Trang chủNewsChính trịBộ máy cồng kềnh kìm hãm sự phát triển

Bộ máy cồng kềnh kìm hãm sự phát triển

Sáng 31/10, thảo luận tại tổ, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, từ Đại hội XII, nghị quyết Trung ương đã đánh giá bộ máy Nhà nước cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, phải sắp xếp, phải tinh gọn.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Tổng Bí thư Tô Lâm, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN).

Sáng 31/10, thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng và việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương có quá trình chuẩn bị từ rất lâu, quan trọng nhất phải đủ về tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương.

Phải là cực tăng trưởng của khu vực

Nhấn mạnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải là cực tăng trưởng của khu vực, phải có triển vọng phát triển, Tổng Bí thư cho biết, cả nước hiện có 5 thành phố trực thuộc Trung ương tới đây có thêm thành phố Huế thì sẽ lên 6 thành phố…

Đầu tư thành phố tức là đầu tư cực tăng trưởng của khu vực, phải có nghiên cứu những cơ chế, chính sách đặc biệt. Vì thành phố là cực tăng trưởng nên phải đi đầu trong đổi mới sáng tạo, thu chi ngân sách, đi đầu trong phát triển kinh tế-xã hội.

Tổng Bí thư cho rằng, phát triển phải bền vững, hài hòa, “nếu thành phố cứ phát triển vùn vụt còn nông thôn càng khó khăn là không được, rồi người dân cứ ùn ùn đổ về thành phố”.

Trung ương đã bàn thảo về vấn đề thành lập thành phố Huế thuộc Trung ương và nhận thấy đủ tiêu chí, tuy nhiên vẫn còn những điểm hạn chế. Huế phải vượt qua tất cả những khó khăn phải đối mặt nếu lên thành phố.

“Cả nước vì Huế, Huế vì cả nước. Tôi thấy xứng đáng. Tuy nhiên, lên thành phố thì cần một giai đoạn, bước quá độ… Chúng ta hy vọng thời gian đó không quá dài”, Tổng Bí thư nói.

Tổng Bí thư cũng lưu ý với những địa phương muốn phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, phải căn cứ vào tiêu chí từ quy hoạch, dân số, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa…

Cho ý kiến về tổ chức chính quyền đô thị thành phố Hải Phòng, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, hiện đang tập trung bàn để tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả bộ máy quản lý Nhà nước, đây là vấn đề rất lớn. Việc này phải thực hiện đúng thực chất, không hình thức.

Không tinh gọn bộ máy không phát triển được

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, từ Đại hội XII, nghị quyết của Trung ương đã đánh giá bộ máy Nhà nước cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, phải sắp xếp, phải tinh gọn. Hiện nay mới làm từ dưới lên như xã, huyện sáp nhập còn tỉnh chưa làm tới. Hay mới thực hiện sắp xếp ở một số vụ, cục, tổng cục của bộ, ngành còn Trung ương chưa làm.

ttxvn_Quoc hoi thao luan tai to (17)_resize.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN).

Trung ương mà gọn được thì tỉnh sẽ gọn. Không có bộ thì tỉnh không có sở, huyện không có phòng. Cách thức tinh gọn bộ máy như thế nào là vấn đề rất lớn, sắp tới phải bàn. “Nghị quyết của Trung ương nêu mấy nhiệm kỳ rồi và đã đánh giá như thế thì phải xem xét”, Tổng Bí thư nói.

Nêu quan điểm “ở đâu cũng phải làm và tới đây Trung ương phải gương mẫu, các ban của Đảng phải gương mẫu, Quốc hội gương mẫu, Chính phủ gương mẫu”, Tổng Bí thư lưu ý, “không tinh gọn bộ máy không phát triển được”.

Hiện nay, ngân sách đang chi khoảng 70% để trả lương, chi thường xuyên, phục vụ cho hoạt động. Nếu điều hành ngân sách như vậy sẽ không còn tiền chi cho đầu tư phát triển, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội… Ít nhất phải có trên 50% ngân sách để phục vụ các nhiệm vụ trên.

Tổng Bí thư phân tích, không thể tăng lương, vì tăng lương trong khi bộ máy khổng lồ sẽ lên đến 80-90% chi ngân sách, không còn tiền để làm các hoạt động khác. Bộ máy cồng kềnh kìm hãm sự phát triển.

Có những bộ, ngành quản lý không rõ chức năng, nhiệm vụ, không phân cấp cho địa phương, dẫn đến “xin-cho”. “Một ông chuyên viên có ý kiến khác thôi là toàn bộ hệ thống phải dừng lại để đánh giá lại, họp lại, làm sao giải trình, giải thích được những chuyện đó. Cơ chế hiện nay là vậy, một ý khác thôi là không thể vượt qua được”.

