Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ

Đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ

Từ ngày 15/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bỏ thi, chuyển sang chỉ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên theo quy định mới của Chính phủ.

bai chinh
Từ ngày 15/12/2024, chính thức bỏ thi thăng hạng giáo viên. Ảnh: Hàn Minh.

Bộ GDĐT vừa chính thức ban hành Thông tư số 13/2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học (ĐH) thay thế Thông tư số 34 ngày 30/11/2021. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2024.

Theo đó, điểm đổi mới đáng chú ý so với quy định cũ là không quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi thăng hạng do Chính phủ đã bỏ hình thức thi thăng hạng; không quy định nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng do Chính phủ đã quy định chi tiết tại Nghị định số 85/2023. Thông tư 13 quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng lên hạng II và hạng I đối với giáo viên mầm non, phổ thông, giáo viên dự bị đại họ cũng như quy định cụ thể việc xác định thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp tương đương.

Trước đó, việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề được thực hiện thông qua hình thức thi và xét. Tuy nhiên, việc tổ chức thăng hạng bằng hình thức thi hay xét tại địa phương là theo lựa chọn của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, Bộ GDĐT không có thẩm quyền bỏ quy định thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên và không có thẩm quyền đề nghị địa phương thực hiện thống nhất theo một hình thức là xét thăng hạng.

Thực tế có nhiều địa phương tổ chức xét thăng hạng cho giáo viên, không phải qua thi tuyển như Bắc Giang, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Hải Dương… Cuối tháng 7/2023, gần 2.500 giáo viên của Hà Nội đã viết tâm thư gửi tới Sở GDĐT, Sở Nội vụ và Chủ tịch UBND thành phố, bày tỏ mong muốn bỏ việc phải dự thi mới được xét thăng hạng, tăng lương. Đáng chú ý, trong số các giáo viên ký vào đơn thư gửi lãnh đạo các cấp, có gần 50% là các giáo viên thuộc thế hệ 6X, 7X. Lý do được các thầy cô chia sẻ là vì tiêu chí quan trọng nhất để xét thăng hạng cho giáo viên chính là những đóng góp cho ngành giáo dục. Với những thầy cô lớn tuổi, mặc dù có thời gian cống hiến dài cho ngành giáo dục, là giáo viên giỏi cấp cụm, thành phố, là chiến sĩ thi đua… đã được khẳng định trong thực tiễn công tác nhưng nếu tổ chức thi sẽ bất lợi vì trình độ tiếng Anh đã mai một, có thể sẽ không được thăng hạng nếu chẳng may sơ suất khi thi. Điều này gây ra thiệt thòi lớn cho thầy cô.

Với Thông tư mới, nhiều ý kiến bày tỏ sự đồng tình với việc thống nhất xét thăng hạng cho giáo viên trên cả nước, không còn tình trạng nơi xét, nơi thi, bớt một thủ tục làm khó giáo viên.

Thầy Lê Đức Dương – Trường THPT Cao Bá Quát (huyện Gia Lâm, Hà Nội) bày tỏ niềm vui đối với quy định mới sẽ giúp giáo viên không thêm áp lực phải ôn tập và dự thi một kỳ thi, thay vào đó là dành thời gian, công sức, nguồn kinh phí đó để đầu tư cho việc trau dồi nghiệp vụ chuyên môn và những dự án giáo dục khác sẽ phát huy giá trị hơn rất nhiều.

GS.TS Nguyễn Mậu Bành – Chủ tịch Hội Cựu Giáo chức Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ đối với Thông tư mới giúp giáo viên yên tâm tập trung trau dồi chuyên môn, nâng cao chất lượng bài giảng thay vì có thêm áp lực phải ôn luyện cả các môn ngoài chuyên ngành để tham gia dự thi. Nhìn từ thực tế, mức lương giáo viên hiện nay dù đã được cải thiện so với thời gian trước song để được giáo viên thực sự sống được bằng nghề thì vẫn còn một chặng đường dài. Việc tăng lương cho giáo viên theo năng lực và cống hiến cần được khuyến khích, thể hiện ở việc khi giáo viên có đủ điều kiện, thành tích để thăng hạng thì cần xét để giáo viên được đảm bảo quyền lợi, tránh “làm khó” giáo viên vì thi cử cũng có sơ sẩy.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ GDĐT cũng khẳng định các tiêu chuẩn được quy định cụ thể trong Thông tư 13 sẽ giúp đảm bảo yêu cầu tỉ lệ giáo viên hạng I tối đa 10%, hạng II không quá 50%, theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, cũng như lựa chọn được những người xứng đáng.



