Không còn phá rừng làm rẫy, 906 hộ đồng bào dân tộc Chăm, Ba Na ở xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã nhận trách nhiệm quản lý, bảo vệ hơn 25.000 ha rừng tự nhiên ở vùng thượng nguồn sông Kỳ Lộ. Không chỉ được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, mà nhiều hộ được giao đất rừng sản xuất để phát triển kinh tế.Ngày 1/11, Trung tâm Xúc tiến đầu tư – Thương mại và Hội chợ Triển lãm TP. Cần Thơ đã tổ chức khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam 2024. Bí thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu và Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường tham dự khai mạc.Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.Những năm qua, với việc lồng ghép và thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng, Nhà nước; cùng với hướng đi, giải pháp tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương, diện mạo của xã biên giới Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã có sự thay đổi đáng kể, kinh tế – xã hội từng bước phát triển, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt.Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 150km, Xín Mần là huyện vùng cao, biên giới phía Tây tỉnh Hà Giang. Đây là địa bàn sinh sống của hơn 7 vạn người thuộc cộng đồng 16 dân tộc, với 14.771 hộ dân, trong đó có 6.591 hộ nghèo. Hiện nay, 100% hộ nghèo là đồng bào các DTTS, vì vậy, huyện Xín Mần xác định việc triển khai các Chương trình MTQG có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội , từng bước nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS nghèo.Hiện nay ở các buôn làng Tây Nguyên xuất hiện ngày càng nhiều những nữ trưởng buôn trẻ. Với lợi thế về trình độ, hiểu biết về xã hội, phong tục tập quán, công nghệ thông tin và tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, họ đã có nhiều đóng góp cho cho sự phát triển của buôn làng.Năm 2024, mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, song việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được những kết quả tích cực.Không còn phá rừng làm rẫy, 906 hộ đồng bào dân tộc Chăm, Ba Na ở xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã nhận trách nhiệm quản lý, bảo vệ hơn 25.000 ha rừng tự nhiên ở vùng thượng nguồn sông Kỳ Lộ. Không chỉ được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, mà nhiều hộ được giao đất rừng sản xuất để phát triển kinh tế.Bản trôi, nhà mất, nhiều phận đời chìm nổi, trắng tay sau cơn cuồng nộ của thiên tai. Cuộc sống của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi vốn dĩ đã chật vật, nay càng thêm khốn quẫn. Cần đánh giá kỹ lưỡng tình hình kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi sau thiên tai để có cái nhìn toàn diện, có giải pháp khả quan, sát thực tế đang được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm kiến nghị tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Chương trình Vấn đề – Sự kiện tuần này của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này bàn về vấn đề: Giải quyết những vấn đề cấp bách và lâu dài sau thiên tai ở vùng đồng bào DTTS như thế nào?Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết, phát triển kinh tế, gìn giữ an ninh trật tự, chung sức xây dựng nông thôn mớiThông tin từ Bộ Công Thương cho biết, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua tiếp tục duy trì tăng trưởng khi thu về khoảng 299,63 tỷ USD (tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023).Theo Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam (gọi tắt là Đề án), xây dựng du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam là mục tiêu trọng yếu; đáp ứng cơ bản các yêu cầu của quốc tế và khu vực ASEAN đối với hoạt động du lịch cộng đồng.Được làm từ những hạt ngô của vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), phở ngô đang được đón nhận như một món ăn độc đáo, hấp dẫn và lạ miệng. Câu chuyện kể về những cây ngô với phương thức thổ canh hốc đá, về phở ngô và miền đá Hà Giang khiến người thưởng thức món ăn này cảm thấy đầy thú vị.Với sự vào cuộc của các cấp Hội LHPN, việc triển khai Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện biên giới Ngọc Hồi (Kon Tum) đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm; xóa bỏ định kiến về giới, khuôn mẫu giới; nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS.
Xã Phú Mỡ hiện có 4 tổ cộng đồng quản lý và bảo vệ rừng ở các thôn: Phú Giang, Phú Tiến, Phú Đồng, Phú Lợi, với số lượng 150 người. Đây là lực lượng nòng cốt để triển khai các chương trình, kế hoạch hoạt động quản lý bảo vệ rừng.
Là một người tiên phong trong việc bảo vệ rừng, ông La O Bé, 58 tuổi, ở thôn Phú Lợi, xã Phú Mỡ hằng ngày dậy từ rất sớm để đi thăm rừng và tìm mật. Ông Bé bảo, hơn 25.000 ha rừng nơi đây, ông thuộc từng nơi có gỗ quý, nơi có những cây rừng to nhất.