Dẫn chứng câu chuyện vừa qua tập trung giải quyết vấn đề cát, đá, sỏi, có 5-6 bộ tập trung nghiên cứu nhưng “không biết ai chủ trì”, Tổng Bí thư nêu thực tế, “một vấn đề thôi bao nhiêu cuộc họp nhưng hỏi ai chịu trách nhiệm chính thì chả biết ai”, cồng kềnh, chồng chéo trong quản lý dẫn đến doanh nghiệp khổ sở, phát sinh tiêu cực, thậm chí tội phạm cũng xen vào.

Từ vận chuyển, khai thác, đến đổ cát vào các khu công nghiệp, công trình công có bóng dáng tội phạm lợi dụng cơ chế.

Cho rằng một trong những chỉ tiêu chúng ta không đạt được trong nhiệm kỳ này là vấn đề năng suất lao động, Tổng Bí thư cho biết, kinh tế có phát triển lên nhưng năng suất lao động thực tế, chỉ số phát triển đang giảm. Năng suất lao động giảm không thể phát triển kinh tế, phát triển xã hội được. Cần thẳng thắn nhìn nhận vào để đánh giá cho chính xác.

Chỉ số về tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam giảm dần, thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Giai đoạn 2021-2025 ước khoảng 4,8%, nếu so với giai đoạn 2016 – 2018 thì chúng ta được 6,1% . Mục tiêu giai đoạn này là 6,8% thì nguy cơ cao không đạt.

“Muốn năng suất lao động thì phải có tay nghề lao động và ít người làm một việc, phải có hàm lượng khoa học công nghệ, cách thức quản lý tốt. Đã ít rồi mà năng suất lao động thấp thì không phát triển được. Phải khuyến khích để năng suất lao động cao so với các nước xung quanh… 40 năm qua chúng ta đã có phát triển thành tựu vĩ đại nhưng so với mức phát triển các nước xung quanh chưa đạt. So với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, chúng ta thua rất xa…”, Tổng Bí thư thẳng thắn.

Theo ông, chúng ta tăng trưởng có dựa vào một số yếu tố đầu tư nước ngoài, xuất nhập khẩu. Nền kinh tế muốn phát triển bền vững phải dựa vào “những cái của ta, tự lực, tự chủ, tự cường là chính, còn đi vay mượn những chỗ khác về không thực chất”.

Vì vậy, không có con đường nào khác là tăng năng suất lao động, huy động mọi người đều tham gia vào sản xuất, kinh doanh. Người làm phải nhiều người hơn người hưởng thụ. Chúng ta đã sắp đến thời kỳ chạm đến dân số già, sẽ vô cùng khó khăn.

Kỷ nguyên mới phải bứt tốc với mục tiêu đến 2045 là nước phát triển, thu nhập cao. Nếu với tốc độ hiện nay, nhiều khả năng không hoàn thành, còn 20 năm nữa, quy mô nền kinh tế phải gấp 3 lần bây giờ, thu nhập bình quân đầu người phải gấp 3 lần mới đạt mục tiêu. Đây là những việc Trung ương phải bàn, phải thấy rõ những khó khăn để tránh xa, vượt lên để phát triển.



Nguồn: https://daidoanket.vn/tong-bi-thu-to-lam-bo-may-cong-kenh-kim-ham-su-phat-trien-10293507.html

Cùng chủ đề

Luật Nhà giáo phải tạo cho giáo viên thấy được sự tôn vinh

Kinhtedothi – Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho các thầy cô giáo sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giảng dạy, không phải ban hành Luật để thầy cô giáo thấy khó khăn hơn trong môi trường giáo dục. Ngày 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Nhà giáo. Chủ...

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp

Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam, sáng 7/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, phương hướng đến hết nhiệm kỳ. Tổng Bí thư cũng lưu ý việc phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật;...

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: ‘Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm ( ngày 5/11) về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả". Sau đây là nội dung bài viết:1. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt coi trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến...

Lan toả tinh thần đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

Kinhtedothi - Để nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên đề nghị các cơ quan báo chí lan tỏa thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật... Sáng 5/11, Bộ Tư pháp tổ chức toạ đàm Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam nhằm đẩy mạnh truyền thông...

quán triệt, triển khai nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm

Kinhtedothi- Ngày 2/11 Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Các nội dung chỉ đạo, kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm được quán triệt, triển khai tại Hội nghị này gồm: Nội dung chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; kết luận chỉ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tưng bừng Ngày hội ở Vân Sơn

'Phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, cán bộ, nhân dân cần tiếp tục xây dựng Vân Sơn thành vùng quê đáng sống, là nơi để cho ai đi xa cũng nhớ về, ai đã đến một lần cũng muốn quay lại...', Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long mong muốn. ...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội đại đoàn kết tại tỉnh Hà Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về dự, trò chuyện cùng cán bộ, nhân dân thôn Lời (xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc năm 2024, do Ban CTMT thôn tổ chức, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống của MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024). ...

