ấn lịch sử trên đất Ả Rập

(Dân trí) - "Máu lửa", "chạy đua" là điều Thủ tướng nhiều lần nhấn mạnh để khích lệ việc thúc đẩy hợp tác. Nhờ đó, 6 ngày công du ở 3 nước Trung Đông của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử.   Trong tâm trí nhiều người, vùng đất Ả Rập chỉ có nắng, gió, cát vàng cùng những câu chuyện huyền thoại trên sa mạc rộng lớn. Nhưng ngày nay, các quốc gia...

Ukraine tung “cú đấm thép” ở Kursk; Nga không kích xuyên đêm vào Kiev

Ukraine tung 'cú đấm thép" ở Kursk; Ukraine tố Nga không kích xuyên đêm vào Kiev... là những thông tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/11. Ukraine phải điều "quân tinh nhuệ" giải cứu sĩ quan Mỹ? Bộ Quốc phòng Nga vừa qua cho biết, quân Ukraine đã xâm nhập vào lãnh thổ vùng Kursk tiếp tục hứng chịu thất bại; Lữ đoàn 47 của quân đội Ukraine được điều...

Cùng chuyên mục

‘Sập bẫy’ lừa đảo, cụ bà suýt mất 300 triệu đồng

Nhờ sự cảnh giác của nhân viên ngân hàng và lực lượng công an, một cụ bà ở TP Biên Hòa (Đồng Nai) thoát khỏi bẫy lừa đảo của kẻ gian, suýt mất 380 triệu đồng. Ngày 4/11, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp cùng ngân hàng Vietinbank kịp thời ngăn chặn một vụ lừa đảo qua điện thoại tinh vi, giúp cụ bà H.T.H.H. (ngụ phường Hiệp Hoà, TP Biên Hoà) tránh mất 380 triệu đồng. Theo thông tin...

Bộ Công Thương thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO

Bộ Công Thương vừa ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong bộ thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO. Cụ thể, Bộ Công Thương mới ban hành Quyết định số 2881/QĐ-BTC về việc Ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong Bộ Công Thương thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước của Bộ Công Thương đối...

Kinh tế Hoa Kỳ được dự báo tỏa sáng trước thềm bầu cử Mỹ

Nền kinh tế Mỹ sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong quý 3 khi lạm phát giảm, tiền lương tăng, thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng trước cuộc bầu cử Mỹ căng thẳng Nền kinh tế Mỹ có khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong quý 3 khi lạm phát giảm và tiền lương tăng mạnh đã thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng trước cuộc bầu cử tổng thống...

Xín Mần (Hà Giang): Từng bước nâng cao đời sống cho đồng bào các DTTS

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 150km, Xín Mần là huyện vùng cao, biên giới phía Tây tỉnh Hà Giang. Đây là địa bàn sinh sống của hơn 7 vạn người thuộc cộng đồng 16 dân tộc, với 14.771 hộ dân, trong đó có 6.591 hộ nghèo. Hiện nay, 100% hộ nghèo là đồng bào các DTTS, vì vậy, huyện Xín Mần xác định việc triển khai các Chương trình MTQG có ý nghĩa hết sức quan...

Báo Kinh tế & Đô thị sinh hoạt chuyên đề về cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quán triệt các...

Kinhtedothi -Sáng 4/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức sinh hoạt chuyên đề về cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; quán triệt, tiếp tục triển khai các quy định quan trọng của T.Ư và TP Hà Nội. Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Bí thư Đảng uỷ, Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô...

Mới nhất

Thủ tướng Chính phủ biểu dương đội ngũ an ninh mạng Viettel

Ngày 1/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư biểu dương các kỹ sư an ninh mạng của Viettel vì thành tích giành ngôi vô địch 2 năm liên tiếp tại Pwn2Own - một trong những cuộc thi an ninh mạng lớn nhất và uy tín nhất thế giới. Ngày 25/10, đội ngũ Viettel Cyber Security giành ngôi vô địch...

Xín Mần (Hà Giang): Từng bước nâng cao đời sống cho đồng bào các DTTS

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 150km, Xín Mần là huyện vùng cao, biên giới phía Tây tỉnh Hà Giang. Đây là địa bàn sinh sống của hơn 7 vạn người thuộc cộng đồng 16 dân tộc, với 14.771 hộ dân, trong đó có 6.591 hộ nghèo. Hiện nay, 100% hộ nghèo là đồng bào các DTTS,...

Đoàn doanh nghiệp dự Hội nghị Logistics 2024 đến tham quan Cảng Quốc tế Long An

Ngày 1/11, Cảng Quốc tế Long An tổ chức đón gần 80 đại biểu đến từ các tổ chức, doanh nghiệp, dối tác tham gia trong chuỗi sự kiện Hội nghị Logistics 2024 đến tham quan và tìm cơ hội hợp tác. Đoàn doanh nghiệp dự Hội nghị Logistics 2024 đến tham quan Cảng Quốc tế Long AnNgày 1/11, Cảng...

Đại diện SK giữ vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị Imexpharm

Ông Sung Min Woo, Phó chủ tịch SK Inc được giao đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị mới của Imexpharm. Tính tới quý II/2024, SK và các bên có liên quan nắm giữ 64,8% vốn Imexpharm. Đại diện SK giữ vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị ImexpharmÔng Sung Min Woo, Phó chủ tịch SK...

Già hóa dân số, mỗi người có 10 năm sống với bệnh tật

Bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi nhiều nhất hiện nay là tim mạch, trong đó có các bệnh lý về huyết áp, xơ vữa động mạch, động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại biên. ...

Mới nhất