“Đây là thượng nguồn sông Kỳ Lộ, những cánh rừng này đã nuôi sống chúng tôi từ khi cất tiếng khóc chào đời nên bằng mọi giá, tôi phải bảo vệ chung”, ông Bé nói.
Phú Mỡ là xã miền núi xa nhất, khó khăn nhất của tỉnh Phú Yên, nơi thượng nguồn của con sông Kỳ Lộ với chiều dài hơn 120km chảy qua huyện Đồng Xuân và huyện Tuy An. Toàn xã có 837 hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc Ba Na và dân tộc Chăm Hroi.
Cũng như ông Bé, nhiều đồng bào DTTS ở xã Phú Mỡ đã và đang tích cực tham gia quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên ở vùng thượng nguồn sông Kỳ Lộ. Từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng, người tham gia quản lý, bảo vệ rừng ở Phú Mỡ cũng có thêm kinh phí để trang trải cuộc sống.
Đang chuẩn bị lương thực để vào thăm rừng, ông La Lan Thông, Tổ trưởng tổ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng thôn Phú Lợi cho biết, các thành viên trong tổ báo vệ rừng trích tiền từ quỹ hoạt động của tổ quản lý bảo vệ rừng để mua các nhu yếu phẩm cần thiết.
“Các thành viên đi xe máy đến bìa rừng, sau đó cùng nhau đi bộ để kiểm tra từng cây gỗ quý, rà soát kỹ từng khu vực để phát hiện các trường hợp khai thác rừng trái phép. Thời gian cho mỗi chuyến tuần tra như vậy là từ mờ sáng đến chiều tối”, ông Thông cho biết.
Theo UBND xã Phú Mỡ, mô hình khoán quản lý bảo vệ rừng có mức hỗ trợ 400.000 đồng/ha/năm (Thông tư 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính). Với mức này, 4 tổ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng sẽ nhận 3,01 tỷ đồng sau thời gian 10 tháng (từ tháng 3 đến tháng 12/2024) làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ 25.000 ha rừng tự nhiên ở xã Phú Mỡ.
Hợp đồng giữa UBND xã và 4 tổ quản lý bảo vệ rừng sẽ được ký hàng năm. Lực lượng chức năng kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng trước khi giải ngân số tiền trên. Ước tính mỗi hộ sẽ có khoảng 10 triệu đồng/năm tiền hỗ trợ hoạt động quản lý, bảo vệ rừng.
Ngoài ra, chương trình giao đất rừng sản xuất (nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất) cho đồng bào DTTS ở xã Phú Mỡ trồng rừng, tăng sinh kế, cải thiện đời sống cũng được huyện Đồng Xuân thực hiện rất tốt. Đến nay, 46 hộ dân ở xã Phú Mỡ đã trồng keo trên phần đất được giao (3-6 ha/hộ) tại tiểu khu V2.2 và 75, với tổng diện tích 200 ha. Tại tiểu khu 74, khoảng 61 hộ dân cũng đã trồng keo (1-3ha/hộ), với tổng diện tích 107,8ha.
Theo Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Đồng Xuân, khu vực giao đất cho người dân xã Phú Mỡ chủ yếu là đất sét quặng, đá lẫn, nghèo dinh dưỡng, chỉ phù hợp với các loài cây lâm nghiệp cải tạo đất. Vậy nên, việc người dân trồng rừng phát triển kinh tế là phù hợp với điều kiện tự nhiên, đồng thời đảm bảo độ che phủ rừng trong khu vực, gắn kết mục tiêu phát triển kinh tế với chức năng phòng hộ của rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện đời sống người dân.
Bên cạnh đó, việc chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần nâng cao thu nhập cho người làm nghề rừng. Chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần giải quyết khó khăn về kinh phí hoạt động cho các chủ rừng nhà nước: nguồn thu từ tiền dịch vụ môi trường rừng của các chủ rừng nhà nước (từ 10% chi phí quản lý khoán bảo vệ rừng và một phần thu từ diện tích tự quản lý), đã góp phần giải quyết khó khăn về nguồn kinh phí hoạt động cho các đơn vị trong điều kiện kinh phí được cấp còn hạn hẹp. Từ nguồn kinh phí này, các chủ rừng chủ động hơn trong việc tổ chức lực lượng, hướng dẫn, đôn đốc và cùng với lực lượng nhận khoán tổ chức bảo vệ rừng có hiệu quả hơn.
Nguồn: https://baodantoc.vn/phu-yen-dong-bao-dtts-giu-rung-o-thuong-nguon-song-ky-lo-1730688504810.htm