Nhà giáo cần được quản lý bằng mô hình quản lý nguồn nhân lực

TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến – nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GDĐT cho rằng, mô hình quản lý Nhà nước đối với nhà giáo hiện nay khiến bài toán về đội ngũ chưa có lời giải; đồng thời đề xuất, cần thay thế bằng mô hình quản lý nguồn nhân lực. ...

Hơn 7.000 người đi bộ ủng hộ người nghèo

Ngày 10/11, UBND - UBMTTQ Việt Nam TP Thủ Đức tổ chức Chương trình đi bộ đồng hành “Chung tay xây dựng thành phố Thủ Đức văn minh, hiện đại, nghĩa tình” lần thứ 3 năm 2024. Ban tổ chức...

Gần 3.000 người tham gia chương trình ‘Hành khúc học sinh Thủ đô’

Chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô” lần đầu tiên được ngành GDĐT Thủ đô tổ chức thu hút sự tham gia của gần 3.000 người, đại diện học sinh, giáo viên các trường học ở 30 quận, huyện, thị xã, một số trường quốc tế. ...

Bài đọc nhiều

Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh

Thưa các đồng chí, quý vị đại biểu, khách quý! Đại hội XIII đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc,...

Trình Quốc hội hơn 22 ngàn tỷ đồng để phòng, chống ma túy

Ngày 8/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Áp lực từ thực trạng tình hình ma túyBáo cáo...

Thu hút người có trình độ cao tham gia tuyển dụng làm nhà giáo

Nhà nước có chính sách thu hút người có trình độ cao, người có tài năng, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, người có năng khiếu đặc biệt tham gia tuyển dụng làm nhà giáo ...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội đại đoàn kết tại tỉnh Hà Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về dự, trò chuyện cùng cán bộ, nhân dân thôn Lời (xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc năm 2024, do Ban CTMT thôn tổ chức, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống của MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024). ...

Chủ tịch nước Lương Cường đến Santiago de Chile, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile

NDO - Khoảng 15 giờ 45 phút chiều 9/11, theo giờ địa phương (rạng sáng 10/11 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Arturo M. Benitez ở thủ đô Santiago de Chile, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile theo lời mời của Tổng thống Gabriel Boric Font. Đón Chủ tịch nước Lương Cường...

Phát huy vai trò cầu nối thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Chile

NDO - Gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Chile, chiều 9/11 theo giờ địa phương (sáng 10/11, giờ Hà Nội) tại thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời, một...

Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh

Thưa các đồng chí, quý vị đại biểu, khách quý! Đại hội XIII đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc,...

Người thầy là đầu tàu cho giáo dục

NDO - Bày tỏ mong muốn khi Luật Nhà giáo ra đời, các thầy cô giáo sẽ thực sự được tôn vinh, thực sự được tạo điều kiện thuận lợi, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Chính các thầy, cô sẽ là đầu tàu cho nền giáo dục. Sáng 9/11, phát biểu tại thảo luận Tổ về Dự án Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh vị trí, ý nghĩa chiến lược...

Mới nhất

NTK Minh Châu tự hào giới thiệu áo dài và văn hóa Nam bộ đến bạn bè quốc tế

(Dân trí) - NTK Minh Châu cho biết trong suốt sự nghiệp của mình, anh luôn mong muốn giới thiệu vẻ đẹp của chiếc áo dài và những cảnh sắc quê hương đến bạn bè quốc tế. Trong chương trình Vietnam Beauty Fashion Fest 9 diễn ra tại Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 9/11, NTK Minh Châu mang đến...

Kiến nghị áp dụng bảng giá đất cũ cho người mua nhà ở công

Trung tâm Quản lý nhà và Giám định xây dựng (HMCIC) thuộc Sở Xây dựng TP.HCM vừa gửi tờ trình đến Sở Xây dựng về việc áp dụng quy định chuyển tiếp bảng giá đất để tính nghĩa vụ tài chính theo Quyết định số 79.Cụ thể, Quyết định số 79 về điều chỉnh bảng giá đất trên...

Loạt tỉnh thành vào cuộc rà soát việc bất động sản tăng giá bất thường

(Dân trí) - Hòa Bình, Bình Phước và Thừa Thiên Huế... đã yêu cầu rà soát hoạt động đấu giá đất, tăng giá bất động sản trên địa bàn. UBND tỉnh Hòa Bình mới đây ban hành Công văn số 1938 về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên...

Bài phát biểu của Bộ trưởng GDĐT: “Không có trường công

"Suy cho cùng, khát vọng lớn cho cộng đồng không có công có tư, những điều thiện lương tốt lành cũng không có công có tư, chỉ có tầm nhìn và...

Nga phê chuẩn hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện với Triều Tiên

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật phê chuẩn hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Triều Tiên, trong đó bao gồm điều khoản phòng...

Mới nhất