Nguồn: https://daidoanket.vn/xet-thang-hang-chuc-danh-nghe-nghiep-giao-vien-dam-bao-nang-cao-chat-luong-doi-ngu-10293727.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bản tin Mặt trận sáng 13/11

Bản tin Mặt trận sáng 13/11 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Ủy ban Mặt trận đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia tỉnh Kampot thăm tỉnh Kiên Giang; Quảng Nam: Chủ tịch Mặt trận tỉnh chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Pà Ong… ...

Tổng Bí thư Tô Lâm chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh, Hà Nội

Tối 12/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới dự chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con nhân dân liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Thủ đô Hà Nội. ...

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự Ngày hội Đại đoàn kết ở Vĩnh Phúc

Tối 12/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã về dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc - Ngày hội văn hóa Quân - Dân thôn Chiến Thắng, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. ...

Ủy ban Mặt trận đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia tỉnh Kampot thăm tỉnh Kiên Giang

Chiều 12/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kiên Giang đón tiếp đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia tỉnh Kampot đến thăm, chúc mừng Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền Thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 -18/11/2024). ...

Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện đất ở, đất sản xuất

Qua gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719, đời sống đồng bào các DTTS ở Đakrông (Quảng Trị) đã có những bước phát triển tích cực. Tuy nhiên, quá trình thực hiện nội dung hỗ trợ đất ở, đất sản xuất của Dự án 1 đang gặp nhiều khó khăn, cần có biện pháp giải quyết. ...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ

Theo SCMP, vụ việc xảy ra tại trường Trung học Longming ở Thượng Hải (Trung Quốc).Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bài kiểm tra có câu hỏi gợi ý học sinh đánh giá thứ hạng xã hội của gia đình. Câu hỏi đi kèm biểu đồ dạng thang, yêu cầu các em chọn từ 1 đến 10, tương đương với các mức độ "công việc không đứng đắn và lương thấp nhất", "trình độ học vấn...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với ngoại hình điển trai. ...

Cùng chuyên mục

Đạo đức người thầy 4.0

Trong thời đại ngày nay, đạo đức nhà giáo càng trở nên cần thiết và phải được cập nhật, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và giáo dục.

‘Giàn giáo’ hay ‘dàn giáo’, từ nào mới đúng chính tả?

Ngôn ngữ Tiếng Việt đa dạng và phong phú, khiến nhiều người bối rối giữa những cụm từ có ý nghĩa tương đồng hoặc phát âm giống nhau. Giàn giáo - dàn giáo là một trong những cặp từ thường gây nhầm lẫn.Trong Tiếng Việt, từ này chỉ hệ thống nâng đỡ công trình xây dựng, phương tiện cho người thợ thi công các công trình trên cao.Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy để lại...

Ngại cho con đi học mầm non vì sợ… dễ bệnh ?

Nhiều phụ huynh nghĩ nên để trẻ ở nhà với ông bà, người giúp việc rồi 4 - 5 tuổi cho cứng cáp mới cho trẻ đi học mẫu giáo để đỡ bị bệnh hơn. Các bác sĩ, người làm giáo dục khuyên...

Lớp xóa mù chữ ở huyện vùng cao của Quảng Ninh

Đều đặn các tối trong tuần, lớp học xóa mù chữ cho đồng bào ở xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh lại sáng đèn. Đây là lớp học rất đặc biệt bởi học viên đa phần đã làm bà, làm mẹ, họ đều có chung mơ ước học...

Tỉnh nào rộng nhất miền Nam?

Miền Nam gồm 2 thành phố trực thuộc trung ương và 17 tỉnh, mỗi tỉnh/thành có diện tích khác nhau? ...

Mới nhất

Hội Nhà báo Quảng Ninh phát động cuộc thi tác phẩm báo chí

(CLO) Nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Ban Thường vụ Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh...

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển

Phó Chủ tịch đề nghị Chính phủ Thụy Điển tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp Thụy Điển đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh... Tại đây, Phó Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam luôn coi trọng...

Bản đồ thế giới 250 triệu năm nữa trông sẽ như thế nào?

(CLO) Các nhà khoa học dự đoán rằng trong 250 triệu năm nữa, Trái đất sẽ có một siêu lục địa mới. Nhưng nó sẽ trông như thế nào? ...

Ông Trump chọn thêm quan chức phụ trách nhập cư, từng là nông dân

Truyền thông Mỹ khẳng định nữ Thống đốc bang South Dakota Kristi Noem đã được ông Trump chọn làm bộ trưởng An ninh nội địa trong chính phủ sắp tới. Thống đốc bang South Dakota Kristi Noem (phải) được truyền thông Mỹ khẳng định sẽ đảm nhiệm vị trí bộ trưởng An ninh nội địa - Ảnh: REUTERS Ngày 12-11, báo Wall...

Mới nhất